Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 02/02/2016 lúc 11:10:14(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Dòng truyền thừa Vipasana – Như nói với tôi

UserPostedImage
Dòng truyền thừa Vipasana - Tứ niệm xứ




Trong phương pháp tu về thiền quán Mật chú Chuẩn Đề không hạn chế ở một cấp độ tư tưởng nào, người trí tu được, người bình thường tu được, người giàu sang chức quyền, người nghèo khổ vẫn tu được. Người ở một cấp độ tu với một phương pháp khác, muốn thể hiện cùng tu với phương pháp tu mật chú Chuẩn đề vẫn được. Như ở đây chúng ta sẽ thể hiện lại phương pháp tu về hơi thở.

Ở phương pháp tu này người hành giả tư thế ngồi thẳng lưng an tịnh hít vào biết mình hít vào, thở ra biết mình thở ra, hít vào dài hay ngắn biết hơi thở dài hay ngắn. Trong lúc thở vào thở ra đó người hành giả phải niệm thầm trong tâm của mình Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cứ thứ tự như vậy hơi thở đều đặn, lần lần hơi thở của người hành giả sẽ nhẹ dần dần cho đến lúc hơi thở rất nhẹ. Lúc này là thân tâm của người hành giả bắt đầu an định. Ngay nơi đây hơi thở và cái biết thần chú Chuẩn đề chỉ là một. Như vậy gọi là thân tâm an định thở vào người hành giả biết thở vào, thở ra người hành giả biết thở ra, thở vào dài, ngắn người hành giả biết dài ngắn. Người hành giả cứ thực hiện như vậy, ráng cố gắng tinh tấn lên cho đến lúc nơi trong tâm ấy người hành giả thấy một cái tướng thường là một hột sáng, đốm sáng hay một vệt dài ngắn sáng…khi đến lúc này đốm sáng đó (hạt sáng) hơi thở và Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là một. Khi mỗi thời hành trì người hành giả cứ y như trên mà hành trì, nhưng ở đây có một ý niệm quí vị nên nhớ là chúng ta duyên vào hạt sáng, đốm sáng hạt sáng đó, thấy nó giữ nó bằng tâm, dính nó bằng tâm. Ngay đây trong thiền chi của thiền Nguyên Thủy gọi là “Tầm”“Tứ” - Tức là giữ và quán trên đốm sáng đó. Ngay nơi đó tâm đã duyên nơi đó, tức là tâm thể hiện được “ Nhất tâm”. Đây cũng là một thiền chi nữa trong kinh văn thiền Nguyên thủy. Tiếp ngay nơi đó khi đã nhất tâm duyên nơi đó, tâm hành giả sẽ sinh ra “Hỷ, Lạc”. Đây là 2 thiền chi nữa. Tất cả ngay nơi tâm đó người hành giả thể hiện được 5 thiền chi: tầm, tứ, nhất tâm, hỷ, lạc. Giữ được như vậy trong những lúc hành trì người hành giả đạt được 5 thiền chi trên và ánh sáng ở hạt sáng đó sẽ sáng lên rực rỡ, sáng chói khiến tâm thanh tịnh người hành giả sẽ đạt được sơ thiền.

Trong quá trình tu học trên ở một người hành giả tu học theo thiền Nguyên thủy, thì họ không sử dụng phương pháp niệm phật, hay niệm chú. Họ chỉ một mực quán hơi thở ra vào để cuối cùng họ đạt đến tợ tướng là điểm sáng trên để đi vào chứng sơ thiền . Điểm sáng trên là hạt kalapas ( “đơn vị” phân tử nhỏ hơn nguyên tử), là một hạt căn bản để hình thành vật chất. Quí bạn phải biết đến và phải hiểu đến hạt này.

Phương pháp tu ở hành giả Nguyên Thủy là vậy. Nhưng ở đây trong pháp tu thiền quán mật chú Chuẩn đề chúng ta sẽ lấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để . Thứ nhất - nhờ năng lực, tha lực cũng như ngay nơi 9 chữ Phạn đó, chúng ta nhờ năng lực của chư Phật đưa, trợ giúp ta vào thiền định một cách an toàn nhanh chóng hơn, không bị lạc vào những ảo giác vọng tưởng. Thứ hai – là thần chú 9 chữ này ở bất cứ nơi đâu người hành giả vẫn niệm được, lúc đi, đứng, nằm, ngồi người hành giả vẫn hành trì như phương pháp trên. Thứ ba – là năng lực của Mật chú rất vi diệu, rất từ bi như trong kinh nói người chưa xa lìa ngũ dục vẫn thành tựu được pháp bảo. Đa số chúng ta tu ở dạng cư sĩ. Ở đây nói đến cư sĩ là một dạng hình như chưa trọn giới đức. Ý nghĩa đó tôi mạn phép chỉ tạm gợi lên như vậy. Nhưng trong thực tế, người cư sĩ có rất nhiều người tu thật tốt và ngược lại chưa chắc trong giới khác được trọn vẹn. Ở đây chỉ tạm mượn ý nghĩa trên mà nói. Tất cả chỉ nơi tâm chúng ta mà thôi. Người thấy tánh vạn pháp đều là phật đạo, người chưa thấy tánh cùng đồng cái thấy với tà kiến .

Trở lại phương pháp tu, người tu theo thiền quán Mật chú có những cái lợi ích trên. Năm 2013 tôi về quê ăn tết với gia đình. Trong cái tết đó người nhà tôi về sum họp rất đông vui. Có những đứa con, đứa cháu từ nước ngoài về. Nhưng với niềm vui đó tôi phải chia tay với gia đình. Mùng 3 tết tôi phải ra Hà nội để cùng đoàn phật tử đi sang Myanmar nhập vào khóa tu thiền Nguyên thủy 10 ngày. Mặc dù cảnh trí, tình cảm gia đình như vậy mà lòng tôi không có gì ràng buộc ở lại mà lòng rất vui khi đi nhập vào khóa thiền.

Thiền viện của Thiền sư Goenka, nó nằm tại thành phố Yangon Myanmar. Chúng tôi đến thiền viện lúc 17h hơn. Được ban tổ chức sắp xếp chỗ ở . Nam ở phân khu nam, nữ ở phân khu nữ, riêng biệt luôn cả nhà ăn. Khi chúng tôi đã sắp xếp xong thì khoảng 21h kém 15 mọi người tập chung lại đến thiền đường, nội dung buổi họp là ban tổ chức nói lên những nội qui, qui định của thiền viện. Nội qui qui định không được nói chuyên, không được kí hiệu ra dấu, phải im lặng tịnh khẩu. Có việc cần thiết phải thưa gửi đến ban tổ chức, hoặc người phụ trách. Mọi người đang từ nói chuyện, vui đùa thoải mái, nhưng khi thực tập hành thiền thì phải sống theo nội qui, qui định của thiền xá. Ở cùng phòng với tôi là anh Mai Hùng, anh lớn hơn tôi một chút, bình thường hai anh em rất thân thiết, thường hay uống trà đàm đạo với nhau. Hôm nay hai anh em ở cùng phòng, nhưng phải tuân thủ theo nếp sống thiền viện việc ai người nấy làm, xong việc thì đi ngủ theo qui định.

Tiếng kẻng vang lên lúc 4h sáng. Ồ! Sao giống kẻng trong quân trường khi xưa mình đi bộ đội. Đó, ý niệm xưa kia nó tự về, và tôi cũng đang tự nói. Tôi lại phá khẩu tâm giới mất rồi, nhưng ngay đây tôi vẫn biết, cái biết đó không bao giờ có tâm để phá…Chúng tôi mỗi người tự làm công tác vệ sinh trong im lặng âm thầm, và tất cả mọi người chúng tôi theo đúng nội qui tập hợp ở thiền đường. Nơi đây có sẵn những ký hiệu tên cũng số của mọi người tùng tọa cụ, mọi người chỉ coi theo đó mà ngồi xuống trong im lặng. Mọi người ngồi theo tư thế thiền lưng thẳng, đầu thắng, nhưng trong đó có những vị hồi nào đến giờ không có một kiến thức gì về ngồi thiền cả, họ cũng không biết sao là thiền, chỉ làm theo mọi người. Cho nên trong 10, 15 phút họ đã đau chân, đau mình, ngọ nguậy xoay trở mình mọi hướng. Khi thời gian càng lúc, càng tăng có những em nhỏ tuổi chưa biết gì, cha mẹ có lòng từ bi muốn cho con mình tốt, đưa con đến để quen dần. Những chú ấy trong thời thiền cũng đã đưa mình vào mộng bằng những điệu nhạc khò, khò, kho………..ò, rồi tiếp theo những bước chân của những người phụ giám thiền. Câu chuyện chi tiết xảy ra trong thiền đường của từng cá nhân còn rất nhiều, nhưng ở đây tạm gác lại để chúng ta tiếp tục thể hiện cái thấy, nghe, cái sống trong thiền.

Cũng trong buổi thiền sáng đầu tiên, vì ngồi thiền tư thế thiền hơi thở, ý niệm trong khi ngồi thiền nó đã quen dần theo thời gian trong tâm thức tôi rồi, và những phương pháp tu học theo nguyên thủy trên tôi đã được truyền dạy khi tôi còn ở chung với quí sư trong giáo đoàn của HT Thích Từ Huệ. Những quí sư này có những vị chuyên nghiên cứu về giáo điển kinh điển của phật giáo Nguyên thủy. Khi tôi vào chùa để học châm cứu thuốc Nam ở tại chùa, tôi được quí sư từ bi chỉ dạy rất cặn kẽ.

Vào năm 1981, 1982 ở quê tôi có di dời, cải tạo một nghĩa trang để làm trường học sân banh, khu vui chơi. Diện tích nghĩa trang rất rộng, xây dựng 2 trường học, sân banh cho nên rất nhiều mộ, trong đó có những mộ mới, những mộ cũ khi khai quật lên, hơi thối bay rất ca vì quá nhiều mộ. Trong dịp đó tôi được quí sư chỉ dạy về phép quán bất tịnh của thân, quán thi thể. Hàng ngày tôi bịt mũi đi vào khu khai quật mộ đó để xem, xác người khi mới chết bị phân hủy, bị dơ thối như thế nào. Xác chết lâu mục nát như thế nào, xem bộ xương của người như thế nào, xem da, tóc, răng, thịt mỡ hình trạng biến dạng như thế nào. Qua đó để hỏi quí sư để được giải thích trên kinh điển của Nguyên thủy.

Với những chi tiết kinh nghiệm trên trong buổi thiền đầu tiên, khoảng 15 phút sau khi ngồi tôi bất chợt nhìn thấy một vị Thầy gầy, trên đầu đội một cái nón giống như lỗ tai thỏ, mặc áo sọc lớn màu tim tím. Một vị khác nữa xuất hiện tay cầm cây gậy, thân tướng gầy, mặc đồ trắng, trên thân vị Thầy này toàn là ánh sáng, những luồng ánh sáng mang điện năng . Những người này liên tiếp đặt tay lên đầu tôi. Đặc biệt nhất là vị thân tướng tay cầm cây gậy, thân sáng trắng hướng dẫn truyền dạy, đặt tay lên đầu tôi. Khi đó thân thể tôi như có luồng ánh sáng liên tiếp truyền vào. Một lúc sau những người đó đi đâu mất. Khi đó tôi chợt nhìn thấy toàn thân tôi đều trắng, tôi giật mình nhìn sang bên cạnh, những người xung quanh thiền đường cũng trắng như vậy. Tâm tôi tĩnh lặng, hơi thở đều đặn, tiếng chú ( âm chú vang lên trong tôi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm), những ánh sáng đó bắt đầu phân ra thành từng hạt sáng trong thân tôi, cuối cùng những hạt trong thân tôi nó cũng đầy tràn trong không gian. Trong không gian đó cái biết tôi thấy từng hạt, từng hạt xoay chiều khác nhau, trong đó có những điện năng phóng ra rất nhanh gây tạo cảm xúc thọ cảm trong tâm tôi. Ngay nơi đó tôi biết là cảnh giới thiền Kasina trắng, những hạt phóng ra điện năng đó tạo thọ cảm trong thân tâm tôi. Những cái đau thương, buồn khổ, vui sướng, hỉ lạc đều có liên quan đến những hạt này, thân tâm đều liên quan đến hạt này. Sau khi hết giờ hành thiền, tâm thức tôi vẫn mang trong tâm trạng trên. Khi tôi đi ra khỏi thiền đường xung quanh sân có những hàng cây, chim hói ríu rít. Nghe tiếng chim tôi nghe với một ngôn ngữ cảm giác, cảm thọ trong tâm. Ngay nơi đó biết những chú chim đó đang trong cảm thọ hoan hỉ, đang nói điều gì, cùng tiếng thì thầm của cây lá. Ngay khi đó tôi hít thở đều đặn đi kinh hành xung quanh mới phát hiện ra những hạt sáng đó có trong không gian nơi đó, có trong tôi, có trong những con chim đó. Khi chúng chim đó kêu những hạt đó chuyển động phát ra những điện năng cực nhanh khiến những hạt trong không gian, trong cây, trong tôi, trong mọi người đều chuyển động, nên đều thọ nhận được cảm xúc đó. Từ những cảm xúc ý niệm đó sau này, những buổi hành thiền sau, tôi được chư vị thiền sư , nhất là vị thầy người gầy, mặc đồ trắng, mặc y trịch vai sang một bên, tay cầm cây gậy truyền dạy là quán biết từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, trước sau lên xuống để xem những cảm giác đau, nhột, rát, nóng…trên cơ thể. Sau khi được truyền dạy như vậy, tôi lấy những cảm xúc, ý niệm kia tôi quán trên đầu tôi vô số hạt sáng chạy xuống khắp mọi nơi trong cơ thể, từ chân lên đầu, cứ như vậy mà quán tưởng, rồi từ những hạt trắng thành đỏ đủ màu, chúng xoay rất nhanh, bắn ra những điện năng cực nhanh, những động dụng của những điện năng đó đi vào tim vào não tôi gây ra những cảm giác đau, nhột, rát, nóng, mỏi, an lạc, vui buồn… khác nhau thật hay. Từ nơi đó tôi mới quán biết những điểm đau trên cơ thể là những hạt chuyển động xoay, bắn ra điện năng đưa về tim, não biết đau rát, chứng minh là trong thiền viện thiền sư bảo rằng quán như trên là diệt nghiệp.
Khi hành giả biết như vậy sẽ chứng biết được cái thọ cảm, trong thọ cảm quán thọ trong thọ, quán biết những hạt đó biết chúng động chuyển tác động trên thân là quán thọ trên thân, quán thân trên thân. Biết những động chuyển đó tạo nên những cảm xúc vui buồn, đau, rát, khó chịu, dễ chịu để từ đó sanh ra những tâm sở , thích, không thích, vui buồn, được, mất, tôi, người, ngoài, trong. Quán biết như vậy tức là quán pháp trên tâm, quán tâm trong tâm, quán pháp trên pháp.

“ Này các Tỳ khưu, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết bàn. Đó là 4 niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỳ khưu, ở đây, vị Tỳ khưu.
1. Sống quán thân trong thân, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian.
2. Sống quán thọ trong thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian.
3. Sống quán tâm trong thâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian.
4. Sống quán pháp trong các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian.
Tôi viết những ý niệm này lên đây không phải là mục đích thể hiện lên để cho mọi người biết rằng tôi đã làm được như thế, tự hào bằng lòng ngã mạn, mà viết lên đây để tri ân Phật tổ, tri ân người Thầy trong ngày đầu tiên , trong suốt khóa thiền và cho đến tận hôm nay Ngài vẫn thường về chỉ dạy cặn kẽ trong phương pháp thiền này cho Tôi, và sau này trong một sự kiện tu học Ngài có trao cho tôi cây gậy. ( Khi người Thầy trao cây gậy cho tôi, tôi có hỏi Thầy làm sao con tìm được Thầy, thì Thầy có nói. Con cứ đi tìm người Thầy có cây gậy này thì sẽ biết ta là ai) , ( một thời gian lâu sau này tôi mới tìm thấy hình tướng, danh hiệu của ngài Ledi Sayadaw sinh 1846 – mất 1923 một thiền sư lỗi lạc của Myanmar, Thiền sư Ledi Sayadaw được mọi người kính trong xem ngài như là vị thiền sư khai sáng, lập tông đưa dòng tu thiền tứ niệm xứ này đến gần được với đại phật tử , nhất là hàng cư sĩ , dòng thiền truyền thừa của ngài Goenka. Biểu tượng của sự truyền thừa được xem là cây gây ) .

UserPostedImage
Thiền sư Ledi Sagadaw


“Ledi Sayadaw trao cây gậy của mình cho U Thet và nói: "Này, học trò xuất sắc của thầy, hãy cầm lấy cây gậy của thầy và ra đi. Hãy giữ gìn nó. Thầy không trao gậy này để con được sống lâu, nhưng để làm phần thưởng cho con, để không điều gì bất hạnh xảy ra trong đời con. Con đã thành đạt rồi. Từ nay trở đi, con phải giảng dạy Dhamma về rùpa và nama (sắc và danh) cho sáu ngàn người. Giáo pháp con đã học biết thì vô tận, vì thế con hãy truyền bá sasana (giáo pháp). Con hãy thay ta làm rạng danh giáo pháp."- Trích : Thiền quán – Tiếng chuông vượt thời gian – Sayayi U Ba Khin.

Tôi nói ra điều này chắc cũng có rất nhiều người không tin, nhưng với lòng tôn kính và tri ơn chư tổ đã giảng dạy chính ngay trong tôi. Chỉ xin viết ra để nói lên điều đó. Ngày đầu tiên nơi thiền viện giờ phút linh thiêng đó tôi đã lạy xuống thành kính tri ân với tâm thành kính đã tôn ngài là thầy tổ của mình ( mặc dù khi đó tôi chưa biết thầy là ai, chỉ biết là người thầy đã truyền dạy cho mình phương pháp tu học đó). Trong bài viết này với giới hạn của nó, tôi không nói lên được sự thâm sâu của pháp tu này. Trong những bài viết khác lần lượt sẽ viết lên. Đây không phải là bài giảng dạy, nó chỉ thể hiện lên trong tâm thức “ pháp trong pháp, tâm trong tâm” thôi. Mong quí đạo tâm đừng bận tâm. Tất cả đều vô thường cho đến lúc không còn là vô thường nữa.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Còn nữa………………..


Cư sĩ: Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi quản trị viên 28/01/2017 lúc 03:03:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 13 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 03-02-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 04-02-2016(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 13-02-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 14-02-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 15-02-2016(UTC) ngày, Linhchieu' trên 15-02-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 27-02-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 30-11-2016(UTC) ngày, ANNATRUONG trên 03-01-2017(UTC) ngày
Kyhoadithao.  
#2 Đã gửi : 13/02/2016 lúc 05:44:33(UTC)
Kyhoadithao.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 242 lần
Được cảm ơn: 51 lần trong 29 bài viết
Thầy được trao cây gậy như vậy , có được coi là tổ thứ 5 không nhỉ? Vì rõ ràng Thầy đang xiển dương phật đạo mà.hihi
thanks 1 người cảm ơn Kyhoadithao. cho bài viết.
HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày
Tieuhoathuong.  
#3 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 09:09:11(UTC)
Tieuhoathuong.

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 01-07-2014(UTC)
Bài viết: 1

Cảm ơn: 375 lần
Được cảm ơn: 100 lần trong 38 bài viết
Em cũng nghe nói nhiều về dòng tu Goenka này mong Thầy chia sẻ , chỉ dạy thêm về pháp tu này cho mọi người được biết.
thanks 1 người cảm ơn Tieuhoathuong. cho bài viết.
HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#4 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 08:34:29(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Như nói với tôi



Để nói thêm những ý niệm tu học ở nội dung trước, theo đúng ra sẽ tiếp tục thể hiện lên những ý niềm và những thiền chi ở nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Nhưng vì ở những nội dung trước tôi đã có nói qua. Hôm nay chỉ tiếp tục thể hiện qua những ý niệm có tính chất liên tục trong pháp tu. Trong nội dung trước tôi đã nói qua những cái thấy, nghe, hay biết trong tâm của mình. Khi thể hiện qua Kasina ( biến xứ) màu trắng. Khi buổi thiền đầu tiên tại thiền viện Goena tôi đã thấy những hạt trắng phủ đầy trong người tôi, mọi người, cây, chim. Cái cảm nhận đó trong tâm tôi nó cứ dính trong tâm tôi man mác trong lúc ăn sáng cho đến lúc vào hành thiền tiếp tục theo thời khóa trong thiền viện. Trong suốt những thời khóa hành thiền tâm tôi thấy hạt sáng đó lan tỏa khắp mọi nơi trở thành ánh sáng phủ đầy trong không gian. Lúc đó không còn thấy tôi, cùng mọi người, mọi vật mà chỉ thấy có ánh sáng phủ khắp mọi nơi. Trong trạng thái này tôi vẫn tỉnh giác, lúc này cái biết là thân tôi, nó cũng thể hiện lan tỏa khắp mọi nơi. Hiện tượng này có sẵn trong tôi khi hành trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm quán chữ Lam. Mỗi chữ Lam là một hạt sáng, chúng cũng có đủ màu sắc, khắp mọi nơi. Có lúc chúng rơi xuống như những đám mưa ánh sáng, hoặc bay di chuyển trong không gian như những cơn gió bão hạt ánh sáng. Qua những kinh nghiệm trên khi thấy toàn khắp ánh sáng, hạt sáng này tôi tỉnh giác để chúng, những hạt sáng này tự chuyển động, không tác động vào những ý niệm có, không, tốt, xấu, được, mất, màu gì…nơi đây. Tâm buông xả vì biết tất cả hạt đó chuyển biến, sinh diệt thật nhanh, sự chuyển đổi phương hướng, vòng xoay, trên dưới cùng phóng ra điện năng khác nhau. Khi chúng ta thấy như vậy, biết như vậy là chúng ta cũng đang thực hiện thiền Vipasana minh sát, quán danh sắc. Những hạt sáng đo, những điện năng đó, sự cấu tạo, xây dựng hình, màu sắc. Ngay đó cũng có mùi vị của nó…Đây là sắc. Ngay nơi đó chúng ta có một cái tâm đang biết, ngay tại nơi đó tất là danh. Khi những hạt đó ma sát xoay ngược chiều, xuôi chiều, cùng ma sát với nhau tạo những thọ cảm, buồn nôn, dễ chịu, khó chịu nơi đó…đây gọi là danh. Khi chúng ta biết chúng với vòng sinh diệt, luân hồi chu kỳ của nó. Ngay nơi đó chúng ta tỉnh giác thấy pháp tu của chư Phật, Bồ tát, thập nhị nhân duyên để cho chúng ta dễ nhận ngay nơi đây là pháp tu thứ năm của ngài Xá Lợi – Tam luận trong duyên khởi. Để tiện cho chúng ta cùng tu cùng nghiên cứu, xin đưa ra giáo lý của Đức Phật “ Thập nhị nhân duyên”。
Để cho chúng ta dễ nhận ngay nơi đây là pháp tu thứ năm của ngài Xá lợi – Tam luận trong duyên khởi. Để tiện cho chúng ta cùng nghiên cứu, xin đưa ra giáo lý của Đức Phật “ Thập nhị nhân duyên”

- Vô minh (1) duyên Hành (2)
- Hành duyên Thức (3)
- Thức duyên Danh sắc (4)
- Danh sắc duyên Lục nhập (5)
- Lục nhập duyên Xúc (6)
- Xúc duyên Thọ (7)
- Thọ duyên Ái (8)
- Ái duyên Thủ(9)
- Thủ duyên Hữu (10)
- Hữu duyên Sanh (11)
- Sanh duyên lão, tử, sầu, bi, khổ thân, khổ tâm và tuyệt vọng (12).

Đây là móc xích gây ra luân hồi sanh tử, từ thập nhị nhân duyên này ngài Xá lợi Phất mới thể hiện ra phương pháp tu thứ năm – Tam luân là mười hai chi phần này có thể nói là gồm ba luân ( vòng) hai vòng thuộc về nhân ( năm nhân) và một vòng thuộc về quả ( năm quả)
1. Phiền não luân.
- Vô minh
- Ái
- Thủ
2. Nghiệp luân.
- Hành
- Nghiệp hữu
3. Quả luân
- Thức
- Danh sắc
- Lục nhập
- Xúc
- Thọ
Trở lại hiện tướng hiện cảnh trên khi chúng ta thấy những hạt sáng đó xoay chuyển sanh diệt như trên, nếu chúng ta không tỉnh giác ( vô minh) cho rằng những hạt đó, cùng những sự chuyển động sanh ra đủ màu, đủ sắc, đủ cảm thọ thì chúng ta sẽ thấy nó như thật. Có thật như vậy rồi từ đó sanh ra ( Ái) thường cảm thấy những cảm giác từ sự xoay chuyển đó, ánh sáng đủ màu đó, mùi cùng cái thấy ngay nơi đó sẽ sanh ra thương, ghét, còn mất, phân biệt đủ mọi khía cạnh, chi tiết trong tâm chúng ta đang có. Ngay nơi đó chúng ta sẽ chấp “ Thủ” cái này tốt, cảm thọ này tốt xấu, màu này, mùi này…từ đó phân biết được mất, chấp lấy, bỏ, nhận, từ chối…

Ngay nơi đây ta sẽ thấy “ Luân thứ 1” vòng thứ nhất “ Phiền não luân”. Khi đã chấp nhận, bỏ, phân biệt, tốt xấu, thọ cảm nơi đó. Mà ngay nơi đó có vô số hạt chuyển động tạo dựng tho cảm, đủ màu sắc, đủ ý niệm phân biệt liên tiếp với nhau gọi là “ Hành”. Tâm chúng ta dính vào sự chấp có, không, tốt xấu, nhận, bỏ cảm thọ khác nhau. Hình ảnh của hạt đó khác nhau nhiều lần như vậy tức là “ nghiệp”.

Vòng luân thứ 2 - nghiệp luân xuất hiện từ ngay nơi đó chúng ta thấy biết, phân biệt gọi là “ Thức”, rồi chúng ta có thọ cảm biết nhận đây là tốt xấu, vui buồn, được mất. Đủ màu đủ sắc. Ngay nơi đây trong tâm chúng ta sinh ra “ danh sắc”. Từ danh sắc này được thức phân biệt nào là ánh sáng đỏ, xanh, vàng, tím chuyển động. Ngay nơi đây sanh ra “ nhãn căn”. Ngay nơi đó phân biệt biết sự chuyển động nghe thấy sự xoay chuyển đó, nghe thấy cảm thọ nói lên trong tâm thức của mình liền sanh ra “ nhĩ căn”. Cũng ngay nơi đó nếu chúng ta tỉnh thức sẽ thấy vị của nó lạt, mặn, ngọt có cảm nhận nơi đó liền sanh ra “ thiệt căn”. Ngay nơi đó chúng ta thấy sự ma sát xoay chuyển điện năng bắn ra va chạm với nhau, liền sanh ra nơi đó có cái biết mình và vật, sự phân biệt này hình thành nên thân căn, cũng như chúng ta đã thấy những diễn biến của ngũ căn trên đều có cái biết hằng có trong các căn đó khi vật tác động vào đó là “ Thức căn”. Đây là “ Lục nhập : nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, thức căn”.
Đã có lục nhập , lục căn rồi thì khi mắt “ nhãn” chạm với sắc, sanh ra cái biết phân biệt tốt xấu, lấy bỏ, hỉ lạc, buồn vui, được mất. Ngay nơi cái chạm đó gọi là “ xúc”. Khi đã có xúc tất ngay nơi cái chạm đó sẽ phân biệt được tốt, xấu, vui, buồn, được, mất…lấy, bỏ. Ngay đây sanh ra “ thọ”, thọ cảm, thọ nhận. Được cũng là thọ, mất cũng là thọ. Ngay đây nói lên sự cảm nhận, cảm giác …như vậy sữ phát sinh ra vong luân thứ 3 là .
Quả luân:
- Thức
- Danh sắc
- Lục nhập
- Xúc
- Thọ

Thập nhị nhân duyên đức Xá Lợi Phất đã thể hiện ra trên phương pháp tu thứ 5 – Tam luân là vậy.
Khi chúng ta tiếp xúc với tâm sở, thọ cảm, chúng ta với vật nên tỉnh thức. Thấy pháp tu thứ 5 , Tam luân đó mà thực hành tu – Tu là chúng ta phải quán tưởng Danh sắc, quán vô thường như vậy mới là tu.

Còn tiếp………….

Cư sĩ : Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi người viết 15/02/2016 lúc 08:37:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 15-02-2016(UTC) ngày, Linhchieu' trên 15-02-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 17-02-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 27-02-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày
Linhchieu'  
#5 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 02:13:21(UTC)
Linhchieu'

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 79 lần
Được cảm ơn: 21 lần trong 6 bài viết
Nói về quán danh sắc như Thầy thì thật khó. Nếu người tu học chưa qua được danh sắc đó thì có nói là đắc gì đó được không thầy?
cuiyang07  
#6 Đã gửi : 25/02/2016 lúc 09:06:50(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Originally Posted by: Linhchieu' Go to Quoted Post
Nói về quán danh sắc như Thầy thì thật khó. Nếu người tu học chưa qua được danh sắc đó thì có nói là đắc gì đó được không thầy?


Dù người hành giả tu học ở bất cứ pháp môn nào như Thiền tông, tịnh tông, mật tông , mà nói rằng bản thân đắc quả sơ thiền, nhị thiền,...thì phải có những học tướng, những ấn chứng, chứng ngộ thể hiện lên được điều đó. Nếu không nói được những trải nghiệm, kinh nghiệm nó khế hợp được với những người đi trước đó thì đó chỉ là vọng ngữ. Khi đắc được thì họ thuần thục tới lui được những cảnh giới đó bất cứ lúc nào, chứ không phải là ngồi thiền mới được. Ấn chứng nó khác với chứng ngộ.
Cũng như thế về chứng quả cao hơn. Nếu chưa qua được danh sắc thì cũng đừng nói đến những quả vị cao hơn thế. Vì ở phạm trù danh sắc này, chỉ Hiển giáo không thôi tôi còn chưa tới được, chứ nói gì đến điều khác. Nên tôi không dám lộng ngữ nói bừa.

Nhưng một thực tế được chứng minh từ những vị tổ chứng quả đi trước. Sự chứng đắc là cả một sự nghiệp, phước báo tu học của nhiều đời nhiều kiếp, chứ không phải là chuyện dễ dàng như nhiều người tự huyễn lầm tưởng.

Giờ đây rất nhiều người khoe là ông này bà nó, chứng được quả này quả kia. Thậm chí còn xuất sư dạy người ta ngồi thiền, luyện vẽ linh phù, thần chú. Nhưng nói đến sự chứng ngộ của các quả đó, hay những điều gì đằng sau những thần chú, linh phù đó thì hoàn toàn không biết gì, không thể hiện được nó. Như vậy chỉ là một bày mù dẫn nhau đi, là những kẻ điếc không sợ súng, cùng nhau rơi xuống hố.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sửa bởi người viết 25/02/2016 lúc 09:07:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 6 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 26-02-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#7 Đã gửi : 27/02/2016 lúc 10:16:12(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết


Phương pháp tu thứ 5 Tam luân của đức Xá Lợi Phất Bồ tát là pháp tu thật tốt cho những hành giả tu về thiền Vipassana . Ở phương pháp tu này giúp người hành giả ngay nơi chính mình để tìm về với chính mình, nhận thấy rõ sự vô thường, vô ngã. Khi một người hành giả khởi niệm suy nghĩ tu ngay lúc đó, chúng ta đã vọng tưởng . Nhưng do sự vô minh nên chúng ta không thấy, biết rõ. Qua phương pháp thứ 5 ( thập nhị nhân duyên) - Tam luân của Đức Xá Lợi Phất ta sẽ thấy rõ chân tướng vọng tưởng khởi lên.

Thí như có một vị tu sĩ vì sự dục muốn tu, ham tu, thích tu, mà ngay nơi tự tâm đó khởi niệm là nguyện dùng pháp tu này như cúng dường, bố thí, hay một pháp môn nào đó để cầu kiếp sau, kiếp tới trở thành vị Tỳ kheo, vị chư Thiên…Một ý niệm đó chúng ta không thấy gì cả, không thấy ý niệm vọng tưởng nào trên ý niệm của vị tu sĩ đó. Nhưng để cho chúng ta hiểu rõ, ngay nơi đây đem ý niệm của vị tu sĩ đó ra để thể hiện pháp tu của ngài Xá Lợi Phất ta sẽ thấy như sau.

1. “Vô minh” ảo tưởng chúng ta cho rằng 1 vị chư Thiên, vị Tỳ kheo thực sự hiện hữu – Đây chỉ là cái danh, cộng với tâm cảm thọ ham muốn cùng với những sắc hình ảnh chư Thiên, vị Tỳ kheo đó tàng chứa trong tâm ta cùng với những danh pháp tâm pháp do ta học được, biết được tàng chứa trong tâm đồng thể hiện lên khi ý căn “ ý môn” khởi niệm lên. Vì không biết “ vô minh” nên chúng ta mới khởi ý niệm này.

2. Ngay nơi đó lòng tham “ Ái” ao ước muốn mong mỏi đời sống vị Tỳ kheo, Chư Thiên đó thể hiện lên. Ngay nơi ý niệm vị tu sĩ đó ước làm vị Tỳ kheo, chư Thiên đó nó thể hiện lên trong tâm vị tu sĩ đó ước mơ, lòng ham muốn đó nổi lên. Ngay nơi đó nếu chúng ta tỉnh giác sẽ thấy lòng tham muốn nó nồi lên thấy trong tâm đầy sự nóng ấm, vì tướng tham sẽ thể hiện lên nhiều chủng tử hỏa đại, những hạt này phát xuất từ ý môn, sắc ý nằm nơi tâm khiến cho tâm, nhịp tim không ổn định, những điện năng này xoay vận động bắn khắp tỏa khắp thân thể não, trong hư khong khiến cho người tu sĩ này mờ mờ ảo ảo, từ đó những sắc danh tàng chứa lâu đời nơi những hạt được ý sắc này chạm tới sẽ ảnh hưởng vận động liên tục xây dựng nên một chuỗi vọng tưởng luân hồi sanh diệt vô tận.

3. Trong tam luân của ngài Xá Lợi, Luân ( vòng) đầu tiên tiếp tục xuất hiện với danh “ thủ” thủ đây là một sự chấp trước ( chấp dính) vào đời sống thọ cảm ái luyến trên như đã phân biệt trên đoạn trên. Tất cả những ý niệm xấu tốt nó đều là nghiệp cả; nghiệp thiện, nghiệp ác. Ở đây nếu người hành giả tu sĩ trên có ý niệm được sinh, cầu thành một vị Tỳ kheo, một vị chư Thiên thì hành nghiệp cũng diễn biến, diễn đạt như trên. Nhưng quan trọng ở đây, người tu sĩ đó đã khởi ở ý niệm là thiện thì “ hành” thiện những ý niệm xây dựng một chuỗi vọng tưởng trên sẽ đi theo chiều thiện lành, thì ngay nơi đó người tu sĩ đó sẽ có nghiệp thiện lành. Vòng luân thứ 2 là “ Hành – nghiệp” sẽ thể hiện cho ta thấy trong ý niệm của người tu sĩ trên.

4. Hành – nghiệp ( vòng luân thứ hai)

5. Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ. Vòng thứ 3 trong ý niệm của vị tu sĩ. Do đâu ngay tại hiện tại này mà người tu sĩ khởi niệm như thế là do trong quá khứ, người tu sĩ do vô minh không biết được tự tánh thanh tịnh, phật tánh thanh tịnh. Phật tánh này hằng có trong vô thủy vô chung, mà gây tạo khởi niệm lên sanh thành một chuỗi mà Đức Phật gọi là thập nhị nhân duyên.

Ngay nơi vô minh không biết Phật tánh thanh tịnh hằng có trong đó, liền nảy sinh lên, khởi lên, thể hiện lên …gọi là “ Hành”. Vì sự khởi lên, vang lên như vậy đó, ngay nơi đó liền phân biệt sanh ra thức. Có cái biết phân biệt và bản chất sự phân biệt, biết đó nó có khắp mọi nơi trong vô minh, nên từ đó nó duyên theo cái động dụng là hành mà phân biệt. Hành thì động dụng liên tục, trong có và không, trong động trong không động luôn cả trong vô ký, tướng vô minh đều liên tục như vậy, và cũng ngay nơi đó sự biết cũng liên tục. Hễ động dụng, không động dụng đều biết từ đó cái có, cái không, không có vô minh đều thể hiện lên gọi là “ Danh, sắc”. Từ những danh sắc trên do sự lao nhọc, thể hiện liên tục sinh ra lực động dài, ngắn, lớn nhỏ. Từ đó những hạt chủng tử hình thành chúng cũng hình thành do – Hành thức biết liên tục, liên tục biết mà bản chất chúng ma sát, cọ sát, xoay chung quanh trái, phải, trùng trùng duyên khởi như vậy tạo nên màu sắc, âm thanh, sắc tướng. Đây cũng gọi là danh sắc. Đã có danh sắc, màu, mùi, vị, cọ xát ( xác), có biết ( thân). Từ đó sanh ra lục nhập màu sắc xanh, đỏ, vàng,…tướng có “ hữu phần”, do quá trình duyên khởi chúng được hình thành sinh diệt vô lượng lần như vậy. Từ đó có nghiệp tàng, tạo ra nhãn căn ( sự tàng ghi cái thấy biết). Trong sự chuyển biến duyên khởi trùng trùng trên luôn gây tạo những âm thanh khác nhau ( do thức phân biệt) nên từ đó tạo nên “ nhĩ căn” Những tiếng động nhỏ này khi mới hình thành “ Thức biết” ngay nơi đó có cái biết tàng ghi, tức chứa cái thức biết đó. Tức ngay nơi đó là cái dụng của chư Phật 3 đời hằng thanh tịnh, hằng có trong vô thủy vô chung. Những âm thanh, những tiếng nổ động chuyển sinh thành chuỗi âm thanh, sanh thành chuỗi hình thành sanh diệt, sanh thành thanh tịnh, sanh thành động khởi. Ngay đó là “ chân ngôn của chư Phật” thần chú, mật chú, mật ngôn. Thần chú Chuẩn đề cũng nơi đó và tất cả mật chú, mật chân ngôn của chư Phật cũng nằm ngay nơi đó. Cho nên thần chú không có giảng giải được, nhưng người giảng giải đều là không biết gì về Mật ngôn. Chỉ có chư Phật miws thể hiện ra trong sự thanh tịnh, thanh mật đó. Những mật chú ta thấy đọc ra ở thế gian hiện như như Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là đã được thể hiện ra ở một cấp độ tư tưởng tâm khác.

Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề đọc tụng như vậy để tạo thành, thể hiện được tâm thanh tịnh trở về với chân chú, chân ngôn, chân tâm của chư Phật. Trên bước đường tu học, đọc tụng, người hành giả sẽ được thể hiện qua nhiều cấp độ tư tưởng, tâm khác nhau, họ thể hiện Mật chú, mật ngôn ở một cấp độ tư tưởng tâm như thế nào, thì ngay nơi đó họ sẽ được thọ hưởng những chuỗi năng lực, chuỗi chuyển động, chuỗi điện năng vận động khác nhau tùy theo cấp độ tư tưởng tâm của từng cá nhân. Ngay đây muốn nói lên để là một tiếng chuông cảnh tỉnh, để ai đó biết rằng chân ngôn, mật chú, mật tông không khác với nguyên thủy vipassana, hay không khác với thiền phát triển Đại thừa, thiền Thấy tánh…Tất cả chỉ là một nếu chúng ta tỉnh giác sống thực thụ chân thật với giáo pháp của Đức Phật. Chúng ta cũng sẽ thấy được điều đó. Ai đó vì kích động tham chấp, ngã chấp mà sanh ra tâm đố kỵ nói rằng giáo pháp này hay, giáo pháp này dở, cái này đúng cái này sai. Ngay nơi chúng ta khởi niệm thể hiện những ngôn từ khích bác đó trong tâm ta đầy lửa, lửa đó là tướng của sự sân hận, khi nóng giận đều thấy lòng, thân tâm ta nóng nảy. Tham lam, lòng tham, tướng tham cũng nóng nảy trong lòng cũng vậy, ích kỷ, tà kiến, hung ác cũng có tướng nóng, lửa đó. Ai đó nên bỏ lòng lửa nóng đó đi, nếu để lòng tâm lửa, tâm đó dù có bố thí, tu như thế nào cũng hại ta thôi.

Có những vị tôi thấy quá khổ vì sân hận, tật đó phân biệt mà dùng những ngôn ngữ không hay khi nói chư tổ Thiền tông bên Trung Quốc, chư Tổ, Thầy bên phật giáo Đại thừa phát triển là …Tôi không thể nào nhắc lại những ngôn từ trên được chỉ khuyên ai đó nên tĩnh tâm lại. Những giáo lý trong kinh Lăng nghiêm, Lăng già, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Viên giác, Kim cang, Bát nhã…Chúng ta phải cật lực tu trong vô lượng kiếp đầy đủ phước báo mới hiểu, mới thực hành được, mới sống theo kinh được mà những vị ấy chối bỏ. Chối bỏ không nói làm gì, mà còn có những hành động, ngôn từ khích bác khó nghe. Những vị đó họ không tự dừng lại với chính mình mà thấy biết, để hiểu rõ giáo lý của chư Phật thâm sâu, khó lường. Phải ! những vị đó chưa hiểu biết. Những vị đó khi tôi tiếp xúc họ không biết gì cả ngoài lòng ngã mạn, thật tội ác dẫy đầy. Cứ như vậy trong trăm ngàn kiếp phải bị đọa lạc.


cư sĩ: Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 27-02-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 27-02-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 29-02-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 02-03-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 03-03-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày
vubao  
#8 Đã gửi : 03/03/2016 lúc 03:13:31(UTC)
vubao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 11-10-2015(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Con cảm ơn Thầy nhiều.
Um chiet le chu le chuan đe ta ba ha .bo lam
ThanhHung  
#9 Đã gửi : 07/03/2016 lúc 09:44:22(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Đóa hoa chân sư tỏa ngát


Ở đoạn này chúng ta tạm dừng nói đến các kinh Đại Thừa, những ý nghĩa trong kinh sẽ nói ở những phần khác.Trở lại tiếp ở đoạn trên khi đã có “ nhĩ căn” xong rồi, với sự duyên với nhau, va chạm , cọ xát với nhau gây tạo nhiều âm thanh sắc tướng , tiếp tục từ sự duyên khởi trùng trùng, điệp điệp trên nó sẽ tự hình thành cảnh khí hương tất mùi thơm, mùi thối, mùi tanh, mùi lạnh, mùi nóng, mùi mát vô số mùi sẽ thể hiện lên để trở thành một nghiệp thức phân biệt, và vì cứ trùng trùng duyên khởi, luân hồi, vòng xoay tới lui nên từ đó hình thành thể hiện lên “ tỷ căn” để phân biệt, kiểm tra, kiểm định, cùng với mắt nhãn, nhĩ, mà tạo thành hay biết thấy nghe. Trong quá trình thể hiện tự hình thành lục nhập này cùng đồng đẳng một lượt với sự hình thành thế giới vũ trụ. Sự ma sát động dụng xoay chiều ngược xuôi tạo thành những điện năng, phóng ra, cuộn lại, dài ngắn, mạnh yếu, sáng tối. Khi ma sát mạnh bốc thành khói lửa chất nóng, khí nóng thể hiện hình thành hỏa đại. Khí nóng, sáng dương … mặt trời, trong đó có sự tĩnh lặng thể hiện là tối, lạnh, khí lạnh, âm …Mặt trăng, vì sao, tinh tú. Khi đã thể hiện nóng lạnh, âm dương, ma sát với nhau thành lửa do dương nhiều, thành nước do âm nhiều. Sư ma sát này cũng sanh ra nóng giận, tham, sân, si sanh ra ái luyến. Khi sanh ra ái luyến tạo thành nước. Hiện tượng mưa cũng do âm dương khi nóng lạnh cũng từ chủng tử hạt nhỏ li ti trong tâm thức mà hình thành. Khi ma sát nóng lạnh bốc thành khí, thành hương thơm… sinh ra tỷ căn. Khi ma sát tùy theo từng cấp độ khác nhau. Lúc khô có khói lửa, lúc ướt có nước. Từ đó hình thành nên “ Thiệt căn” – lưỡi mềm.

Khi chúng ta thấy điều gì tốt, thích chú tâm. Khi chú tâm vào vật đó những chủng tử bên trong ( những hạt điện tử) ma sát với nhau. Nếu chúng ta chú tâm lâu có khi sanh ra nước miếng chảy ra. Ngay đó có những vị khác nhau cùng thể hiện trên lưỡi, vị đó cũng có cảnh giới của nó tàng nơi căn. Khi thấy vị cay cảnh trái ớt, hoặc ăn đồ vật có ớt tiêu, ăn với ai, gặp ớt trong trường hợp nào… cảnh trong căn sẽ do vị đó thể hiện ra. Khi đã có khí nóng lạnh do những chủng tử điện năng ma sát với nhau, ngay nơi ma sát đó “ xúc” chạm là thân của chúng ta, những hành ma sát ngược chiều, xuôi chiều, mạnh yếu, nặng nhẹ, có nước, có khí, có lửa nó xảy ra rất nhiều vòng ( luân hồi) trở thành nghiệp. Nghiệp trùng trùng duyên khởi như vậy sẽ tự hình thành nên “ thân căn”. Vì thân căn sẽ được thể hiện ở mọi nơi khi có xúc chạm, xúc biết tức là thân.

Tất cả 5 căn trên đều có cái biết tàng chứa nơi mỗi căn. Cái biết đó là thức, sự chuyển động sanh diệt của các pháp, các căn trên tàng chứa lại. Cái tàng chứa này là do sự duyên khởi trùng trùng luân hồi chuyển động cực nhanh. Cho nên gọi là tàng, và ngay nơi đây gọi là “ thức căn”.

Khi chúng ta thực hiện phương pháp tu thức 5 này trên mặt lý thuyết nó có thứ tự, nhưng về mặt sâu thẳm trong tâm thức thì ngay nơi vô minh thì đã có hành, thức, danh sắc, xúc, thọ, lục nhập. Nghĩa là trong mỗi chi tiết trên đều có lẫn lộn với nhau, không có đi riêng rẽ một pháp nào cả. Trong danh sắc thì cũng có vô minh, ái, danh sắc…đều tàng chứa lẫn với nhau. Cho nên, khi đã có “ lục nhập” là đã có “ xúc” rồi. Nhưng để theo thứ lớp “ lục nhập sẽ “ xúc”. Lục nhập được hình thành bằng những vi thể của những hạt vi thể nguyên tử, những hạt sắc căn bản trên. Trong quá trình hình thành lục nhập này, những hạt trên ma sát, cọ sát với nhau tạo thành “ xúc”. Từ xúc này do cái biết phân biệt “ thức” tạo thành thọ vui, an lạc…thì nhận, không vui, không an lạc …thì bỏ. Nhưng bỏ và nhận đều là thọ cả.

Phương pháp tu Tam luân của Đức Xá Lợi Phật sẽ giúp cho chúng ta tỉnh giác, biết ngay đó là vô minh, rồi từ đó sự tỉnh giác sẽ giúp chúng thấy rõ biết các pháp chân thật, xuyên qua vô thường, vô ngã, khổ. Ở đây viết biểu hiện lên những nội dung chi tiết đôi khi nằm trên nền tảng giáo lý nguyên thủy, hay giáo lý Đại thừa hoặc Mật tông nhằm mục đích giúp hành giả thấy những hương thơm của ba đóa hoa này. Nguyên thủy, Đại thừa, Mật tông mục đích đưa quí hành giả cùng chia sẻ với bạn đến giáo lý chân thật, sự sống chân thật của Đức Phật. Vì trong bao nhiêu năm hoằng hóa đạo pháp, giáo nghĩa .Đức Phật kết luận rằng “ Ta không có nói một lời nào cả.!”. Còn một ý niệm, một tư tưởng, một pháp nào, còn buông bỏ, còn lấy “ chấp”. Tất cả vô sinh. Đã vô sinh thì không có diệt. Tất cả các pháp ngay nơi đó đã có rồi thì đâu có sinh ( vô sinh). Nếu chưa sinh, nên vô sinh thì không có diệt. Ngay nơi đây có cái này, thì có cái kia, không có chủ thể nào sinh, diệt cả.

Trong những bài viết của tôi có lúc biểu hiện Tiểu thừa, biểu hiện Đại thừa, biểu hiện Mật tông. Thấy nó khác, nhưng không khác. Vì tất cả pháp đã có sẵn, chỉ biểu hiên khi chúng đầy đủ duyên, chúng ẩn tàng khi hết duyên. Không có một chủ thể nào chủ động ngay nơi đó cả. Các pháp các hình tướng, ý niệm…của quá khứ đều có ngay hiện tại. Hiện tại thấy biết để biểu hiện thấy biết tương lai. Quá khứ, hiện tại, tương lai . Tạm gọi là một, chứ thật ra nó là không. Vì ngay nơi đó cũng không có gì để chứng minh là chủ thể. Thời gian có mặt đó, nếu không có chủ thể thì thời gian quá khứ hiện tại, tương lai không có trong những bài viết. Mong quí đạo hữu hành giả hãy đem cái tâm chân thật, ngay nơi mình để cùng nhau chia sẻ, cùng nhau hộ trì Phật đạo. Phật đạo là chân thật, ngay nơi đó không sinh, không diệt. Nếu có sinh thì phải nghiêng ngả, phải diệt. Ngay nơi đó không chủ thể, không sinh, không diệt .
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Mê Hum

Cư sĩ: Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu : Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 07-03-2016(UTC) ngày, chuctinh trên 07-03-2016(UTC) ngày, Thuannadl. trên 07-03-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 07-03-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 14-03-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày
vubao  
#10 Đã gửi : 08/03/2016 lúc 10:05:17(UTC)
vubao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 11-10-2015(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Lậy Bồ Tát lạy Thầy
Xin biết ỏn Thầy đã giảng về Thiền tứ niệm , Pháp Ngài Xá Lợi và chủ thể Pháp .
Um chiet le chu le chuan da ta ba ha bo lam
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 14/03/2016 lúc 08:43:03(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Quán Bất Tịnh


Chúng ta tu ở bất cứ pháp môn nào, tông nào thì cũng nên biết qua ngay bản thân và tâm thức của mình. Ở đây tạm dùng từ bất tịnh để thể hiện, biểu hiện lên trong những phép quán bất tịnh .
Ở đây tôi sẽ biểu hiện lên từng phần, từng chi tiết trong cơ thể con người。
Đầu tiên chúng ta sẽ biểu hiện lên sắc danh Tóc. Tóc có dài ngắn khác nhau, có gàu, đất, cát, dơ, sạch biểu hiện trong sự sanh diệt. Chúng ta mới tắm gội thì thấy nó sạch, nhưng để qua một thời gian thấy nó lại dơ, từng sợi tóc được bụi, mồ hôi, rồi hơi mùi trong da thịt toát ra. Ở đầu nếu tóc dài, nhiều chúng sẽ khối dính lại, mùi rất hôi, mùi hôi này nó cũng có cảnh giới của nó. Khi chúng ta gặp một cái đầu tóc hôi, thì ngay nơi đó tâm thức ta sẽ có những ý niệm khó chịu. Trong cái khó chịu đó, nếu chúng ta tỉnh giác sẽ thấy có những “ danh sắc” nổi lên trong tâm thức chúng ta liên tục. Ở đây dùng từ danh sắc tức là thể hiện giáo pháp của Đức Phật ngay nơi thiền quán Vipassana. Vipassana là pháp thiền quán thật vi diệu ở mọi khía cạnh tu học đều có thể hiện, biểu hiện qua. Vì tất cả pháp không đi ngoài “ Danh sắc”. Danh sắc tức là ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ở “sắc” thì biểu hiện lên hình tướng dài, ngắn, đen, trắng, lớn, nhỏ, vàng, hồng…v,v.Còn 4 ấm sau là thọ, tưởng, hành, thức. Tức là “ Danh” một loại giả danh không thật có tướng chân thật, nằm trên vô ngã, vô thường, khổ, vô tướng. Tất cả danh sắc này nó được hình thành bằng sự giả hợp, khong thật có một tướng chân thật. Như khi một người tên A thể hiện, biểu hiện trước mặt chúng ta, ta thấy một khối cục, hình tướng cứng chắc rõ ràng. Nhưng ngay nơi đó chúng ta lấy một kính hiển vi để soi rọi thì chúng ta sẽ thấy đó là một khối giả hợp rất nhiều nguyên tử, nguyên tố, phân tử chúng tang lăng xăng chuyển hóa với nhau không dừng trụ, trùng trùng duyên khởi. Một hạt A sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành B, C, D…hay khác hơn nữa thật nhanh chóng “ Hành”. Đó là hiện tượng hành. Ngay khía cạnh quán danh sắc này, nếu người hành giả quán sát sự xoay chuyển, biểu hiện của những hạt, hoặc tế bào, những nguyên tố trong cơ thể không khác với ngoài cơ thể. Ngay đây nếu với trí tuệ quán vipassana ta sẽ không thấy ranh giới ngoài trong. Ngoài trong cũng là danh sắc chuyển động nóng ấm do các phân tử thể hiện, biểu hiện gây tạo nên Hỏa, thò cảm thành tâm sở, danh nóng giận, sân, si, tham, dục…rất nhiều tâm sở, rất nhiều danh sắc thể hiện trong thân tâm ta. Ở đây ngay nơi mục này tôi chỉ nói sơ lược qua vài chi tiết, biểu hiện lên để nhằm có điều kiện quán sát cơ thể, tâm thức trên bước đường tu học của chúng ta.

Trở lại sợi tóc trên thân chúng ta, nếu chúng ta không tỉnh giác sẽ không thấy sự dơ sạch trên sợi tóc. Chỉ có những cọng tóc mà nó cũng làm cho chúng ta, nó cũng đủ sắc gây tạo nên nghiệp chướng cho chúng ta. Đầu dơ bẩn, tối ngủ không được, đi làm nơi cơ quan, sinh hoạt nơi xã hội. Đầu chúng ta dơ sẽ sanh ngứa ngáy, khó chịu, hôi hám có khi ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Từ những hạt ngứa, những điểm ngứa làm cho ta không thoái mái, đôi khi sân hận nổi cáu, có khi nổi giận với người xung quanh. Cái lửa giận “sân” đó cũng giống như lửa “ si”, như lửa “ tham dục”. Trong một niệm giận nhỏ tí xíu đó nhưng nó tàng chứa cả một thế giới, vũ trụ. Vì tất cả các pháp dù nhỏ đến đâu cũng đều bằng với cái lớn. Trong hạt cải, hạt bụi tàng chứa cả vũ trụ. Vì ngay nơi hạt đó mặc dù thấy chúng thô kệch, trong tướng trạng như thế. Nhưng nếu chúng ta dùng một loại máy móc, hay người có đầy đủ trí huệ trong thiền quán “ danh sắc” vipassana họ sẽ thấy nơi tướng trạng xung quanh có biết bao vi khuẩn siêu vi…bên trong. Biết bao nhiêu nguyên tố, nguyên tử chúng đang cùng nhau thể hiện, biểu hiện, ẩn tàng chúng ta tạm gọi là sinh diệt. Nhiều dòng sinh diệt, nhiều vòng biểu hiện thì ngay nơi đó sẽ tạo dựng thể hiện lên đất, nước, gió, lửa. Ngay nơi những nguyên tố, nguyên tử chúng cọ sát xoay chuyển động trở thành năng lực sức nóng – sự chuyển động nhanh trong đó có gió – do ảnh hưởng oxi xác chất trong vũ trụ sẽ sanh ra nước – rồi xanh ra đất. Đã có đất, nước, gió, lửa sẽ có âm, dương. Âm dương trước sau lẫn lộn chen nhau biểu hiện. Ngay nơi đó sanh ra (kim), các loại kim khí … sanh ra cây (mộc), sanh ra nước ( thủy ), sanh ra (hỏa), sanh ra ( thổ). Hàng loạt những sắc tướng sanh ra biểu hiện tự tướng, tự tánh giả hợp của chúng gọi là danh. Hình danh sắc tướng thì vũ trụ thế giới hình thành, vũ trụ lớn rộng vô số, vô lượng, vô biên, vạn pháp những hạt cát bụi có trong đó là một trong những đơn vị cơ bản hình thành nên vũ trụ thế giới. Đó là hạt cát, hạt bụi hình thành nên vũ trụ thế giới. Còn một niệm sân do tóc dơ trên, nó được biểu hiện lên ngay nơi đó. Nhưng ngay nơi đó nó chưa đủ duyên chưa đủ lực, nó sẽ ẩn tàng sau khi nó thể hiện, nó ẩn tàng ở đâu có ai biết không? Không biết, khó biết. Chỉ có ngay nơi trí tuệ của Đức Phật sẽ thấy chúng ẩn tàng “ như là” như vậy, cho đến lúc chúng ta đủ duyên lớn mạnh trở thành nghiệp lực do kết hợp nhiều điều kiện, nhiều sự kiện cảm xúc khác nhau cùng nghiệp, cùng nghiệp chúng sẽ đốt cả một cánh rừng, chúng sẽ tạo nên ly tán chiến tranh lửa loạn, sát sanh, dâm dục, si mê…Ngay đây chúng ta thấy rất dữ không thể nghĩ bàn được. Chỉ có trí tuệ giáp pháp thiền quán mới thấy chân thật nơi đây. Vì trí tuệ đó không có một chủ thể nằm trên sự đến, sự đi của vạn pháp mới “ như thị” được. Ngay nơi đó thấy rõ biết. Ngay nơi ở khía cạnh tu học của người hành giả tu trì theo Mật tông Chuẩn đề họ sẽ thấy biểu hiện, thể hiện những hạt nguyên tố, nguyên tử, hạt bụi trên “ như thị” . Như chữ “Lam” tự hay Lục Tự Đại Minh Chân ngôn 6 chữ thể hiện, biểu hiện lên. Hoặc thấy 9 chữ Chuẩn đề thể hiện, biểu hiện trong hạt cạt, hạt bụi, những hạt nguyên tố, nguyên tử trên để hình thành thể hiện lên một dòng tu giải thoát, hóa giải nghiệp chướng, nghiệp lực của chúng sinh. Vì tất cả khổ đau, hỉ lạc đều nằm trên “ danh sắc” đó. Ngay nơi đây với năng lực của Mật chú thể hiện, biểu hiện lên ngay chúng đang chuyển đông, đang ẩn tàng thì tất cả những danh sắc đó sẽ được năng lực mật chú hóa giải tự chúng là khổ đau, hỉ lạc, vũ trụ, thế giới…sẽ thể hiện, biểu hiện cùng một lúc không hai, không khác. Với mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Mê Hùm, Úm Lam…Ngay nơi đây không còn ranh giới của đọa lạc, Niết bàn gì cả. Chỉ như là cuộc sống chân thật với Phật đạo.


Cư sĩ Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 14-03-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 14-03-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 14-03-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 25-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 22-04-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 30-11-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 08-12-2016(UTC) ngày
vubao  
#12 Đã gửi : 17/03/2016 lúc 09:48:42(UTC)
vubao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 11-10-2015(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Nam mo Samonta Buhhanam
Nam mo Phat mau Chuan Đe
Xin biết ơn Bồ tát - Thầy đã giảng
An chiet le chu le chuan đe tabaha bo lam
thanks 1 người cảm ơn vubao cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 18-03-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#13 Đã gửi : 28/03/2016 lúc 09:06:03(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

Tất cả các pháp đều là phật pháp cả. Tất cả các tông nguyên thủy, Đại thừa, Mật thừa …đều do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà ra. Không có một vị phật như Thích Ca ra đời thì tất cả các pháp luôn biểu hiện, thể hiện phật pháp, nhưng chúng sinh khó nhận. Chúng ta phải thật sự biết như vậy để trong bước đường tu học của chính nay nơi mình mới có chánh kiến. Từ chánh kiến thấy tất cả vạn pháp là phật pháp, thấy mọi người có như nhau, cơn giận, tham, sân, si, mê, hỉ lạc…Tất cả, tất cả ai cũng có sở hữu nghiệp lực như vậy. Từ đó chúng ta mới chân thật biết ngay nơi mình đã có lòng từ bi, hỉ xả sẵn có. Vì tất cả chúng ta đều có tập nghiệp sống như vậy bao đời, bao kiếp. Cái si mê không riêng ai cả, trong ta cũng có , trong chúng sanh cũng có, mọi người đều có, tình thương, cơn giận cũng vậy, mọi khoái cảm, an lạc cũng không khác. Khác ở đây là do huân tập, cá nhân, tập thể huân tập tạo thành cá nghiệp, cộng nghiệp. Rồi ngay nơi đó chấp giữ bảo rằng của tôi, của người, của chúng sinh. Rồi từ đó hứng chịu, chấp nhận bị nghiệp lực lưu chuyển, nghiệp lực điều khiển chạy theo sự chuyển hóa của vạn pháp không tỉnh giác được. Bị trầm luân khổ trùng trùng duyên khởi không biết đường nào để tỉnh thoát, cắt được dòng nghiệp duyên trên. Từ đó trong một cơ duyên chư Phật ra đời, dùng ánh sáng trí tuệ soi sáng cho chúng sinh thấy giáo pháp giải thoát, con đường giải thoát đó, cũng là con đường chúng sinh đang đi, đang bị cuốn đi.

Để trở về, để thể hiện biểu hiện Phật pháp trong vạn pháp có vô lượng pháp môn của chư Phật đang soi sáng, ánh sáng trí huệ đó soi sáng hòa nhập với trí huệ của chư đệ tử, ngài đã thể hiện lên dòng pháp của Ngài, có đầy đủ phương tiện, đầy đủ năng lực, đầy đủ từ bi hỉ xả, cùng đại hung đại lực. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào dòng pháp của Ngài, cùng thể hiện rõ biết ngay nơi thân tâm của mình, quán chiếu những gì đang thực tại nơi đây. Ngay trên cơ thể chúng ta đã thấy qua chi tiết “Tóc”, tiếp tục chúng ta cùng quán sát đến “ Da” . Da ở đây trước tiên chúng ta sẽ thể hiện nó, thấy nó ở lớp ngoài cơ thể, bọc cơ thể lại như một cái đãi da bọc thịt xương, chất nhờn, mỡ, máu, mủ, phân, nước tiểu. Bao bọc lại một khối tế bào sinh vật, vi khuẩn, vi trùng. Nếu mà thể hiện lên tổng số vi trùng, vi rút, tế bào nguyên tố sẽ trở thành một thế giới sinh vật, chưa chắc toàn dân số các nước trên thế giới đông như số lượng vi sinh vật, tế bào, nguyên tố đang có trong thân thể chúng ta.

Da có nhiệm vụ như thế đó, khi da rách, toét sẽ chảy máu, rồi nơi đó sanh ra đau, sanh ra hôi. Vì tất cả tế bào vùng đó sẽ bị hoại ( chuyển hóa thành khác) Da còn là nơi tàng chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng trên bề mặt da có vô số, vô lượng lỗ chân long chuyên chở đựng chứa đất, vi trùng, mồ hôi. Trong thời gian ngắn chúng ta không tắm rửa, kỳ cọ sẽ sanh ra hôi thối, ghẻ lở, ngứa ngáy, khó chịu. Từ ngứa ngáy khó chịu sinh ra sân hận, trong sân hận sẽ kích thích đến chủng tử nghiệp thức đang ẩn tàng trong thân tâm chúng ta gây tạo nghiệp chướng tiếp tục. Khi da được tác động “ xúc” lên những cảm giác thọ cảm, khoái lạc cũng gây tạo nên cảm xúc khoan khoái dễ chịu, tạo thành đam mê, si mê gây ra những tà kiến … rất nhiều cảm xúc thọ cảm hỉ lạc, khoái lạc, đau khổ, đau đớn, khi nóng lạnh thời tiết đến da sẽ phản ứng tạo tác chuyển hóa thành vô số danh sắc nổi lên trong tâm chúng ta. Vì bề mặt da, những nguyên tố tạo thành da là do những hạ căn bản, những hạt này có những nguyên tố chủng tử, chủng nghiệp căn bản ở sắc 8, sắc 9, sắc 10…Như một hạt nhỏ nó tàng chứa đất, nước, gió, lửa ( tứ đại) màu, mùi, vị, dưỡng chất. Đó là hạt căn bản 8. Nếu ngay nơi đó có chủng sắc thời tiết nữa sẽ tăng lên 9. Rồi cứ tiếp tục tăng lên. Cho nên ngay nơi bất cứ một điểm nhỏ nào trong cơ thể chúng ta đều có đầy đủ chủng tánh, nghiệp thức luân hồi sanh tử nơi đó. Đức Phật là một vị đại trí huệ trong 3 cõi không ai có trí huệ như Phật cả. Ngài đã thấy, đã chứng được những phương pháp quán trên để biết, để chứng ngộ là thiền quán Vipassana. Bằng những trí tuệ quán sát theo từng cấp độ, tư tưởng của từng hành giả sẽ thọ nhận quán sát chứng ngộ ở từng cấp độ đạt được sự thoải mái, giải thoát những khổ đau. Ngay nơi thân tâm của chính mình. Ngài chỉ cho ta quán sát ngay trên thân. Quán thân trên thân, quán thọ trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên thân, quán thân trên pháp, quán tâm trên thân, quán thân trên tâm.

Đây là pháp tu Tứ niệm xứ, phương pháp này rất hữu ích giúp cho hành giả thấy thực tại cấu tạo nghiệp tập, thấy thực tại của sinh hóa chuyển hóa sinh diệt vô thường, vô ngã ngay tại trên thân. Ở những phương pháp tu này có rất nhiều trường thiền, nhiều thiền sư ở mỗi cấp độ tư tưởng, ý niệm giải thoát khác nhau. Như ngay nơi đất nước Miến điện – myamar có dòng thiền Goenka, thấy có sự thoải mái, đơn giản nhưng đầy sự trí tuệ gần với tất cả sự cảm thọ, cảm xúc trong sự sống của chúng ta. Người hành giả ngồi xuống hít thở, quán sát theo từng sự chuyển động, chuyển hóa của những hạt sắc căn bản, cùng tâm thức của người hành giả, ngay nơi từng ivj trí trên da khi sanh ra ngứa, đau, thoải mái. Ngay nơi đó có cảm thọ trên thân, người hành giả sẽ thấy nơi đó có cái cảm thọ nóng, lạnh, đau, rát nó giống như những cảm thọ đau khổ do bệnh tật, do vết thương tai nạn, do đau nơi tim. Cảm thọ này giống như khi mất tiền, mất người thân, còn cha mẹ trong sanh ly tử biệt . Rồi những cảm giác, thọ cảm mát lạnh thoải mái trên từng vị trí của da nó cũng giống như những thọ cảm thoải mái, dễ chịu khi được quà, được tình thương, được lộc tài, được bù đắp tiền tài, tình cảm. Những cảm thọ mà cái thế gian gọi là tốt, những danh sắc đó không khác với bên ngoài vũ trụ. Chúng cũng như vậy thôi không trong không ngoài . Vạn pháp, vạn thọ, vạn cảm xúc, vạn niềm vui, vạn sự khổ đau tất cả các pháp đều có trên thân tâm của ta. Hãy dùng trí tuệ quán sát Vipassana sẽ thấy rõ những hiện tượng thọ cảm, những pháp, những tâm vương, tâm sở ngay trên thân chúng ta.

Để trở lại chi tiết nội dung quán Da, tiếp tục chúng ta thể hiện biết da có nhiều màu khác nhau trên từng người, từng vị trí khác nhau. Ở vùng mặt khác, tay khác, mỗi chỗ mỗi nơi mỗi khác, màu sắc mùi vị đều khác nhau. Sự thọ cảm cũng sẽ khác nhau, sự chịu đừng hứng chịu, kiên nhẫn khác nhau. Vì tất cả “sắc” những hạt trên da đều sẽ sanh danh khác nhau.

Trong phương pháp tu quán Vipasana của Đức Phật rất hay vi diệu là ở bất cứ chi tiết nào khi vạn pháp thể hiện, biểu hiên ra đều không ngoài danh sắc. Đức phật dạy ta chỉ cần quán ngay danh sắc sẽ giải thoát khổ đau.

Cư sĩ Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 28-03-2016(UTC) ngày, NgonHuynh trên 28-03-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 28-03-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 29-03-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 03-04-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 22-04-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 06-05-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 08-12-2016(UTC) ngày
NgocDuc  
#14 Đã gửi : 03/04/2016 lúc 10:47:11(UTC)
NgocDuc

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-10-2014(UTC)
Bài viết: 6

Cảm ơn: 217 lần
Được cảm ơn: 76 lần trong 42 bài viết
Càng đọc càng thấy khó biển học phật pháp mênh mong , tu học đến bao giờ mới thành.
ThanhHung  
#15 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 09:13:20(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Da có nhiều màu sắc khác nhau, nó thay đổi bởi những sự kiện chi tiết trong mỗi cuộc sống thời gian của từng cá nhân. Cũng như chúng ta đã biểu hiện thể hiện ra những hình ảnh màu sắc nơi từng vị trí, từng vùng trên cơ thể mỗi mỗi cái khác nhau và nó có mùi vị cũng khác nhau. Khi chúng ta đi vào sự tu pháp quán chúng ta phải chân thật hiểu rõ nơi đó đang xảy ra cảm giác như thế nào. Cảnh khi tức giận, khí chất mùi vị xảy ra như thế nào cùng tất cả những tâm sở thể hiện ra. Thí dụ như vùng da nơi bụng, màu da trắng, mùi thơm, hôi hay không thơm, không hôi, trắng đẹp, nhìn thấy dễ chịu, thoải mái chỉ thấy như vậy thôi. Da của một đứa trẻ sơ sinh khác da của thanh niên, trung niên và người già. Mỗi tuổi của một cá nhân có những cảm thọ khi thấy va chạm khác nhau. Chúng ta phải thấy ngay nơi đó có những sự bất tịnh rất tinh do cảm thọ ma sát, cảm thọ do thấy tưởng mỗi cái khác nhau. Khi nó mang đến cho ta cái đau thì có “ cái đau” đó làm tâm ta không an. Khi thoải mái cái “ thoải mái” đó cũng làm cho tâm ta không an. Khi quán sát tu học Vipassana ta phải thấy ngay nơi đó “ sắc danh” biểu hiện nơi đó. Chúng ta thấy rõ sẽ giúp cho ta thấy ngay sự vô ngã, vô thường, khổ, vô tướng trên thân xác của mình, sẽ thấy ngay sự tụ họp của những hạt sắc căn bản hình thành “ sắc thân” , thấy ngay những cảm thọ tham, sân si mê. Tất cả những tâm pháp hình thành nên chữ “ danh”. Nhắc lại quán Vipassana tức quán “Danh sắc” trên mặt văn tự chúng ta chia chẽ ra danh sắc hoặc bất cứ chi tiết nào đều là nằm trên pháp sanh diệt, giả tạm, tạm mượn để thể hiện ra. Thật ra danh tự, văn tự không nói đến sự giải thoát được. Cho nên trong những năm hoằng đạo Đức Phật bảo rằng “ trong 49 năm qua ta không nói một lời nào” là vậy. Trong những bài viết tôi cũng chỉ mượn tạm những gì của ngay đây để thể hiện ra. Ở nơi đây cũng không có giáo pháp Tiểu thừa, Nguyên thủy, Đại thừa, Mật tông gì cả. Chỉ biểu hiện ngay nơi Phật đạo. Phật đạo không có ngăn mé, biên giới, không có sự ngăn che phân biệt ở nơi nào. Ngay nơi đó biểu hiện ngay, không có sự sanh diệt chỉ biểu hiện và ẩn tàng. Phật pháp, vạn pháp có sẵn, chỉ khi đủ duyên biểu hiện, đủ duyên ẩn tàng thôi. Đã có sẵn thì đầu gọi là sanh, đâu sanh thì đâu là diệt. Hãy thể hiện ngay lý này để đi vào Phật đạo.

Tiếp tục cũng quán ngay nơi da, khi người khỏe da hồng đẹp, khi người bệnh da đen tím, xanh, khi người chết da lạnh tím đen. Người sắp sửa chết da đen tím dần, khi chết da tím đen lạnh. Thời gian tiếp theo da sẽ phồng lên mềm hôi thúi, thời gian qua nữa da nứt để tiếp tục cho nước vàng, máu mủ chảy ra mùi hôi tanh càng nặng, cảnh khí thấy nặng như sương khói chung quanh xác thân. Hiện tượng này do các hạt sắc căn bản đất, nước, gió, lửa, màu, mùi, vị, dưỡng chất sắc thời tiết chuyển động chuyển hóa xoay hình thành nên năng lực xô đầy ma sát chúng với nhau gây tạo khói lửa nơi đó cũng như một bãi chiến tranh, trong đó cũng có tiếngđộng, trong đó cũng có những sinh vật, vi khuẩn, vi trùng, vô số những đoàn quân đang chiến đấu, đang xây dựng một cuộc sống mong manh trong vô thường khổ, vô ngã, những cảnh đó, những cuộc sống, những chi tiết sinh hoạt đó chúng tự bản thân từng đơn vị vi sinh đó chúng không tự chủ được, không chủ thể chỉ bị nghiệp chuyển vận mà thôi. Chúng cũng đang thể hiện sinh tử luân hồi, khổ. Đức phật đã thấy như vậy, một vị đại trí huệ, vị chân sư trong ba cõi không thể ai sánh bằng một trí tuệ siêu việt.

Trong một biển cả thi thể chết sình da đen nứt nở, sình trướng, cơ thể biến dạng, một bọc da bọc cơ thể chúng ta ngày nào đó còn tươi tốt thơm tho, mà ngày nay trên biển, sóng, gió lạnh lẽo mênh mông một mình trên biển và để cuối cùng thi thể đó rã nát hòa tan trong nước, trong gió, trong hư không còn cái gì nơi đó…ta đi về đâu. Ngày xưa khi Đức Phật – thái tử Sĩ Đạt Đa trưởng thành. Sau khi Ngài đi dạo 4 cửa thành thấy hiện tượng sanh, lão, bệnh, tử và ngay nơi ấy Ngài đã tự hỏi có một nghi vấn. Ngài tự hỏi ta từ đâu tới và ta sẽ đi về đâu. Nghi vấn đó đã đưa thái tử Sĩ Đạt Đa phóng ngựa qua cửa thành trong đêm vắng lạnh. Ngài đi tìm , đi tìm …

Không phải ngay nơi đây nghi vấn đó biểu hiện lên, mà trong vô lượng vô biên kiếp số trước Ngài đã từng hỏi như vậy, và sự chứng ngộ trong vô lượng kiếp Ngài đã chứng ngộ đến đây với thể giới ta bà. Ngài lại một lần nữa biểu hiện ra câu hỏi, nghi vấn, cuộc sống, chi tiết, tu học để thể hiện lên một bài học cho chúng sinh nơi cõi ta bà. Chúng ta học để ngay tâm của từng chúng sinh cá nhân giải thoát, chứng ngộ sự giải thoát, tự trả lời câu hỏi ấy. Một bài học vô lượng vô biên kiếp số bất tận, không thể nghĩ bàn được.

Trong vô lượng vô biên vạn pháp đang hành pháp, từng hạt sắc căn bản đang biểu hiện đang ẩn tàng, nhưng ngay nơi đó người hành giả Mật tông Chuẩn đề họ sẽ thấy biết ngay nơi sự biểu hiện ẩn tàng đó những sự chấn động mang danh sắc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Họ thấy thật rõ, biết thật rõ con đường giải thoát của chư Phật đang biểu hiện, ẩn tàng trên tất cả tông của Phật đạo, Mật tông, Thiền tông, Tinh độ tông. Tất cả đều có sự vi diệu, ẩn tàng biểu hiện tuy khác những không ngoài Phật đạo giải thoát.

Sửa bởi người viết 05/04/2016 lúc 09:19:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 05-04-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 05-04-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 22-04-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 06-05-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 30-11-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 08-12-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#16 Đã gửi : 19/04/2016 lúc 10:32:47(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Chúng ta nhìn thấy trên lớp da thấy rất tầm thường, nhưng nếu chúng ta tỉnh giác quan sát với tuệ giác của mình sẽ thấy trên bề mặt lớp da với những lỗ chân lông đầy bụi cát, đầy vi khuẩn, đầy ký sinh, đầy vi sinh đất nước gió lửa, dinh dưỡng thời tiết…Đây nói đến những hạt sắc căn bản nó không khác bên trong cơ thể, có sắc thì danh sẽ bám lên đó để sanh ra. Có những hạt sắc căn bản trên bề mặt da nó sẽ chuyển động biến chuyển ma sát với nhau tạo nên những hiện tượng ngứa ghẻ lở khi vật khác xúc chạm đến sẽ gây ra những thọ cảm ( danh), hoặc thời tiết nóng lạnh sẽ gây ra thọ cảm khác nhau theo từng sự va chạm cảm xúc, những cảm xúc “ Danh” này ngay nơi đó thành “ thân” chúng ta ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức).

Ngay nơi lớp da đó chúng ta không cần phải ai đó đến chọc giận, đánh đập, gây gổ, hạ nhục chúng ta, không cần có những chi tiết trên tạo nên cái giận. Chỉ cần ngứa khó chịu, nóng lạnh, làm cho ta khó chịu sanh ra giận hờn. Chỉ cần có làn gió êm dịu gây nên cảm xúc thoải mái dễ chịu chúng ta cũng đắm chìm trong sự “ si mê” tham lam, tham đắm cái dục, cái giận. Cái si mê cũng ngay nơi đó biểu hiện ra, có quán sát như vậy, từ đó chúng ta mới thấy 2 danh từ bất tịnh, thấy được ý nghĩ quán bất tịnh của Vipassana rất huyền diệu. Khi chúng ta quán sát trên da chúng ta sẽ thấy sự biểu hiện của “ danh sắc” có mặt khắp mọi nơi, chỗ nào có danh sắc là có ngã ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) Sắc là thân, màu sắc, hình sắc âm thanh…Danh là cảm thọ, tưởng, hành, thức. Hai chữ này “ danh sắc” tượng trưng cho vạn pháp nơi thân, nơi tâm chúng ta. Quán Vipassana là phải thấy tận như thể để hiểu, để biết, để rồi cũng phải chính nơi cái hiểu biết đó, cũng chính là danh sắc. Tất cả ngay nơi quán đó cũng không có một chủ thể, không có tướng nhất định, hay không tướng nhất định cả. Người hành giả phải “ như vậy” Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Để tiếp tục thấy chúng ta sẽ lần lượt tuệ tri, tuệ quán da đến lông. Trên cơ thể chúng ta có những gì hãy tỉnh giác tuệ tri, nó thấy rõ nó bằng cách chân thật “ nó như là”. Những sợi lông, những cọng lông nhìn sơ qua chúng ta sẽ không thấy gì ở nơi đó. Nhưng nếu với sự quán sát Vipassana ta sẽ thấy trên từng sợi long nó có rất nhiều vi khuẩn, vi sinh, vi trùng, nhiều nguyên tố nó cũng có những hạt sắc căn bản như hạt sắc căn bản dinh dưỡng. có những hạt sắc dinh dưỡng này chúng ta mới thấy màu long nó đen, vàng, trắng, bạc, mượt, khô, ẩm khác nhau. Nhìn ngay sợi lông có những người có lông mạnh, sợi mượt ẩm, đen, to hơn khác nhau nói lên sự mạnh yếu nhiều dinh dưỡng, ít dinh dưỡng. Ngay nơi long chúng cũng có đất, nước, gió, lửa, màu mùi vị khác nhau. Nếu đã có như vậy thì sẽ có ngã, có hạt sắc căn bản mang sắc tánh nam, nữ. Đã có ngã thì sẽ biểu hiện ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thức biết sợi lông ( sắc) tốt, xấu, khô, ướt, mượt, mịn. Từ đó sanh ra thọ cảm “Danh” ưa thích, ghét, muốn chối bỏ, không nơi đó, ngay nơi đó cũng tự mình với những cọng lông kia sanh sân, hận, si , mê, tham dục…không cần ai đụng chạm đến cũng “ bất tịnh” tự gây đau khổ cho chính mình, rồi lan đến người khác nếu đủ duyên. Đây là nói đến tính chất tự nhiên, cnf nếu nói đến nghiệp, tự nghiệp, riêng nghiệp, cộng nghiệp của chúng ta. Ngay nơi đó sẽ thấy có người vì lông chân mày, lông mi phải tốn tiền rất nhiều để thay đổi hình dáng của lông, nhóm lông. Nếu không có tiền cũng sanh ra buồn giận, tự ti, khổ sở. Nếu có tiền làm được sẽ sanh hoan hỉ. Nếu làm xấu sẽ sanh buồn, giận đôi khi sanh ra những chuyện đối chọi, đấu tranh với nhau do người khác gây tạo làm lông mày, lông mi mình không đẹp. Mất tiền buồn, còn lại buồn vì không đẹp, không thẩm mỹ. Có nhiều người phải mất nhiều thời gian chú tâm vào lông mặt, lông mày, lông mi chăm sóc, cạo tỉa. Ngay nơi đó họ không biết là tâm sẽ sanh ra rất nhiều thọ cảm, rất nhiều ý niệm, thoải mái, dễ chịu, cảm xúc, đau rát, được, tốt, đẹp, xấu, không tốt, không xấu…Đây là một loạt danh sắc xảy ra. Danh sắc thọ cảm, xúc cảm những tâm vương, tâm sở sanh ra như vậy đó. Chúng cũng là những mầm mống đưa chúng ta vào con đường sanh tử luân hồi. Ngoài xã hội khi một người dùng lời nói ngọt, xúc chạm đến ta có những cảm giác thoải mái, hoặc đau đớn, hoặc chửi rủa làm phật lòng chúng ta. Chúng ta sanh sân hận, si mê, tham dục…nó cũng y như những buồi chúng ta cạo sửa chân mày, lông mặt, lông chân. Những cảm xúc đó nó cũng y như khi chúng ta giao tiếp, xúc thọ, xúc chạm, tâm tư nguyện vọng biểu hiện ra khi chúng ta giao tiếp ngoài xã hội. Đó chúng ta thấy trên bề mặt “ danh sắc” vạn pháp có những tướng thô. Còn chúng ta thấy những sắc vi tế, danh vi tế nó ẩn tàng đang biểu hiện rất sau trong tâm thức ta. Cũng ngay nơi những tình tiết, ngay nơi những cử chỉ cắt tỉa, cạo gót lông mày, lông mặt, không khác mầm móng “ bất tịnh” luân hồi sanh tử cũng ngay nơi đó. Chúng ta tỉnh giác sẽ thấy rất rõ, rất hiện thực chân thật. Ở đây chúng ta trên tinh thần tu tỉnh giác, quán sát Vipassana, quán sát chỉ cần thấy biết như vậy thôi, không cần chúng ta phải chấp chặt tâm mình. Ngay nơi những ý nghĩa đó để rồi phương pháp ý nghĩa đó ràng buộc chúng ta. Mà ngay nơi đây chúng ta sẽ thấy nó “ danh sắc” vạn pháp trên tinh thần Đại thừa “ tri huyễn tức lý huyễn”. Thấy biết nó là giả hợp, tức chúng từng pháp một phải được kết hợp nhiều chi tiết nhiều yếu tố, nội dung, nhiều biểu hiện … để hình thành một pháp thô mà ta thấy trước mắt như một đóa hoa. Nó kết hợp nhiều nguyên tố, nhiều vi sinh, ký sinh, điện năng, chấn động động chuyển do những hạt sắc căn bản li ti, đo đất, nước, gió, lửa hình thành. Ngay nơi đó hoa không có tướng nhất đinh do giả hợp như vậy. Cho nên Đức Phật bảo rằng không tướng. Không tướng là không tướng nhất định, do giả hợp. Vì những thành phần hợp lại để trở thành đóa hoa, bản chất chúng cũng đã biểu hiện bằng sự hợp lại của nhiều yếu tố khác. Cho nên gọi là “ giả hợp”. Khi chúng ta thấy trên tinh thần đó là một sự hội tụ sự thấy ở Vipassana, Đại thừa, Mật thừa, Thiền tông nói chúng là Phật đạo. Sự thấy trên giáo lý, giáo pháp của Đức Phật, sự thấy trên trí huệ siêu thoát của Đức Phật. Ở đây chi tạm gọi là thấy trên tinh thần Đại thừa mà thôi. Cho nên chúng ta ở một khía cạnh mà người ta cho là Tiểu thừa, Đại thừa, thiên tông, Mật tông gì đó đừng nên chấp giữ chỗ đứng tạm bợ giả danh đó, mà từ đó sanh ra sân hận, buồn vui, thoải mái…Hãy sống chân thật tỉnh giác trên giáo lý của Đức Phật, không có gì gọi là Tiểu thừa, Đại thừa cả. Ngay nơi đó chỉ có sự sống biểu hiện chân thật, ẩn tàng chân thật.

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 7 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuannadl. trên 19-04-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 19-04-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 22-04-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 22-04-2016(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 06-05-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 30-11-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 08-12-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#17 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 12:04:06(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Con đọc đi đọc lại nhiều lần mà mỗi lần đọc là mỗi lần sáng ra hơn lần trước, tuy vậy vẫn còn rất nhiều điều Thầy Cư Sĩ Thanh Hùng muốn trao truyền nhưng con vì chưa chịu sống chân thật với Mật Chú Chuẩn Đề nên con chưa thể hiểu được rộng hơn.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni Bát Mê Hum.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (15)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.