Thông báo

Icon
Error

2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết


Hỏi:
1. Vì sao đa phần vong linh cõi âm khi về là không chịu xưng danh tánh. Muốn biết họ là ai thì mình có pháp tắc nào không?

Trả lời:


Trong cõi âm rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ như Chư vị các đảng (Nhiều đảng phái ở cõi âm), chư vị Thập loại cô hồn, rồi âm binh, chư vị Binh Đại Càn (tức những người lính khi tử trận) v.v. đó chỉ nói qua phần ở cõi âm thôi ngoài ra còn có các cung cõi cao thấp khác khắp mọi nơi.

Đa phần vong linh không chịu xưng danh tánh có liên quan đến những nguyên nhân sau:

- Những Vong linh mới tượng thai bị phá thai chưa có tên tuổi gì cả cho nên không chịu xưng danh vì không biết tên của mình là gì.

- Những vong linh bị bệnh không đủ các căn thân (Mắt, tai, mũi, lưỡi), tán loạn về ý thức đang chu du khắp mọi nơi vì tán loạn tâm thức chạy hoảng đi tìm xác thân lúc còn sống cho nên tâm thân bất ổn không biết mình là ai.

- Một lý do khác nữa là do những vong linh ngã mạn, sau khi chết xuống đã nhớ lại học bùa chú ở thế gian hay đã gặp được Thầy trong vô hình học hỏi về huyền năng cho nên sanh ngã mạn, không chịu xưng danh tánh khuất phục mình. Và còn có những vong linh ngã mạn cao vời vợi không chịu nghe ai khuyên cả.

- Chư vị có thế lực đảng phái trong vô hình, do thế lực tập thể đảng phái làm cho họ ngã mạng và bảo vệ huyền năng đảng phái họ cho nên giữ bí mật về danh tánh, thế lực của mình.

Trong cõi âm nó phức tạp như thế đó.Cho nên, khi đối diện giao tiếp với nó bạn hãy cầu chư vị độ của mình để được thông tin trong tâm thức, tức chư vị độ hỗ trợ cho mình. Bạn nên nhất tâm tin tưởng vào chư Phật, chư vị vì trong thời quá khứ xa xưa Đức Phật nói ra Thần chú Chuẩn Đề hay các Thần Chú khác thì Chư vị Thiên long Bát Bộ, chư vị hộ pháp, quỉ vương, dạ xoa, tất cả quỉ Thần đều vân tập để nghe và sau khi nghe xong họ đều pháp đại nguyện là sẽ hộ trì chánh pháp, hộ trì Thần chú nầy. Nếu có kẻ trai lành, gái tín nào mà thọ trì thần chú nầy họ sẽ đến hộ trì Thần chú, hộ trì người niệm chú giúp đạt được những ước nguyện. Từ những lời đại nguyện trên, chúng ta hãy đặt niềm tin đến chư vị và nhất tâm trì niệm, tu hành tinh chuyên. Duyên đến thì hãy giúp mọi người thọ nhận lễ điểm đạo, nếu chưa đủ duyên cũng không cần thiết nặng nhọc tầm cầu mọi phương để giúp họ. Muôn sự trên thế gian này đều do ở nơi duyên.

Hỏi:
2. Tại sao khi vong gặp hay nhìn mình trừng trừng?


Trong vấn đề này có những mức độ diễn tiến trong tâm thức ảnh hưởng qua sự tu trì, rèn luyện của mình.

Khi chuẩn bị gặp, giao tiếp với vong âm, trước nhất về mặt bản thân của mình phải có những điều cần thiết xem lại như sau:

- Trong thời gian qua mình có chuyên tâm tu trì niệm Thần chú chưa? Nếu có chuyên tâm tu hành thì từ những công hạnh trên chư vị sẽ gia hộ và từ những huyền năng của Mật chú tạo nên những oai Thần lực làm cho vong âm sẽ khuất phục trước Thần lực của Mật chú. Khi chuyên cần trì niệm, chư vị hộ pháp sẽ đến, ánh sáng và thần lực của các vị làm cho tất cả các vong âm bị hoảng loạn sợ không dám nhìn vào mặt hay hướng của mình. Vì ánh sáng và Thần lực đó rất mạnh, người hành giả đôi ba lần tiếp cận còn thấy khó chịu huống chi là những vong âm.

- Vấn đề thứ hai là về mặt năng lực trong đó có Pháp chú, khăn ấn, ấn khuyết, linh phù v.v. Trong quá trình tu học chúng ta nên có phút giây dừng lại nhìn thử xem mình đang ở đâu, đang có, đang làm những gì có phù hợp với giáo pháp không? Từ đó chúng ta mới biết mình đang thật sự ở đâu và đang cần những gì. Trong bước đường tu hành Mật tông, người hành giả rất cần sự chỉ dẫn truyền dạy của người hướng dẫn, Thầy tổ. Trong những bài học khởi đầu, chúng ta đang nên từ từ mà khởi sự, bước tiến chậm mà mau.
Những hiện tượng ma quái, vong âm, bệnh tà quỉ ta thường gặp trong Xã hội chúng ta không cần bỏ công sức ra nặng nhọc với vấn đề này. Vì mỗi cá nhân chúng sanh ai cũng có nghiệp quả cả. Khi người ta vay nghiệp thì phải bị quả báo. Họ làm ác sanh hại người thì phải bị ác báo, bệnh tật điên loạn, đau khổ. Hoặc họ mắng Thần chửi Thánh có lỗi với Chư Vị Thánh Thần tạo thành những ác báo. Những điều ác mà họ đã làm như vậy đó khi chúng ta không suy nghĩ suy xét cho rõ nhúng tay vào dùng Thần lực của Mật chú và lời Đại nguyện của Chư vị để đàn áp những bệnh tật ác báo của những tội đồ kia thì chúng ta đã vô hình trung làm mất đi Thiên luật, phạm luật Trời. Chuyện xảy ra xem rất nhỏ nhưng cực kỳ tác hại, nó làm mất đi hạt giống Phật.

Từ những sự kiện trên, người hướng dẫn thường xuyên chỉ bảo cho chúng ta. Mỗi người nhận bài học của mình. Hãy nên tự rèn luyện học hỏi cho tốt.

Đây là những vấn đế có phần quan trọng trong bước đường tu học và hành đạo của chính bản thân Thanh hùng đã rút tỉa. Tuy nó không được nhiều và còn rất nhiều sơ suất, chưa mấy gì hay so với những kinh nghiệm khác. Nhưng những chia sẻ trên đây đều xuất phát từ tấm lòng mà Thanh Hùng muốn chia sẻ cho các bạn đạo.

Thanh Hùng,
[/FONT][/size]

Sửa bởi quản trị viên 14/03/2016 lúc 03:24:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
21kimngan trên 15-10-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
HỎI: Thưa Thầy khi hành trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm mình có thể kiết được những ấn gì? Mong Thầy chỉ dùm?


ĐÁP: Đây cũng là một khía cạnh trong khi tu học, có rất nhiều người hỏi như thế. Trong nghi quĩ hành trì Mật chú Chuẩn đề người hành giả thường phải kiết ấn Chuẩn đề tổng nhiếp ( Ấn này được ghi rõ trong nghi quĩ). Nhưng trong phương pháp tu của chúng ta là Thiền quán Mật chú Chuẩn đề. Đã nói đến Thiền thì tâm người hành giả phải tỉnh giác nhẹ nhàng, trong hành trì ta có thể kiết ấn Kim cang quyền, hay ấn Kiết tường của Quan thế âm Bồ tát. Vì sao chúng ta phải học kiết ấn, hạn chỉ có đôi 3 ấn pháp, diễn đàn sao không dạy thật nhiều ấn? Mọi người chúng ta ai cũng thắc mắc như vậy. Quí bạn chúng ta nên bình tĩnh để cho tâm chúng ta quân bình đừng nghiêng lệch một bên nào cả. Đừng đắn đo suy nghĩ vì ấn pháp nó nằm trong một của tam mật gia trì và tam mật này trong quá trình thời gian tu học của từng hành giả nó sẽ chuyển biến. Khi tâm chúng ta an định tuệ quán Mật chú sáng, thì ngay nơi đó sẽ có một động lực từ tâm chúng ta động chuyển. Có thế biết kiết rất nhiều ân, hay kiết ít ấn cũng tuỳ theo phước báo công đức tu học của từng hành giả có khác nhau. Khi chúng ta chuyển lực từ trong nội tâm sang hai tay, khiến cho 2 tay kiết ấn khác nhau, chồng chéo đủ cách. Ngay đây người hành giả nên tĩnh tâm không tự phân biệt là tốt là xấu, hay chấp lấy chấp bỏ gì cả. Mà cứ tĩnh tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm từng chữ, từng câu cho rõ ràng. Phải biết rõ nơi đây. Đây là một quá trình chuyển biến tốt, do người hành giả gia trì công đức niệm tụng mà thành. Cho nên nếu tôi chỉ trước cho quí bạn, thì đó là một điều hại chứ thật không giúp gì cả.

HỎI: Khi chuyển ấn như vậy trong pháp tu gọi là gì? Và khi chuyển rất nhiều ấn như vậy làm sao biết để thực hiện.?


ĐÁP: Câu hỏi cũng rất hay. Khi chúng ta chuyển ấn như vậy được gọi là chuyển liên hoa ấn. Hai tay cuộn xoay tròn với nhau liên tục như hai cánh sen nở. Liên là sen, Hoa là hoa của sen. Khi chuyển được những ấn tướng như vậy, thường bước đầu người hành giả không biết gì về nội dung, chi tiết tác dụng của ấn đó. Nhưng các bạn đừng bận tâm,cứ tỉnh giác mà tu học một thời dài hay ngắn mau hay chậm cũng do công đức tu học của hành giả đó mà đạt được huệ. Một sự sáng suốt biết rõ từ tâm sanh ra. Tất cả pháp môn của nhà Phật đều nằm trên giới, định, huệ.

HỎI: Khi cầu học với tất cả các tông phái khác nhau Thiền, Tịnh, Mật hay các tôn giác khác thì người phật tử, hoặc người thọ nhận đều phải được truyền tam qui ngũ giới cấm vậy. Ở pháp Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này có tam qui ngũ giới không?

ĐÁP: Ở pháp môn này, khi người hành giả thọ nhận, thì tất cả cũng đều được thọ nhận Tam qui Ngũ giới đàng hoàng. Khi người thọ nhận quì xuống tâm hướng về 10 phương chư Phật, 10 phương chư Bồ tát, 10 phương chư vị Thánh chúng. Tất cả ai cũng phải thật thành tâm trước bàn thờ Tam bảo đãnh lễ như trên, cùng đảnh lễ Đức Bổn sư Thích ca mâu ni Phật, Đức A Di Đà Phật, Đức Di Lặc , đảnh lễ Đức Phật Mẫu Chuẩn đề, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Uế Tích Kim Cang Bồ Tát, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đức Phổ Hiền Bồ tát, Đức Địa Tạng Vương Bồ tát, Đức Tiêu Diện Đại Sĩ Bồ tát, đảnh lễ Nam mô Thanh tịnh đại hải Chúng Bồ Tát, đảnh lễ chư vị Tổ Thầy liệt đại tổ sư ba đời Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông. Như vậy là người hành giả luôn luôn qui y Tam Bảo, và ngay nơi đó người hành giả phát nguyện thọ pháp này, nguyện thọ nhận để tu học hoá độ chúng sinh và hộ trì phật pháp. Ngay nơi pháp quán đảnh qui y Tam bảo này người hành giả trong giờ phút thiêng liêng đó được chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng phóng quang tác pháp quán đảnh. Người hành giả ngay nơi giờ phút đó sẽ thấy những năng lực vô hình tác động lên cơ thể của mình như thường thấy như: ra mồ hôi nhiều, cơ thể nóng lạnh khác thường, tay chân động chuyển hoặc trong tâm thấy những linh ảnh khác thường như: hình phật, Bồ tát, chư Thiên hay những linh ảnh khác thường. Những động tác, linh ảnh đó để chứng minh rằng ngay nơi đó đang có chư Hộ pháp, có ánh sáng năng lực của Đức Phật, Bồ tát,chư Thiên. Đây không phải là lời nói suông cho có. Nó cũng không phải gợi lên những ý niệm gọi là mê tín dị đoan. Mà nó luôn luôn thể hiện trên tinh thần phật pháp rõ ràng. Vì khi Đức Phật nói ra thần chú Chuẩn đề, Lục tự đại minh chân ngôn, Tịnh pháp giới chân ngôn, Hộ thân chân ngôn hoặc Uế Tích kim cang hay những thần chú khác. Khi đóđều có vô số chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng, chư Thiên cùng Thiên long Bát bộ đều vân tập đến nghe. Sau khi nghe xong thấy năng lực của thần chú vi diệu luôn đem đến công đức phước báu cứu độ chúng sinh. Nên đều thệ nguyện rằng: Nếu sau này có kẻ trai lành gái tín nào thọ trì đọc tụng biên chép, thì sẽ đến hộ trì giúp cho người thọ trì đó tiêu nghiệp mau đến đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, giúp cho người thọ trì đó mau đạt thành sở nguyện. Đó là lời phát nguyện của chư Phật, Bồ tát, chư vị Thánh chúng, Thiên long bát bộ. Cho nên ngay giờ phút thọ nhận quán đảnh đó mà đàn pháp thanh tịnh vị đó chí tâm cầu thọ nhận qui hướng theo chư Phật, qui hướng theo chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng tất là một sự quy y tam bảo rõ ràng không sai khác theo đường hướng của chư Phật. Đó là sự qui y Tam bảo.

Còn riêng về giới, ngũ giới cấm thì người hành giả được trao ngay mật chú và phương pháp tu học tam mật gia trì. Sao tam mật gia trì phương pháp tu này thể hiện lên giới. Quí bạn chúng ta hãy cùng phân tích.
Khi miệng khẩu người hành giả đọc tụng trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm hay thần chú khác. Người hành giả chuyên tâm trì niệm như vậy. Sau một thời gian ngắn người hành giả đó không bao giờ dùng cái khẩu khí để tạo khẩu nghiệp như nói dóc, nói láo, nói hai lời, nói đâm thọc, nói hại người và vô số cách nói có hại đến con người chúng sanh, xã hội. Từ những khẩu nghiệp đó sẽ biến mất trong tâm của người hành giả. Như vậy người hành giả đó giữ được những giới vọng ngữ. Còn thân người hành giả tay thường kiết ấn đến một lúc nào đó tay chuyển động năng lực, có những năng lực thanh khiết luôn đến bằng những ấn tướng khác nhau. Như vậy người hành giả sẽ giữ được giới trộm cướp sát sanh. Vì tay kiết ấn như vậy khẩu niệm chú như vậy không thể nào giết người, giết chúng sanh cùng trộm cắp. Ngay nơi đây khẩu nghiệp thanh tịnh thân nghiệp thanh tịnh, thì đâu uống rượu được.Còn khi người hành giả trì niệm hành trì tâm ý luôn duyên theo 9 chữ phạn hoặc linh phù, hay những phạn tự, pali tự của chân ngôn. Đã chuyên trì niệm quán tưởng như vậy, cũng ngay nơi đó quán tướng, thiền quán từng cảm thọ, tâm pháp, thân pháp thì tà dâm không còn nữa. Và tất cả những phương pháp son phấn làm đẹp thân thể, trang bị cho thân tứ đại từ từ sẽ giảm đi. Người hành tu theo Thiền quán đi đúng theo phương pháp diễn đàn chia sẻ thì thực hiện được từ 5 giới trở lên nhẫn đến 10 giới.

Những ý niệm này mong rằng quí bạn sẽ giải toả được tâm mình, không còn nghi đắn đo suy nghĩ. Chúc quí ban tu học tốt: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 27/09/2014 lúc 09:01:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ledao  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ledao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 8 lần trong 6 bài viết
Mong thầy chia sẻ mục vấn đáp này nhiều hơn nữa, để giải đáp những khúc mắc cho chúng em trong con đường tu tập
thanks 1 người cảm ơn ledao cho bài viết.
Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
BÁCH PHÁP MINH MÔN VẤN ĐÁP



UserPostedImage



Thời gian vừa qua có rất nhiều quí vị bạn đạo gần xa đã tham gia vào pháp Thiền quán Mật chú Chuẩn Đề và cũng có rất nhiều nghi vấn đặt ra, mục đích tìm hiểu sâu vào sự thực hành trải nghiệm hoặc tham khảo theo thị hiếu của mình. Để đáp lại sự nhiệt tâm của quí vị diễn đàn Tâm Mật sẽ thể hiện một chương mục giải đáp cùng giảng trạch rõ những vấn đề thắc mắc.

Nhằm giảng trạch rõ ràng nhẹ nhàng thực dụng, tránh đi những sự cầu kỳ hay những nghi thức lễ nghi phức tạp. Ở đây sẽ sử dụng bằng những từ chương, câu cú danh xưng thực dụng dễ nhận, như chỉ dùng từ “ Hỏi” để nhằm chỉ một cá nhân, người nào đó hỏi câu hỏi với nội dung chi tiết được ghi lại rõ ràng, và chỉ dùng từ “ Đáp” để chỉ người giảng trạch, giãi bày câu hỏi trên. Phương thức như vậy mong quí bạn niệm tình thứ lỗi khi chưa thực hiện trọn vẹn theo ý nguyện của mình. Ở chương mục này chỉ chú trọng ngay nội dung chi tiết của câu hỏi.

HỎI: Tâm mật là gì?

ĐÁP: Theo sự định nghĩa của Đức Lục Tổ Huệ Năng thì “ Tâm” là “ Có cả thảy sự vật là tâm, Ly cả thảy sự vật là tánh”. “Mật” là những vật những pháp những ý niệm không diễn đạt bằng ngôn ngữ sắc tướng chỉ có sự thể nghiệm ngay nơi đó. Như vậy nếu được chữ tâm thì tất cả sự vật qua sự thể nghiệm đó không có dính mắc một pháp nào cả. Hay nói đúng hơn là sự biết rõ ràng không ngăn ngại.

HỎI: Diễn đàn Tâm Mật pháp môn giữa Thiền và Mật chú Chuẩn Đề phải không? Tại sao hai pháp tông đó mà không tu ở pháp môn khác?

ĐÁP: Từ thực tế qua sở tu đã đem lại sự an lạc cho chính bản thân và đúc kết lại kinh nghiệm sở tu của người xưa mà hình thành nên. Ở đây dùng Thiền tông để thể hiện lý tánh qua kinh Kim Cang, Bát Nhã, Lăng Già, Lăng Nghiêm, Viên Giác, Pháp Bảo Đàn Kinh, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Tất cả những bộ kinh này luôn sống trong thể tánh và nó được 10 phương 3 đời đều nói lên kinh này. Còn Mật tông thì dùng thần chú: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Lục tự đại minh chân ngôn: Om Ma Ni Pad Mê Hum, Uế tích kim cang. Những mật chú này ba đời Chư Phật cũng đã nói ra.
Nhưng ở đây đi vào tu học chỉ thể hiện lên lý tánh thanh tịnh để chuyên chở Mật chú Chuẩn Đề, luôn lấy lý tánh thanh tịnh để chuyên chở Mật chú Chuẩn Đề, luôn lấy lý tánh làm nền tảng và lấy Mật chú Chuẩn Đề thể hiện lên thể dụng của tự tánh. Tinh thần Hiển Mật viên thông là nền tảng tu học của diễn đàn Tâm Mật.

HỎI: Diễn đàn Tâm Mật có lệ thuộc ở một diễn đàn nào khác, hay một khía cạnh tâm thức tư tưởng nào không?

ĐÁP: Diễn đàn Tâm Mật luôn đi theo con đường chánh pháp của chư Phật. Như các bạn thấy đó luôn thể hiện tu học theo diệu lý trung đạo của những bộ kinh Đại thừa Phương Quảng của Đức Phật, luôn giữ bảo vệ hộ niệm lý tánh thanh tịnh đó bằng Mật chú. Từ đó diễn đàn Tâm Mật không lệ thuộc ở bất cứ một diễn đàn hay được điều khiển bởi một loại tư tưởng lý đạo của ai. Diễn đàn Tâm Mật luôn tôn kính chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng, kính tin Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng luôn lấy giáo pháp của Đức Phật để tu học và chia sẻ với mọi người với lòng tự nguyện của cá nhân đó muốn thọ nhận để tu học.

Diễn đàn Tâm Mật luôn luôn tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước để sửa mình cho có cuộc sống an lành hạnh phúc.

HỎI: Theo nghi quĩ hành trì của diễn đàn Tâm Mật thì thấy trong đó có đầy đủ Ngũ Bộ Chú:

1. Tịnh pháp giới chân ngôn: Úm Lam
2. Hộ thân chân ngôn: Úm Xỉ Lâm
3. Lục tự đại minh chân ngôn: Om Ma Ni Pad Mê Hum
4. Mật chú Chuẩn Đề: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. ( Bộ lâm)
5. Nhất tự Đà la ni: Bộ Lâm
Đã có 5 thần chú như vậy sao gọi là chuyên tu về Mật chú Chuẩn Đề xin thầy chỉ rõ?


ĐÁP: Ở nghi quĩ có đầy đủ 5 thần chú gọi là Ngũ Bộ Chú. Để nói rõ vấn đề chuyên tu về Mật chú Chuẩn Đề, thì quí bạn nên hiểu rõ như thế này.

Ở nghi quĩ - Tịnh pháp giới chân ngôn: ÚM LAM , Hộ thân chân ngôn ÚM XỈ LÂM, quí bạn được quyền tự do niệm từ 7 lần ( 7 biến) trở lên cho đến 108 lần, hay nhiều hơn nữa cũng được. Việc này nó tuỳ thuộc theo sự phân định thời gian trong những buổi hành trì, hoặc trong đi, đứng, nằm, ngồi. Cũng có những trường hợp khi hành pháp, chúng ta có thể đọc trì niệm Úm Lam nhiều đến hàng trăm biến hoặc hàng nghìn biến để đáp ứng mục đích làm cho pháp sự, đàn tràng nơi đó được đầy đủ sự thanh tịnh, thanh khiết, làm cho vật thực thanh tịnh thanh khiết cũng phải cần niệm nhiều biến. Rồi đôi khi ở những đàn pháp mà mục đích yêu cầu cần thiết bảo vệ thân tâm của mình, của người khác có liên quan đến đàn pháp, thì cũng phải cần niệm Úm Xỉ Lâm hàng trăm biến trở lên. Còn bình thường, thì như tôi nói cứ 7 biến trở lên tuỳ theo tâm nguyện của mình mà trì niệm.

Lục tự đại minh chân ngôn: OM MA NI PAD MÊ HUM. Chân ngôn này nói cũng là tâm pháp quan trong, quí bạn nên chú ý niệm nhiều lần, nhiều hơn 108 biến để có những tha lực giúp quí bạn thực hành tu học, hay thực nghiệm trong hành pháp.
Đây mới đến ý niệm chuyên tu Mật chú Chuẩn Đề: ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM. Thần chú này yêu cầu quí bạn nên nhẫn nhục tinh tấn niệm trì nhiều chừng nào tốt hơn chừng ấy. Còn nếu để tôi qui định thì quí bạn phải niệm hàng ngày ít nhất 1080 biến. Tất 10 xâu chuỗi và phải niệm kèm theo trong ngày, bất cứ giờ phút nào khi chúng ta rảnh rang công việc. Niệm như vậy nó cũng chưa phải là nhiều, nhưng cũng giúp quí bạn được những tha lực nhất định của từ chư vị Hộ pháp. Giúp cho mình được mưu cầu hạnh phúc bằng năng lực của Mật chú.

Có người bảo rằng: “ Tôi tu theo Mật chú , ít có sự chuyển động, gia hộ, chưa thấy một năng lực nào cả. Chỉ thấy khi tôi thọ nhận pháp, thọ nhận linh phù thôi”. Tôi hỏi người đó: “ Vậy hàng ngày quí bạn thọ trì được bao nhiêu biến?. Bạn ấy trả lời: “ Độ khoảng 108 lần”. Với số niệm như vậy là quá it, mà tham cầu vào việc gì để cầu thành tựu thì không có rồi. Cũng như người đi buôn, đi làm ăn hàng ngày chỉ tạo ra được 100 đồng. 100 đồng đó không đủ trang trải trong cuộc sống hàng ngày thì có đủ đâu để sắm sửa phương tiện vật dụng tốt hơn và chưa nói đến nợ nần thời quá khứ họ đã vay mượn. Không đủ sống thì làm sao trả nợ, mong cầu như vậy là một điều vô lý không thể có được. Người tu cũng vậy chỉ niệm 100 biến chưa đủ để cuộc sống thời gian hiện tại đó được an lạc, chớ còn đời hỏi ở năng lực và trả nghiệp, giải nghiệp đời trước, không có bao giờ.
Từ sự thực hiện, ý niệm như thế mà không thành tựu đáp ứng lòng tham cầu của mình, thì do tâm tham, sân, si mê ấy vọng tưởng suy ngẫm tìm cầu những cảm giác lạ, những tư tưởng lạ, những hình ảnh lạ mà tâm không biết rõ nơi đó là gì. Không hiểu rõ thì là mê tín dị đoan.

Người ta nói mê tín dị đoan thực tế họ không hiểu ý nghĩa của từ ngữ này. Mình mê mờ không biết sự suy nghĩ mục đích chi tiết, nội dung mình đang ý niệm, đang làm đó là gì. Chỉ thoang thoáng qua đó là mê tín. Dị đoan - Dị là khác. Đoan - là đoán, sự đoán tin mờ mịt ( mê tín dị đoan). Từ đó hình ảnh ý niệm Thần, Thánh, Quỷ, Ma...cùng tất cả cảnh sắc cũng thể hiện ra. Rồi ngay đó cảm nhận cho rằng ta là Thần, là Thánh và tất cả những cái gì nhằm đáp ứng sự tham cầu của mình. Nếu chúng ta tu niệm như vậy là vọng tưởng, tham, sân, si.

Quí bạn phải cố gắng tinh tấn niệm nhiều lần, được sự nhất tâm thì tinh thần mới an lạc, lấy cái công sức, ý niệm, quán tưởng trì niệm ( công đức) thần chú đó để đổi lấy cái ước mơ hạnh phúc của mình.

Ý niệm trì niệm này, mong quí bạn hiểu rõ để tu học cho thật tốt. Tất cả năng lực an lạc hạnh phúc chính nơi tâm của mình đừng tìm cầu nơi khác. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm chuyên cần.

Sửa bởi quản trị viên 09/03/2017 lúc 06:06:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 22-09-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
Thuannadl  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Thuannadl

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết
Những giải đáp của Thầy đã xóa tan những băn khoăn trong con.Con sẽ cố gắng miên mật tu tập để mỗi ngày được tiến bộ hơn
thanks 2 người cảm ơn Thuannadl cho bài viết.
Thuong76 trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
HỎI: Khi hành trì Mật chú Chuẩn đề trong đi, đứng, nằm, ngồi phải thực hiện như thế nào cho phù hợp theo thời gian, theo mức độ công việc làm ăn sinh hoạt mua bán hoặc các ngành nghề? Xin được hiểu rõ tường tận hơn.

ĐÁP: Khi chúng ta thực hành hàng ngày trì chú Thiền quán thì đã có sẵn nghi quĩ hành trì Mật chú Chuẩn đề trên diễn đàn TâmMật. Diễn đàn cũng đưa ra nghi quĩ nhằm đáp ứng từng thành phần khác nhau. Nhưng những nghi quĩ đó có khi cũng chưa phù hợp với những người, những hành giả thực hiện theo Thiền quán, hay những hành giả không thích có những sự suy nghĩ nhớ nghĩ trong đầu làm tăng sự nặng nhọc cho hành giả khi muốn thực hiện hành trì thật đơn giản. Nếu quí bạn nằm trong tình trạng tâm thức nêu trên thì các bạn nên niệm như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni phật,
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề,
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát,
Nam mô Uế Tích Kim cang Bồ tát
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Niệm như thế rồi cứ niệm ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM xuyên suốt trong đi, đứng, nằm, ngồi. Có thể quí bạn niệm ÚM LAM – ÚM XỈ LÂM – OM MA NI PAD MÊ HUM xen vào cũng được. Niệm trì như thế trong qúa trình trì niệm nên dùng tưởng niệm thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Gió reo cũng nghe thần chú, tiếng xe cũng nghe, tiếng động âm thanh cũng nghe, những cảm giác thọ cảm, đau đớn, an lạc khổ đau cũng tưởng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Niệm như thế mới gọi là Thiền quán.

HỎI: Khi hành trì Mật chú phép quán 9 chữ Phạn nếu không thực hiện có được không?


ĐÁP: Chúng ta thực hiện tu học theo pháp môn Thiền Quán Mật chú như vậy là không được. Vì ngay trên văn tự Thiền Quán Mật chú Chuẩn Đề là chúng ta đã sai rồi. Thiền là gì? Ở đây tạm gọi đơn giản để chúng ta dễ nhớ, dễ thực nhận. Thiền tức là ngay nơi hiện tại niệm trì đó tỉnh giác, biết rõ cái gì trong khi niệm. Quán là thấy rõ, soi rõ. Như vậy ngay nơi niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Trong tâm nghe rõ âm thanh 9 chữ và nơi tâm ý đó quán tưởng rõ 9 chữ phạn, tay chúng ta kiết ấn như vậy gọi là Tam mật. Đa số chúng ta không quan trọng ở sự quán tưởng. Ở đây quán tưởng còn chia thành hai: 1. Quán tưởng âm thanh. 2. Quán tưởng linh phù. Trong đó chó 9 chữ Phạn. Đây là bước đầu căn bản nhất người hành giả khi tu học Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này bắt buộc phải thực hành như thế. Không những quán tưởng 9 chữ Phạn Mật chú Chuẩn đề mà Ngũ bộ chú khác khi thực hiện cũng phải quán tưởng.

HỎI: Xin cho hỏi tu học theo Mật chú Chuẩn đề mới bao giờ có năng lực?

ĐÁP: Đây là câu hỏi chắc những hành giả nào khi tu theo Mật chú cũng đều có nghi vấn ở điều này? Có năng lực hay không nó đòi hỏi ở những khía cạnh như:
1. Pháp – phương pháp tu.
2. Kỹ thuật tu trong đó có kiết ấn, ngồi, hít thở
3. Sự tín nhiệm, đức tin.
4. Kiên nhẫn trì niệm.

Ở bước đầu trên cơ bản người hành giả đã được chỉ rõ ràng về phương pháp tu, kỹ thuật tu. Đã có chia sẻ với quí bạn rằng. Trong hành trì sau khi đảnh lễ Tam bảo xong người hành giả ngồi ngay ngắn, đầu cổ lưng thẳng, ngồi kiết già hoặc bán kiết già, hoặc ngồi cách khác sao cho cột sống lưng, cổ thẳng thoải mái. Ngồi trong tư thế thư thái, hơi thở hít vào thở ra, nhẹ nhàng. Mỗi hơi thở ra biết hơi thở ra, mỗi hơi thở vào biết hơi thở vào tâm an tịnh, trong tâm tưởng niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Thở như vậy tâm niệm an tịnh rồi chúng ta quán tưởng 9 chữ phạn. Tu niệm như vậy một thời gian cho tâm thuần thục ta nên nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum vang lên trong tai ta. Chúng ta tu học như vậy với tâm thật kiên nhẫn tinh tấn không lùi bước. Các bạn đừng nghĩ rằng năng lực từ đâu đến, đừng tìm kiếm nơi nào cả, nó nằm ngay nơi tâm, ngay nơi sự tu niệm đó. Các bạn phải có thời gia tu niệm, phải có hàng vạn biến trở lên nhẫn đến một triệu biến. Nhiều đời nhiều kiếp chúng ta gây tạo nên vô số vô biên pháp thiện ác chồng chất lên nhau. Hôm nay chúng ta trì niệm tạo năng lực tinh hoá nghiệp lực kia được trong sạch rồi thì nó mới đúng nghĩa là hàng phục được pháp. Tức qui phục được pháp ( Tạo năng lực)

Trên bước đường tu học căn bản quí bạn phải thực hành quán tưởng phạn tự linh phù thật chuyên cần. Hàng ngày chuyên cần quán tưởng như vậy tức là gởi tâm lực mình vào linh phù, cửu tự đó cho nó sống lại để nơi chữ đó có những linh thể. Cũng như quí bạn trồng một cây hoa hàng ngày vun phân, bồi đắp cắt tỉa tưới tẩm thầm nói tạo cảm xúc thọ cảm cho nhau. Khi nó thành hình thì nó sẽ có một vẻ đẹp tạo cảm hứng cho người, và ngay nơi đó hoa đó nó cũng có một năng lực vô hình khiến cho nhiều người phải nhìn ngắm cảm khích nó. Đây có phải là năng lực không, không khác tại mọi khía cạnh tư tưởng tầng lớp, chủng loại có sai biệt khác nhau mà thôi. Nếu các bạn chọn pháp môn tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này mà không tu quán tưởng thì khó thành công, tìm cầu năng lực khó được. Và khi bước sâu vào sự tu học giải thoát hành pháp, hành sự độ sanh làm sao quán tưởng linh phù pháp ấn và nơi tâm ấy không có dấu vết sự sanh quán linh phù thì không phát triển.

HỎI: Khi xem bài viết của Thầy con biết sự qui y theo Tam bảo rồi. Nhưng con còn thắc mắc nghi vấn muốn hỏi để được rõ hơn là trước đây con đã theo đạo thánh thần thường đến các đền để cầu cúng. Nay qui y phật rồi còn phải đi cúng bái như trước không? Con xin thầy chỉ cho.

ĐÁP: Ở đây không nằm trên một ý niệm bài bác hay chối bỏ một đạo giáo nào cả, mà ở đây chỉ chỉ đi theo con đường của Đức Phật trí huệ giải thoát của Đức Phật để lại cùng những lời dạy của chư Tổ, Thầy. Lời cổ đức nói rằng: Đã qui y theo Phật không qui y theo Thiên, Thần , Ma quỉ. Tôi xin trích lại nguyên văn của qui y Tam Bảo.

1. Quy y Phật, đệ tử nguyện trọn đời không qui y Thiên thần, Quỷ vật
2. Quy y Pháp, đệ tử nguyện trọn đời không qui y ngoại đạo, tà giáo.
3. Quy y Tăng, đệ tử trọn đời không qui y Thầy tà, bạn dữ.

Đệ tử: - Nguyện bỏ các điều ác,
- Nguyện làm các việc lành,
- Giữ thân tâm thanh tịnh,
- Làm phật tử chân chánh.

Trên đây là văn qui y, mong quí bạn hãy nương theo chánh pháp của chư phật để lại.


HỎI: Nếu nói rằng qui y Phật, bất qui y Thiên Thần Ma Quỉ. Vậy sao con đi các chùa thấy rất nhiều tăng ni thờ cúng đàn pháp đủ bất cứ môn nào, tông nào cũng thờ cũng bái lạy. Như vậy hỏi Thầy xem coi có đúng với con đường tu của chánh pháp đức Phật chỉ dạy không?

ĐÁP: Câu hỏi này khi quí vị đặt thành câu hỏi ngay nơi ý niệm lời nói cảnh quang quí vị đã thầm quán xét cho rằng đúng hay sai rồi. Ở đây chỉ căn cứ lấy nền tảng phật đạo làm căn gốc, làm tông chỉ thì từ phương pháp tu, đàn pháp nơi thờ tự và tất cả việc hành pháp cũng chỉ tôn có Đức Phật cùng chư vị Hộ pháp Thiên long bát bộ không gì khác hơn. Có tôn thờ hành pháp cúng tế cầu nhờ một thế lực vô hình nào dù bằng danh từ khác với danh từ chỉ Phật, Bồ tát, Chư Thiên Long Bát Bộ thì ngay nơi đây cũng không chấp nhận người hành giả đó đi đúng theo con đường Thiền quán Mật chú Chuẩn đề. Và để nói rõ hơn điều đó quí bạn hãy nhìn nhận khách quan xem coi trong các kinh của Đức Phật từ kinh nguyên thuỷ pali, phạn tự cho đến những bộ kinh Phương quảng Đại thừa cũng chưa có một kinh nào chỉ dạy thờ cúng các vị danh xưng khác. Khi quí bạn thấy khác nhưng theo những điều nói trên thì đây thật lòng mà nói mong đừng tin đó là Phật pháp. Không thể nào trước bàn thờ Tam Bảo mà dâng rượu thịt, nhảy múa lung tung. Đạo Phật luôn luôn thanh tịnh, không chú trọng thanh âm sắc tướng.

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:25:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 07-11-2016(UTC) ngày, haimat trên 01-05-2021(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
ledao  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ledao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 8 lần trong 6 bài viết
Em vẫn còn lơ là quán tưởng 9 chữ thánh phạn. Lời chia sẻ của Thầy giúp em tỉnh giác hơn trong giác niệm này.

Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm
thanks 3 người cảm ơn ledao cho bài viết.
cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 09-08-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết

HỎI: Con người sau khi chết có linh hồn không?

ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này trước nhất chúng ta xác định rõ lập trường tư tưởng theo Phật giáo. Nếu đã theo giáo lý của Đức Phật thì con người sau khi chết và lúc còn sống không có linh hồn, Đức Phật không chấn nhận linh hồn của từng cá nhân vì sao? Vì nếu chúng ta mỗi người đều có một linh hồn cá biệt khác nhau. Vậy thì linh hồn đó sau khi chết, hiện trạng cuộc sống tư tưởng của cá nhân đó sẽ luôn luôn là linh hồn đó. Thí dụ: Anh A khi chết vẫn là linh hồn của anh A. Còn Thượng đế và Thánh thần thì cũng là linh hồn của Thượng đế Thánh thần. Người ngu sẽ mãi trong linh hồn người ngu, người khôn, người ác, người thiện sẽ mãi là như vậy. Nếu căn cứ theo cuộc sống hiện tại của chúng ta thì có lúc buồn khổ, có lúc vui, có lúc trở thành người ác, người thiện có lúc thành khôn, lúc thành dại. Tất cả ý niệm, ý thức tập nghiệp luôn biến chuyển chứ đâu có thật thụ nhất định là linh hồn của người ác mãi mãi là ác, còn người thiện mãi mãi là thiện không có chuyện đó trong thực tại của kiếp sống con người và sau khi chết.

Đối với nhà Phật đức Phật chỉ nói đến nghiệp thức nhân quả. Nghiệp thức nhân quả sẽ đưa con người đi theo những chủng nghiệp của họ tạo ra và thành đạt hoại diệt khổ sướng ...đều do tạo nghiệp ( nhân) và trả lại những gì mình đã gây tạo ( quả). Từ chi tiết nội dung như thế chúng ta mới thấy con người chuyển hoá thành thiện, thành thánh thần giải thoát. Và chuyển hoá từ thiện sang ác, từ ác sang thiện nằm trên thành, trụ, dị, hoại diệt. Giáo lý nhà Phật thấy biết ngay nơi nghiệp lực chuyển đổi của chúng sinh ( vọng tưởng vô thường).
Con người chúng ta vì vô minh nên chấp có ngã thật ( có ta thật = linh hồn), và từ đó biến thành nhân ( nhân = con người khác), chúng sinh thọ giả cùng nhau trôi lăn trong sự chuyển vận vô thường. Ngay nơi đây Đức Phật vì lòng đại từ đại bi chỉ cho chúng ta con đường giải thoát là hãy tự nhìn thấy sự vọng nghiệp chuyển đổi vô thường đó mà tự quay nhìn lại cái tự tánh thanh tịnh của mình hằng có bao đời.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

HỎI: Thưa Thầy cho con hỏi một điều, mong thầy giải nghĩa giúp con, vì lòng không biết cho nên mới hỏi. Thưa thầy có những diễn đàn nói rằng họ đang hoằng hoá hướng dẫn tu theo Mật chú Chuẩn Đề, nhưng sau con thấy họ đưa lên những hình ảnh tôn kính đến những vị Mẫu, những hình ảnh Thánh thần tiên của sự tín ngưỡng dân gian. Vì những tư tưởng đó theo con thấy không phải là một tôn giáo hiện hành hiện nay. Họ tu học và hoằng truyền Mật chú Chuẩn Đề trên hình thức đó như thế có được không? Mong Thầy giải thích cho.

ĐÁP: Đây cũng là một câu hỏi của rất nhiều đạo hữu gần xa, quí bạn đó cũng đã từng gọi điện thoại trực tiếp để hỏi qua vấn đề trên. Nhưng trong quá trình diễn đàn hành đạo chuyên tu về Thiền quán và Mật chú. Lúc đó chưa đủ cơ duyên để trả lời những câu hỏi trên. Nay diễn đàn Tâm Mật đã thực sự đi vào chiều sâu của sự chuyên tu Thiền quán Mật chú. Trong thời gian qua diễn đàn đã từng bước hoàn thiện mình, mạnh dạn tách rời, loại bỏ đi những tư tưởng mang màu sắc tín ngưỡng như trên. Và trong bước đường hành phápvừa qua chúng tôi cũng cóđi đên nhiều nước như Ấn độ, Nepal, Thái lan, Myama va chạm nhìn thấy kiến giải rất nhiều vấn đề. Từ nhìn thấy những tư tưởng trên kết hợp với bản thân tu học và những tư tưởng hiện tại tín ngưỡng đang nhìn thấy. Ba góc nhìn trên đến hôm nay chúng tôi quyết định, khẳng định tâm quyết chỉ có một con đường tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề không sai khác. Đây cũng là một cơ duyên, chúng tôi xin trả lời giãi bày những câu nghi vấn trên với một lòng tâm quyết theo đúng con đường Phật đạo.
Trước khi trả lời câu hỏi trên xin nhắc lại lời: “Qui y phật bất qui y thiên thần ma quỉ vật”. Trong câu nói đó qúi bạn đã hình dung được con đường phật đạo tu theo Thiền quán Mật chú Chuẩn đề là như thế nào rồi. Như vậy đúng theo lời Phật dạy, khi qui y Phật, Pháp, Tăng thì người hành giả phật tử phải gạt bỏ mọi tư tưởng tín ngưỡng theo thiên thần, ma quỉ vật tà sư. Theo trong nội dung câu hỏi quí vị mô tả sự kính tin thờ phụng hình ảnh trên thì chứng tỏ diễn đàn đó không phải đi theo đúng con đường của đức Phật. Quí bạn hãy nắm lấy giáo lý trên tự tâm khách quan của mình mà phân biệt thì sẽ thấy một loạt ý niệm hình ảnh khác không phải của giáo lý Đức Phật. Ở đây chúng tôi cũng không muốn lún sâu vào sự phiền phức, chỉ gợi lên cho quí bạn một số ý niệm và khẳng định rằng Mật chú Chuẩn Đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm không thể hoằng hoá chỉ dạy theo hình thức mà bạn đã mô tả. Vì Mật chú Chuẩn Đề, Ngũ Bộ chú là Phật bộ là tâm chú của chư Phật, tâm chú của những vị cổ Phật như: Đức Phật Mẫu Chuẩn đề, Đức Quan thế Âm Bồ tát, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đức Uế Tích Kim cang Bồ tát...Tất cả Mật chú được chia sẻ trên diễn đàn đều là tâm chú của chư Phật cả. Còn về mặt Hiển giáo diễn đàn Tâm Mật luôn thể hiện giáo lý Đại thừa thấy tánh thành phật dựa trên những bộ kinh Đại thừa Phương Quảng của Đức Phật như: Kim cang, Bát nhã, Lăng già, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Viên giác, Pháp Bảo đàn kinh. Ở đây chúng tôi không trực tiếp lún sâu vào để trả lời câu hỏi trên nhưng mượn phương pháp tu học Thiền quán Mật chú Chuẩn đề để chỉ cho quí bạn thấy rằng giáo lý tư tưởng của Phật luôn nằm trên lòng đại từ đại bi không thể sát sanh hại vật cúng tế, không đem mạng sống chúng sinh ra để dâng cúng cho một vị thần, thánh tiên. Vì chư Phật không ăn thịt của chúng sinh. Đức Phật như vậy thì đệ tử, giáo lý của Ngài cũng thể hiện lên điều đó. Giáo lý của Đức Phật luôn lấy trí huệ giải thoát làm nền tảng, trí huệ giải thoát đó không còn chấp 2 bên có và không. Ở giữa luôn đưa con người về với tự tánh thanh tịnh ( Bát nhã), không dạy con người chúng sanh trên nền tảng tử tưởng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Ngay nơi giáo lý ấy người hành giả phải thấy sự giả hợp của thân tâm luôn biến chuyển không thực thể. Cho nên không chấp vào ngã nhân, ta và người. Khi thấy có ta mới khẩn cầu ( có người cầu) thì sẽ có người ban. Từ ngay nơi đó có chư vị thần linh ban cho. Được thì vui, không được thì buồn ( thọ giả). Và khi cầu cũng như vậy, luôn có sự sai biệt phân cấp ta, người, thần, thánh . Đây là tướng chúng sanh, tứ tướng đây theo kinh Kim cang. Người tu theo Phật đạo tâm không dính mắc, tất cả sự diễn giải này cũng là nhằm trả lời câu hỏi của quí bạn.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


HỎI: Những người bị tai nạn giao thông chết trên đường thì nghiệp thức dẫn họ đi về đâu?


ĐÁP: Câu hỏi bạn nghi vấn thật hay. Trình tự tôi sẽ giải thích cho quí bạn.
Về tâm sinh lý của một con người khi đang đi trên con đường lúc chưa xảy ra tai nạn, thì người đó họ đang trong tình trạng sức khoẻ cũng tốt. Sức khoẻ tốt thì họ mới đi xe, hoặc đi bộ tới lui được. Và tâm lý lúc đó họ không bao giờ nghĩ, hay biết mình sắp chết. Đôi khi trạng thái tâm lý người nếu tỉnh thức được sẽ có những sự nôn nao, buồn bực khó tả, khó hiểu trong tâm họ. Nhưng với cái biết mơ màng đó người ta có thể suy nghĩ biết sẽ có một điều nào sắp xảy ra. Chỉ biết mơ màng thôi. Bất thần đang đi dù cho người đó biết và không biết những gì sắp xảy ra đi nữa, nhưng họ luôn bảo thủ từ trong đáy lòng tâm thức họ là tôi, tôi đang sống. Bất thần. Đùng! một cái, một chiếc xe khác đâm vào xe họ, hoặc đâm vào họ với một lực thật mạnh khiến cho thân xác banh ra, nát ra, làm cho lục phủ ngũ tạng, thần kinh không còn hoạt động nữa. Ngay nơi tiếng đùng đó từ sự biết trong đầu người đó. Ngay nơi cái biết đó làm cho thất thần, thần tán loạn, thân và tâm tách ra trong tích tắc đúng với lời nói dân gian là “ Hồn phi phách tán” thần thức bay ra khỏi xác. Thường thần minh theo y học Đông phương thường tàng trong tâm, trong gan, trong thận. Sự va chạm cảm giác cùng sự ý niệm biết của ngã chấp bảo thủ lâu đời, trong tích tắc sát na đó tiềm thức ( ngã chấp – ý) qúa sợ tán ra bên ngoài thân thể, và khi bình tĩnh lại thần thức nhập vào thân thể lại theo quán tính tự nhiên. Khi thần thức va chạm vào thân thì liền ngay nơi đó có tiếng nổ vang lên. Vì thân thể lúc đó lục phủ ngũ tạng đã hư. Thân thể không còn nguyên vẹn, các khiếu đã hư. Hay nói đúng hơn có thể lúc đó chỉ là thuần âm, và thần thức cũng là âm chạm nhau gây ra tiếng nổ trong tâm thức vô hình. Hai cực đồng thì tách ra.
Cũng như khi chúng ta nằm mộng chiêm bao thấy đi đây đi đó vui vẻ, khổ đau, sự thọ cảm cũng rất rõ ràng và luôn thể hiện lên cái có ta ngay đó. Nếu trong trường hợp chúng ta đang mơ, đang đi tới lui đó. Ngay nơi giờ phút đó có một người dùng súng hay một chất sát hại nào làm cho thân banh ra, nát ra thì thần thức cũng y như vậy không vào trở lại được mà phải sống trong thân trung âm cùng ý niệm đi tìm xác thân của mình, mang theo sự u mê vô minh mê mờ trong đau khổ. Nghiệp thức người bị tai nạn giao thông đụng xe trên cũng vậy. Họ cứ mê mờ ôm tâm đau khổ tìm thân mình mãi, họ không nghĩ và tỉnh thức nghiệp thức như vậy cứ mãi ở nơi đó, nơi đã xảy ra đụng xe không đi nơi khác. Nếu tâm người đó quá sân hận sau một thời gian người đó biết mình đã chết mất thân thì bèn đem sự sân hận đó trút lên đầy của những người lưu thông ngang qua nơi đó. Khi những con người đi ngang qua nơi đó tâm bất ổn, tinh thần không ổn định vọng tưởng hướng tâm theo sự tham, sân, si. Cái lửa tham, sân, si dục vọng đó nó sẽ chiêu cảm đến người chết, vong linh tại nơi đó. Vì lòng tham sân si của vong linh đó quá mạnh hoá thần oán hờn, lửa oán hờn ấy sẽ là một lực vô hình tác động vào tâm thức, nghiệp thức chân linh đó làm cho chân linh đó mù quáng mê mờ tạo nên tai nạn tiếp theo bằng lực xô tác động hướng tâm người đang lưu thông trên va chạm đụng xe hoặc té mà chết tiếp. Cho nên quí bạn thấy những nơi nào có tai nạn giao thông chết người thì nơi đó sẽ xảy ra liên tục tai nạn giao thông tiếp theo. Người bị tai nạn giao thông chết thường có những trường hợp khác xảy ra tốt hơn khi được tác động qua những phương pháp cầu siêu, chiêu hồn của Phật đạo, nhờ thần lực của Mật chú cùng từ lực của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng.

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:25:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 06-11-2016(UTC) ngày, haimat trên 01-05-2021(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
phuonghao  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Ôi phật pháp cao siêu
Con hiểu được đôi điều
Đã thích thú khoe khoang
Không khiêm cung kín đáo
Làm hao tổn thiện căn
Phát sinh nhiều trở ngại...
Cám ơn thấy đã chỉ rõ sự lười biếng ngã mạn nơi con
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm
thanks 2 người cảm ơn Guest cho bài viết.
Anh Tuyet trên 07-11-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 09-08-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
HỎI: Như Thầy nói tất cả những người bị tai nạn giao thông bất thần chết, thì thần thức luôn ở nơi đó. Vậy để hoá giải nghiệp thức đó đối với gia đình và người sống hiện tại này phải làm sao? Xin thầy giảng giải giúp.

ĐÁP: Xin nhắc lại với quí vị rằng đối với nhà Phật vạn pháp không nhất định nó luôn biến chuyển. Nếu vô thường biến chuyển như vậy thì muôn sự muôn pháp bao giờ cũng có ý niệm niềm tin nơi đó. Để hoá giải vấn đề trên đòi hỏi người thực hiện phải có những khả năng nhất định về mặt tâm linh năng lực. Người thầy đứng ra làm lễ pháp sự chiêu hôn này phải có một thời gian tu học chuyên cần. Qua sự tu học chuyên cần người hành giả đó đã gặt hái được những linh lực, pháp ấn, pháp chú thành tựu nhất định theo từng cấp độ. Có những cấp độ tư tưởng năng lực phù hợp với tình huống chi tiết nội dung của vấn đề thực hiện chiêu hôn giải oan cho vong. Nếu không đầy đủ phù hợp năng lực đối với vấn đề thực hiện thì người thầy người hành giả đó sẽ chuốc lấy tai hoạ và những người liên quan. Hay nói đúng hơn nó sẽ di hoạ đến mọi người rất nguy hiểm. Tôi xin kể cho quí vị nghe một câu chuyện mới đây mà chính tôi thấy nghe thực chứng. Vào khoảng gần rằm tháng riêng năm 2009. Ngay quê tôi những vị sư cùng những vị ni cô họ đã được xuất gia tu học rất lâu. Trước ngày rằm đó quí Tăng ni đó tổ chức một nhóm phật tử nam nữ lại để cùng hộ làm những lễ chiêu hồn âm binh các đảng trên sông, trên quốc lộ khu vực địa phương của họ. Quí vị này tạo một chiếc ghe máy cũng lớn để bàn thờ vong và thiết lễ đàn tràng chiêu hồn trên sông. Họ cho ghe chạy tới chạy lui khoảng mấy chục km gì đó ( tôi chỉ ước tính). Qua một chuyến đi vòng quanh sông trở lại, họ rước vong ấy lên một ngôi chùa rồi làm lễ thí thực an vị cho những vong nhân đó xong, thì bổn phận nhang khói là do chùa nhận trách nhiệm. Đó là nội dung câu chuyện rước vong trên sông. Qua ngày hôm sau cũng đoàn người tăng ni đó họ lại thuê một chiếc xe tải cũng thiết lễ đàn tràng chiêu hôn chân linh cô hồn các đảng âm binh. chiếc xe ấy chạy tới lui đoàn người đó trên xe cứ chuông mõ liên tục. Cho đến một thời gian, một đoạn đường hạn định họ lại dừng ngay ngôi chùa mà họ đã trục vong trên sông. Một lẫn nữa nghi lễ chiêu hôn vong linh được lặp lại để rước vong vào chùa lần 2.

Qua hai lần rước vong đó trên đoạn đường quốc lộ đó những điểm nóng, những điểm mà tại nạn giao thông làm chết rất nhiều người lại xảy ra kinh khủng liên tục bị đụng xe, té xe, uống rượu tự té mà chết. Dưới sông cũng vậy. Đoạn đường này xưa nay biết bao nhiêu tai nạn chết người thê thảm. Những điểm trên đường đi của tôi sau khi pháp sự đó xong điều lạ là xe tải 2, 3 chiếc chạy tới nơi đó lại lật đưa 4 bánh lên trời. Sao có sự trùng hợp như thế. Té xe, đụng xe lại tiếp tục diễn ra nơi người trước đã chết thật khó tả.

Qua câu chuyện kể vừa qua, chắc quí bạn cũng đã hình dung được đôi chút về sự việc xảy ra ở những lý do nào. Những vong linh trước do chết oan chết ức, do sự chết đến mà hiện tại ngay nơi giờ phút đó người đó không cháp nhận được cái chết đến như vậy, họ luôn canh cánh trong nghiệp thức của họ là do ông A, ông B đó gây ra cho họ. Họ không có sự tỉnh giác để tự hiểu rõ là do nghiệp lực nhân quả trả vay, cho nên ngay nơi thời khắc đó cục lửa vô hình, tập khí vô hình đó mê mờ vừa oán hận và ý niệm phải ở nơi đây, tại đây để tìm lại cái thân sạch đẹp mạnh tốt chứ cái thân nát bét đầy máu thịt xấu xí này không phải của họ. Họ không thể tự tỉnh giác để biết mình đã chết, đã rời khỏi cuộc sống xã hồi hiện tại. Luôn đau buồn oán hận, nỗi oán hận đó nó sẽ được chồng chất lên từng ngày, từng giờ càng ngày càng lớn, càng mạnh che đậy sự tỉnh giác biết của họ. Cho nên từ đó tiếng kinh cầu nguyên củan hững người không đầy đủ năng lực, không phá nổi tập khí che mờ đó. Những phương pháp không đầy đủ năng lực thì làm sao tác động họ tỉnh thức được. Những tiếng kêu than khóc của cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái họ không bao giờ nghe được. Vì ngay trong tâm thức thần thức ấy chỉ có mục đich là tìm lại cái xác thân của mình và họ chỉ biết oán hờn. Từ sự oán hận đó họ sẽ tiếp tục gây tạo những tội lỗi đẩy xe, xô tác động cho đụng xe. Tại sao họ phải làm vậy. Vì họ mang trong nghiệp thức của mình nỗi đau khổ oán hận người đã gây tạo cho họ chết. Cứ thấy người đó giống, cảm thấy xe đó giống, tâm thức đó giống thì cái lực từ nghiệp thức đó nó dẫn đến nghiệp thức người đang đi, đang lái xe trên. Không phải là một sự tự nhiên, ngẫu nhiên đâu, mà nó luôn đặt trên nền tảng nhân quả luân hồi có vay phải trả. Người sống đó có ai biết kiếp vừa qua, kiếp trước nữa có đụng người chết này không? Ở đây không muốn lún sâu vào nghiệp quả của người vì căn cứ trên phật đạo mọi việc đều vô thường biến đổi. Người lái xe điều khiển phương tiện đang đi trên đường đó họ cũng chưa biết gì, nhưng khẳng định một điều nghiệp sắp đổ thì sẽ xảy ra tướng trạng từ tâm thức đến hữu hình như người buồn, đầu óc không tỉnh táo, không làm chủ lấy hành động. Có khi tay chân lỏng khỏng không định hướng làm chủ lấy hành động, rất nhiều điều xảy ra trước khi chúng ta bị đổ nghiệp. Từ tay chân không làm chủ được tinh thần buồn tủi từ đâu đem tới, hoặc do gia đình xã hội làm cho không làm chủ lấy mình, không làm chủ lấy mình thì không thể làm chủ được tốc độ và sự bén nhạy trong lách tránh, né phản ứng tự nhiên mất, từ đó những vong nhân chết ngay nơi đó đồng cảm năng lực vô hình tác động vào tiếp khiến tai nạn xảy ra.

Những diễn tiến chi tiết nội dung rất nhiều, nhưng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề cần thiết để trả lời câu hỏi trên. Như vậy quí bạn một lần nữa đã thấy một chút gì bên trong của bức màn tâm linh. Sự việc xảy ra rất phức tạp như vậy, cho nên đòi hỏi vị thầy ấy theo hệ Mật tông của chúng tôi thì phải có đầy đủ pháp ấn, linh phù, kỹ thuật, phương pháp thực hiện đàn pháp. Người thầy ( hành giả) phải có đầy đủ năng lực tâm linh, đủ trí huệ để xét thấy cảm nhận sự việc rồi từ đó mới thể hiện pháp thì những vong linh đó mới được lợi ích.
Người thực hiện đàn pháp đó phải có đầy đủ pháp ấn linh phù. Thí như một ông quan chức Giám đốc công an tỉnh muốn về một Quận, hay địa phương nào đó để chiêu dụ bắt giữ những du đảng, du con, cướp giật...Thì bản thân người Giám đốc đó trước nhất phải có một thời gian nhất định nào đó trong hàng công an, có công sức tạo dựng ngành, có sự nỗ lực học hỏi về phương pháp trấn áp tội phạm, cùng có những phương pháp đức tính mà người dân ủng hộ. Từ những chi tiết trên mới được bộ ngành trao quyết định ( ấn pháp, linh phù) giữ chức vụ Giám đốc công an. Được quyết định ấy rồi mới đến những địa phương, những đơn vị khác người ta mới giúp đỡ không chống lại. Có thế lực như vậy rồi, người đó mới thực hiện những phương pháp tu học nỗ lực học trước đây, và những phương pháp có đầy đủ năng lực tức đầy đủ sự thực nghiệm kinh nghiệm ( đàn pháp, phương pháp thể hiện mật chú ấn pháp, đàn pháp). Phương pháp kỹ thuật thiện xảo chừng nào thì tạo nhiều lợi ích cho bản thân cho đơn vị cho dân chúng. Đã có quyết định như vậy rồi thì quân lính các thế lực đoàn thể dân chúng hỗ trợ bắt giữ chiêu dụ, du côn, du đảng...rất kết quả.

Người thầy hay phải vừa là người thầy, vừa là người hành giả tu học mới đạt được những yếu tố trên. Khi có đầy đủ những yếu tố trên thì thực hiện chiêu vong, giúp đỡ vong mới tốt. Một điều rất quan trọng là đa số chúng ta đều phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Tất cả những vong linh trên họ đã khổ sở vô cùng, do sự vô minh mà họ không tỉnh giác được càng ngày càng tạo nghiệp dữ, họ rất đáng thương. Nhưng có một số thầy bà chỉ có dùng những phép đánh đập, bắt giữ họ không có hoặc ít thấy ai chiêu dụ giúp cho họ tu cả. Tôi thấy có nhiều vị thầy tu thân là tu sĩ, tỳ kheo luôn mang bên mình những hột giống trí huệ, hột giống từ bi từ Đức thế tôn chuyển giao cho họ. Mà hôm nay lại thực hiện khác, họ đem những phép, những phương pháp tác hại đến vong linh. Những vong linh đó họ trong vô minh che đậy, họ không tỉnh giác được . Những người hành giả chúng ta hãy dùng pháp phật, chú lực, tâm chú của chư Phật, Bồ tát, dùng phương pháp của phật để gội rửa giúp họ. Câu hỏi của bạn trong tôi còn rất nhiều điều để giãi bày cùng quí bạn, nhưng ở những bài viết bị hạn chế mong trong những cơ duyên khác tôi sẽ giãi bày tiếp.

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:26:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 07-11-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết

HỎI: Tu theo pháp môn Thiền quán Mật chú Chuẩn đề có đòi hỏi phải ăn chay không? Hay phải thực hiện những nghi lễ nào không?



ĐÁP: Pháp tu Mật chú Chuẩn Đề là một pháp tu quảng đại quần chúng ở mọi tầng lớp vẫn tu học được, không luận sang hèn danh vọng, trí ngu, tăng tục gì cả. Ai cũng được học được tu đối trước Đức phật Mẫu đều bình đẳng. Ở pháp tu này Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã nhìn thấy chúng sanh trong thời mạt pháp phước mỏng khó thực hiện được phép tu giải thoát, Ngài vì lòng Đại từ đại bi cứu độ chúng sinh mà nói lên thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề này. Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề ngài cũng đã nói: Pháp tu của ngài không luận tăng tục, nhơ sạch, người còn trong ngũ dục vẫn tu hành đạt kết quả tốt đẹp thành tựu. Cho nên ở pháp tu này không luận ở chay mặn, người hành giả trong thời xã hội chộn rộn trong tiền bạc vật chất, muôn điều lo toan, đôi khi khong có một giờ rảnh để tu học, không thể thiết lập đàn nhất định trong ngày để tu học.


Hằng ngày chúng ta phải đấu chọi với muôn điều trong cái ăn, cái mặc, sự tạo tác không dừng trụ. Cuộc sống như thế đó, nếu chúng ta chạy theo, tu học theo một pháp môn nào để tu học thì thật là khó.
Chúng tôi cũng đã có những chuyến đi sang nước ngoài thâm nhập tìm hiểu vào những pháp tu thiền khác như pháp tu Goenka, của ngài Pauk...thì thực sự nếu chúng ta có đầy đủ cơ duyên trí tuệ, đầy đủ thời gian thì vào những trường thiền trên tu học cũng tốt. Nhưng nếu chúng ta chưa đầy đủ cơ duyên trí huệ, không có hoặc chưa đạt được một trình độ tư tưởng lý thuyết hoặc sở tu nào thì đây là một vấn đề khó. Vì tất cả mọi người khi vào trường thiền đó tu học trong vòng 10 ngày đều tịnh khẩu, không tiếp xúc với mọi người, Phương pháp tu hít thở quán hơi thở ra vào. Trong cả một thời gian chúng ta sống bên ngoài xã hội vật lộn với những ý niệm, sự suy nghĩ tạo tác tìm cầu tiền tài danh vọng, đầu óc chúng ta bị quay cuồng trong những thứ đó. Cho nên khi đến học thiền vào trường trong vòng 10 ngày đầu óc tinh thần không suy nghĩ, hay ít suy nghĩ cộng với sự cảm nghĩ quán xét hơi thở trong 10 ngày, như thế cơ thể tâm thức sẽ tự tạo nê những cảm giác nóng lạnh, đau đớn. Có những hiện tượng khi chất chuyển đồi người ta cho đó là những sự kiện giải nghiệp. Cũng có đúng trong đó một phần nào, nếu người hành giả đó tỉnh thức để biết quán xét nó với tâm quân bình thì đây mới có kết quả tu học. Một sự tu học trên hình thức đó cũng tốt. Nhưng vì những người cố chấp, chấp mãi những cảm giác đó, cứ chấp như vậy thì họ không đạt được những điều tốt. Ở đây tôi chỉ nói đến những điều mà gọi là tốt trong thế gian chú không bảo rằng đó là sự chứng đắc. Nó rất nhiều điều, trong khía cạnh này chỉ tạm đưa ra một số chi tiết thôi. Còn về thời gian rảnh rỗi để thực hiện tu học đây mới là một điều khó. Không có thời gian, ở đây chỉ luận trên sự vọng tưởng của những cá nhân lầm tưởng những cảm giác thọ cảm, chấp bỏ tâm xôn xao khi tu học, Chứ không luận ở pháp tu của những vị đó. Pháp Phật bao giờ cũng tốt, đem lại lợi ích đến cho chúng sinh cả.
Còn rất nhiều pháp tu khác, quí bạn hãy tự tìm hiểu lấy. Ở đây nên nhớ rằng. Lý luận giãi bày những thực tại của những pháp tu khác không nhất thiết để đả phá cũng không nhất thiết kêu quí bạn tu theo pháp Thiền quán Mật chú Chuẩn đề mà mục đích ở đây để đưa quí bạn đến tận sự kiện tâm thức đời sống hiện tại tu Mật chú bằng sự tu học thật bình thường đơn giản dễ tu, dễ học, dễ nhớ, dễ hành, dễ thành. Năm chữ dễ này để nói đến pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề. Đến đây để có thấy mình có phù hợp tu được không thôi.

Đàn pháp ở đây chỉ bạn dùng một kính tròn mới chưa dùng, ngày rằm trăng sáng trì niệm nhìn vào( không rọi mặt mình vào kính) Tưởng niệm 108 biến ( lần) trở lên rồi đem cất để trên bàn thờ hoặc nơi trang nghiêm trong sạch thanh tịnh nào đó. Khi hành pháp, khi hành trì quí bạn lấy ra để kính trược mặt mình trì niệm. Chúng ta có thể tưởng 9 chữ phạn Chuẩn đề, hoặc hình ảnh của Đức Phật Mẫu thì càng tốt. Kính này cũng như một đàn pháp có đủ sự trang nghiêm, thanh tịnh, đầy đủ sự linh diệu, có đầy đủ năng lực của chư Phật, chư Bồ tát, Thánh chúng tác pháp gia hộ. Quí bạn nên thành tâm kính tin như vậy mà trì niệm, thì sẽ gặt hái được nhiều kết quả mong muốn. Không có kính chúng ta quán tưởng trong tâm, trong đầu chúng ta có một hình trìn ánh sáng như vầng nhật nguyệt thì cũng được. Hnàh trì tu học theo Thiền quán Mật chú Chuẩn đề đơn giản như thế, nhưng đầy đủ linh lực vì Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề có danh hiệu là : Thất câu chi Phật Mẫu Chuẩn Đề. Tâm chú này đã thường sinh ra 7 triệu, 7 triệu trùng trùng vô biên chư Phật, cho nên gọi là Phật Mẫu. Chỉ có 9 chữ Phận thôi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm hành trang tu học 9 chữ Chuẩn đề đó chúng ta có thể mang đi bất cứ nơi đâu, trong bất cứ giờ phút nào, trong bất cứ tư thế đi, đứng, nằm ngồi, lúc ăn, lúc mặc, chạy xe, hóng mát...đều có thể trì tụng hành trì được đều đem lại kết quả tốt đẹp.

Nói tóm lại phương pháp tu Thiền quán Mật chú có những cái bình thường đơn giản như :

1. 5 dễ; dễ tu, dễ học, dễ nhớ, dễ hành, dễ thành.
2. Trong bất cứ hình thái, hình thức, hình tướng, hình động ( hình ảnh động), hành trạng ( hình trạng).
3. Tâm quân bình thăng bằng không nghiêng lệch có không, thiện ác đừng đặt để cố chấp gán ép những niệm xảy ra trong hành trì, mà đặt danh cho nó như: Thiện ác, đau khổ, sung sướng... Tâm hãy nhẹ nhàng tỉnh tỉnh lặng lặng, một thời gian ngắn tâm niệm lăng xăng đến trong khi chúng ta đang hành trì nó sẽ đi. Bản chất nó là vô thường muốn giữ nó lại cũng không được, đừng cố tâm vào những ý niệm đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Niết bàn ngay nơi đấy
Đừng tìm cầu nơi đâu.
Hãy cứ bình thản, quân bình
Tỉnh tỉnh, lặng lặng
Để nghe bài ca nơi ấy.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:26:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 19-06-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 24-06-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 24-06-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-06-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 26-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 07-11-2016(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
Kyhoadithao.  
#12 Đã gửi : 26/06/2014 lúc 09:12:16(UTC)
Kyhoadithao.

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 25-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 242 lần
Được cảm ơn: 51 lần trong 29 bài viết
Originally Posted by: ThanhHung Go to Quoted Post

HỎI: Con người sau khi chết có linh hồn không?

ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này trước nhất chúng ta xác định rõ lập trường tư tưởng theo Phật giáo. Nếu đã theo giáo lý của Đức Phật thì con người sau khi chết và lúc còn sống không có linh hồn, Đức Phật không chấn nhận linh hồn của từng cá nhân vì sao? Vì nếu chúng ta mỗi người đều có một linh hồn cá biệt khác nhau. Vậy thì linh hồn đó sau khi chết, hiện trạng cuộc sống tư tưởng của cá nhân đó sẽ luôn luôn là linh hồn đó. Thí dụ: Anh A khi chết vẫn là linh hồn của anh A. Còn Thượng đế và Thánh thần thì cũng là linh hồn của Thượng đế Thánh thần. Người ngu sẽ mãi trong linh hồn người ngu, người khôn, người ác, người thiện sẽ mãi là như vậy. Nếu căn cứ theo cuộc sống hiện tại của chúng ta thì có lúc buồn khổ, có lúc vui, có lúc trở thành người ác, người thiện có lúc thành khôn, lúc thành dại. Tất cả ý niệm, ý thức tập nghiệp luôn biến chuyển chứ đâu có thật thụ nhất định là linh hồn của người ác mãi mãi là ác, còn người thiện mãi mãi là thiện không có chuyện đó trong thực tại của kiếp sống con người và sau khi chết.

Đối với nhà Phật đức Phật chỉ nói đến nghiệp thức nhân quả. Nghiệp thức nhân quả sẽ đưa con người đi theo những chủng nghiệp của họ tạo ra và thành đạt hoại diệt khổ sướng ...đều do tạo nghiệp ( nhân) và trả lại những gì mình đã gây tạo ( quả). Từ chi tiết nội dung như thế chúng ta mới thấy con người chuyển hoá thành thiện, thành thánh thần giải thoát. Và chuyển hoá từ thiện sang ác, từ ác sang thiện nằm trên thành, trụ, dị, hoại diệt. Giáo lý nhà Phật thấy biết ngay nơi nghiệp lực chuyển đổi của chúng sinh ( vọng tưởng vô thường).
Con người chúng ta vì vô minh nên chấp có ngã thật ( có ta thật = linh hồn), và từ đó biến thành nhân ( nhân = con người khác), chúng sinh thọ giả cùng nhau trôi lăn trong sự chuyển vận vô thường. Ngay nơi đây Đức Phật vì lòng đại từ đại bi chỉ cho chúng ta con đường giải thoát là hãy tự nhìn thấy sự vọng nghiệp chuyển đổi vô thường đó mà tự quay nhìn lại cái tự tánh thanh tịnh của mình hằng có bao đời.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.



Hôm lâu có một bạn hỏi con về vấn đề linh hồn. Con cũng có trả lời nhưng chưa đạt được diệu lý. Hôm nay đọc đoạn viết này của Thầy con ngộ ra được nhiều điều về vấn đề linh hồn sau khi chết. Con cảm ơn Thầy và xin chia sẻ lại điều này với bạn con.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
thanks 5 người cảm ơn Kyhoadithao. cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 19-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 02-10-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
ThanhHung  
#13 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 09:09:31(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết

HỎI: Khi thọ trì Mật chú Chuẩn đề mới một thời gian ngắn, nhưng trong thời gian này bản thân, gia đình gặp những chuyện không lành có thể dùng thần chú hoá giải được không?



ĐÁP: Để giải đáp câu hỏi trên xin giảng trạch đôi điều về nghiệp lực. trong câu chuyện, sự kiện nội dung chi tiết xảy ra như thế nào ở đây không biết. Nhưng mỗi sự kiện dù lớn dù nhỏ gì nó cũng nằm trên luật nhân quả, nghiệp lực của mình. Mật chú Chuẩn đề là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề nó có đầy đủ năng lực, đầy đủ trí huệ, đầy đủ đại từ đại bi,đại hùng đại lực. Năng lực ấy giúp cho quí bạn giải nghiệp lực của mình được thành tựu là do sự ăn năn sám hối hướng tâm thiện, cầu phật đạo. Nghĩa là trước nhất quí bạn nên tĩnh tâm sám hối tội lỗi ( trong nhiều kiếp mình đã gây tạo những điều ác nghiệp, nghiệp xấu đâu có hay biết. Cho nên lúc nào khi hành pháp quí bạn đều nên sám hối tội lỗi của mình). Tĩnh tâm, kính tin Tam bảo, kính tin Mật chú xin thọ nhận Mật chú bằng cách chân thần nhất. Nếu những người nhà, người thân của mình có liên quan đến vụ việc xảy ra đó cũng đều nên thọ nhận Mật chú để cùng nhau cầu tu học giải nghiệp cho bản thân. Ở đây cũng tuỳ theo sự kiện lớn nhỏ. Nếu lớn có tính chất nguy hại đến bản thân người nhà, ảnh hướng đến sức khoẻ thì quí bạn nên làm một đàn pháp từ 7 ngày đến 49 ngày cầu nguyện rằng : Chúng con ( hoặc con) Tên.........., Tuổi....., nguyện tĩnh tâm trì niệm Mật chú Chuẩn đề mỗi ngày một thời ( 1 lần) hay 2 thời ( 2 lần). Mỗi thời như vậy đệ tử chúng con nguyện đọc niệm 1080 biến trở lên. Số biến ở đây ít nhất 1080 biến trở lên. Nguyện đọc tụng 1080 biến Mật chú Chuẩn đề cầu công đức, hồi hướng về cho sự việc xảy ra...., cầu được tốt đẹp bình an. Tuỳ theo sở nguyện của mình. Những sự việc lớn xảy ra quí vị phải trì niệm ít nhất 1080 biến trở lên mới đủ năng lực cầu hoá giải.
Còn bạn hỏi tôi mới thọ nhận liệu có được tốt đẹp thành tựu khi cầu hoá giải nghiệp lực.
Khi Đức Phật tuyên đọc Mật chú Chuẩn đề cùng nói ra những năng lực vi diệu của Mật chú, thì ngay nơi pháp hội đó có vô lượng Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư vi Thánh chúng cùng Thiên Long Bát Bộ đồng nói rằng: Nếu sau này có thiện nam, tín nữ nào đọc tụng Mật chú này thì quí ngài sẽ đến giúp đỡ che chở, giúp cho ý nguyện mau đạt thành:. Những lời kinh nói đó qúi bạn nên kính tin, đọc tụng sẽ đạt được kết quả tốt. Chỉ sợ mình chưa đủ lòng tin, tâm không an, bất ổn không nhất âm. Mỗi ngày chúng ta kính tin đọc tục đàn pháp như vậy, chuyện xảy ra sẽ từ từ thuyên giảm, càng lúc càng đem lại sự an lạc cho chúng ta. Hãy kính tin, nhất tâm chí thành sẽ đạt kết quả tốt đẹp, tuỳ theo chủng nghiệp gây tạo hôm nay thành quả. Những chủng nghiệp chúng ta gây tạo đôi khi thời gian quá lâu, thì sự giải nghiệp cũng phải có thời gian. Chúng ta phải kiên trì sẽ thành công.


HỎI: Khi con ngồi hành trì trong đầu, trong tâm con luôn lăng xăng, lộn xộn hết cái này đến cái kia khiến tâm con không an. Làm cách nào để an tâm trì niệm?



ĐÁP: Khi chúng ta ngồi trì niệm, mà trong tâm trong đàu lăng xăng nhiều chuyện đến, ngay nơi đây quí bạn nên tỉnh thức biết nghe rõ từng âm, từng chữ của thần chú. Với ý niệm đừng để ý, đừng dính dáng gì với hình bóng cảm giác đến trong đầu chúng ta. Hãy biết nó là những hình bóng âm thanh, cảm xúc đó, trước đó nó đã xảy ra thật tại rồi, hôm nay nó trở về trong đầu chúng ta chỉ là những cái bóng chứ không có thật. Vì chuyện đó đã xảy ra trong quá khứ, rồi những âm thanh cảm giác đó nó cũng vậy chỉ là những cái còn rớt lại trong tâm ta thôi. Khi biết như vậy rồi thì đừng dính vào nó mặc cho nó còn, nó mất không lo ngại nơi đó. Vì tất cả vạn pháp, vạn vật đều vô thường, nó đến rồi đi, không bao giừo được. Nếu cố tâm giữ, cố tâm xua đuổi nó thì chuốc cái khổ thôi. Tất cả chỉ là những chiếc bóng rớt lại ( nhà Thiền, duy thức học gọi là Lạc ảnh tử; Lạc - rớt lại, Ảnh – hình ảnh, Tử - chủng tử chủng loại đã qua). Chúng ta hãy thực hành như vậy, hãy trở về với tự tánh của mình, hãy biết rõ Mật chú đó, chúng ta sẽ biết cái biết con đường không có chỗ đến không có chỗ đi.

Có một nhà sư thấy một cậu bé cầm cây đuốc đi đến, ông ta hỏi: “ Cậu bé hãy cho tôi biết câu được từ đâu đến?” Cậu bé vội thổi tắt cây đuốc hỏi lại nhà sư: “ ông hãy cho tôi biết cây đuốc đi về đâu, rồi tôi sẽ nói cho ông biết cây đuốc từ đâu đến.” Một câu chuyện đơn giản nhưng nó hàm chứa một loại trí tuệ thắng giải, an lạc. Cái biết đất từ đâu đến, hãy tự cảm nhận nó trong tiến trình tu học: “ Biết cái biết”


HỎI: Có người nói diễn đàn tâm mật viết những bài, những loại giáo lý cao siêu, không chịu viết những loại bình thường dễ hiểu. Những lời đó có đúng không xin hỏi?


ĐÁP: Giáo pháp của Đức Phật là trí huệ giải thoát. Nếu là trí huệ giải thoát tức là những bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Vì giải thoát không có thực chứng ngay chính nơi đó thì không có giải thoát bao giờ. Chúng ta sống thực trong cái thực tại hiện hữu đó, mà không có sự ràng buộc nào. Sống trong những cái mà mọi người cho là; đau khổ, vui sướng, hỷ lạc, có không. Có những người cho đó là những sự ràng buộc, nhưng đối với trí hụê nhà phật, sống nơi đó không chấp không bỏ tự nhiên, an nhiên ngay nơi ràng buộc đó mà không bị trói buộc thì nó mói đúng nghĩa hai chữ giải thoát. Người sống bằng trí huệ như vậy có phải cao siêu không? Không, nếu nó mang tính chất cao siêu, thì nó không có bàng bạc trong cuộc sống. Còn nếu nói nó tầm thường quá thì tính nó không có sự bay bổng an lạc. Cho nên ngay đây không có sự cao siêu, không có sự tầm thường mà ngay nơi đây có sự sống biết rõ ràng. Pháp tu ở đây chỉ là sự biết hát thần chú, biết nghe vạn vật, thể hiện lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Một đứa trẻ lên ba vẫn làm được điều đó, nhưng ông già 70 tuổi chưa làm xong.

Chỉ hằng biết chiều chiều sớm sớm
Khách tới thăm gạn vấn làm chi!
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:27:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 30-06-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 30-06-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 01-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 13-07-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 19-07-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 06-11-2016(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
Thuong76  
#14 Đã gửi : 13/07/2014 lúc 09:04:45(UTC)
Thuong76

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 07-07-2014(UTC)
Bài viết: 9

Cảm ơn: 1330 lần
Được cảm ơn: 433 lần trong 105 bài viết
Em đã hiểu thêm và tự giải được những khúc mắc khi đọc bài viết này của Thầy. Cảm ơn thầy.
thanks 1 người cảm ơn Thuong76 cho bài viết.
Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#15 Đã gửi : 18/07/2014 lúc 09:32:38(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
HỎI:
1. Vì sao đa phần vong linh cõi âm khi về là không chịu xưng danh tánh. Muốn biết họ là ai thì mình có pháp tắc nào không?



ĐÁP:
Trong cõi âm rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ như Chư vị các đảng (Nhiều đảng phái ở cõi âm), chư vị Thập loại cô hồn, rồi âm binh, chư vị Binh Đại Càn (tức những người lính khi tử trận) v.v. đó chỉ nói qua phần ở cõi âm thôi ngoài ra còn có các cung cõi cao thấp khác khắp mọi nơi.

Đa phần vong linh không chịu xưng danh tánh có liên quan đến những nguyên nhân sau:

- Những Vong linh mới tượng thai bị phá thai chưa có tên tuổi gì cả cho nên không chịu xưng danh vì không biết tên của mình là gì.

- Những vong linh bị bệnh không đủ các căn thân (Mắt, tai, mũi, lưỡi), tán loạn về ý thức đang chu du khắp mọi nơi vì tán loạn tâm thức chạy hoảng đi tìm xác thân lúc còn sống cho nên tâm thân bất ổn không biết mình là ai.

- Một lý do khác nữa là do những vong linh ngã mạn, sau khi chết xuống đã nhớ lại học bùa chú ở thế gian hay đã gặp được Thầy trong vô hình học hỏi về huyền năng cho nên sanh ngã mạn, không chịu xưng danh tánh khuất phục mình. Và còn có những vong linh ngã mạn cao vời vợi không chịu nghe ai khuyên cả.

- Chư vị có thế lực đảng phái trong vô hình, do thế lực tập thể đảng phái làm cho họ ngã mạng và bảo vệ huyền năng đảng phái họ cho nên giữ bí mật về danh tánh, thế lực của mình.

Trong cõi âm nó phức tạp như thế đó.Cho nên, khi đối diện giao tiếp với nó bạn hãy cầu chư vị độ của mình để được thông tin trong tâm thức, tức chư vị độ hỗ trợ cho mình. Bạn nên nhất tâm tin tưởng vào chư Phật, chư vị vì trong thời quá khứ xa xưa Đức Phật nói ra Thần chú Chuẩn Đề hay các Thần Chú khác thì Chư vị Thiên long Bát Bộ, chư vị hộ pháp, quỉ vương, dạ xoa, tất cả quỉ Thần đều vân tập để nghe và sau khi nghe xong họ đều pháp đại nguyện là sẽ hộ trì chánh pháp, hộ trì Thần chú nầy. Nếu có kẻ trai lành, gái tín nào mà thọ trì thần chú nầy họ sẽ đến hộ trì Thần chú, hộ trì người niệm chú giúp đạt được những ước nguyện. Từ những lời đại nguyện trên, chúng ta hãy đặt niềm tin đến chư vị và nhất tâm trì niệm, tu hành tinh chuyên. Duyên đến thì hãy giúp mọi người thọ nhận lễ điểm đạo, nếu chưa đủ duyên cũng không cần thiết nặng nhọc tầm cầu mọi phương để giúp họ. Muôn sự trên thế gian này đều do ở nơi duyên.

HỎI: Tại sao khi vong gặp hay nhìn mình trừng trừng?



ĐÁP: Trong vấn đề này có những mức độ diễn tiến trong tâm thức ảnh hưởng qua sự tu trì, rèn luyện của mình.

Khi chuẩn bị gặp, giao tiếp với vong âm, trước nhất về mặt bản thân của mình phải có những điều cần thiết xem lại như sau:

- Trong thời gian qua mình có chuyên tâm tu trì niệm Thần chú chưa? Nếu có chuyên tâm tu hành thì từ những công hạnh trên chư vị sẽ gia hộ và từ những huyền năng của Mật chú tạo nên những oai Thần lực làm cho vong âm sẽ khuất phục trước Thần lực của Mật chú. Khi chuyên cần trì niệm, chư vị hộ pháp sẽ đến, ánh sáng và thần lực của các vị làm cho tất cả các vong âm bị hoảng loạn sợ không dám nhìn vào mặt hay hướng của mình. Vì ánh sáng và Thần lực đó rất mạnh, người hành giả đôi ba lần tiếp cận còn thấy khó chịu huống chi là những vong âm.

- Vấn đề thứ hai là về mặt năng lực trong đó có Pháp chú, khăn ấn, ấn khuyết, linh phù v.v. Trong quá trình tu học chúng ta nên có phút giây dừng lại nhìn thử xem mình đang ở đâu, đang có, đang làm những gì có phù hợp với giáo pháp không? Từ đó chúng ta mới biết mình đang thật sự ở đâu và đang cần những gì. Trong bước đường tu hành Mật tông, người hành giả rất cần sự chỉ dẫn truyền dạy của người hướng dẫn, Thầy tổ. Trong những bài học khởi đầu, chúng ta đang nên từ từ mà khởi sự, bước tiến chậm mà mau.
Những hiện tượng ma quái, vong âm, bệnh tà quỉ ta thường gặp trong Xã hội chúng ta không cần bỏ công sức ra nặng nhọc với vấn đề này. Vì mỗi cá nhân chúng sanh ai cũng có nghiệp quả cả. Khi người ta vay nghiệp thì phải bị quả báo. Họ làm ác sanh hại người thì phải bị ác báo, bệnh tật điên loạn, đau khổ. Hoặc họ mắng Thần chửi Thánh có lỗi với Chư Vị Thánh Thần tạo thành những ác báo. Những điều ác mà họ đã làm như vậy đó khi chúng ta không suy nghĩ suy xét cho rõ nhúng tay vào dùng Thần lực của Mật chú và lời Đại nguyện của Chư vị để đàn áp những bệnh tật ác báo của những tội đồ kia thì chúng ta đã vô hình trung làm mất đi Thiên luật, phạm luật Trời. Chuyện xảy ra xem rất nhỏ nhưng cực kỳ tác hại, nó làm mất đi hạt giống Phật.

Từ những sự kiện trên, người hướng dẫn thường xuyên chỉ bảo cho chúng ta. Mỗi người nhận bài học của mình. Hãy nên tự rèn luyện học hỏi cho tốt.

Đây là những vấn đế có phần quan trọng trong bước đường tu học và hành đạo của chính bản thân Thanh hùng đã rút tỉa. Tuy nó không được nhiều và còn rất nhiều sơ suất, chưa mấy gì hay so với những kinh nghiệm khác. Nhưng những chia sẻ trên đây đều xuất phát từ tấm lòng mà Thanh Hùng muốn chia sẻ cho các bạn đạo.

Sửa bởi quản trị viên 25/07/2014 lúc 09:27:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
yennguyen trên 18-07-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 19-07-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 19-07-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 02-10-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-11-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày, lientrung trên 09-04-2021(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
HaiLam  
#16 Đã gửi : 03/11/2016 lúc 03:24:18(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Cảm ơn Thầy Hùng, nhờ đọc những câu trả lời thắc mắc này mà em hiểu ra được nhiều chuyện
thanks 1 người cảm ơn HaiLam cho bài viết.
Thuong76 trên 03-11-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#17 Đã gửi : 06/11/2016 lúc 08:20:27(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
“Qui y phật bất qui y thiên thần ma quỉ vật”. Trong câu nói đó qúi bạn đã hình dung được con đường phật đạo tu theo Thiền quán Mật chú Chuẩn đề là như thế nào rồi. Như vậy đúng theo lời Phật dạy, khi qui y Phật, Pháp, Tăng thì người hành giả phật tử phải gạt bỏ mọi tư tưởng tín ngưỡng theo thiên thần, ma quỉ vật tà sư. Theo trong nội dung câu hỏi quí vị mô tả sự kính tin thờ phụng hình ảnh trên thì chứng tỏ diễn đàn đó không phải đi theo đúng con đường của đức Phật.

Nhờ sự chỉ dẫn chuyên sâu của Thầy Cư Sĩ Thanh Hùng mà những người đệ tử luôn được thân cận Thầy như đám huynh đệ chúng con đã thoát ra khỏi những tư tưởng không đúng với con đường giải thoát của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con cảm ơn diễn đàn đã vì hoằng pháp mà hết lòng chia sẻ và giúp đỡ cho chúng con trên con đường tu học pháp môn Mật Chú Chuẩn Đề.
Anh Tuyet  
#18 Đã gửi : 06/11/2016 lúc 08:26:51(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Trong cõi âm nó phức tạp như thế đó.Cho nên, khi đối diện giao tiếp với nó bạn hãy cầu chư vị độ của mình để được thông tin trong tâm thức, tức chư vị độ hỗ trợ cho mình. Bạn nên nhất tâm tin tưởng vào chư Phật, chư vị vì trong thời quá khứ xa xưa Đức Phật nói ra Thần chú Chuẩn Đề hay các Thần Chú khác thì Chư vị Thiên long Bát Bộ, chư vị hộ pháp, quỉ vương, dạ xoa, tất cả quỉ Thần đều vân tập để nghe và sau khi nghe xong họ đều pháp đại nguyện là sẽ hộ trì chánh pháp, hộ trì Thần chú nầy. Nếu có kẻ trai lành, gái tín nào mà thọ trì thần chú nầy họ sẽ đến hộ trì Thần chú, hộ trì người niệm chú giúp đạt được những ước nguyện. Từ những lời đại nguyện trên, chúng ta hãy đặt niềm tin đến chư vị và nhất tâm trì niệm, tu hành tinh chuyên. Duyên đến thì hãy giúp mọi người thọ nhận lễ điểm đạo, nếu chưa đủ duyên cũng không cần thiết nặng nhọc tầm cầu mọi phương để giúp họ. Muôn sự trên thế gian này đều do ở nơi duyên.

Câu giảng giải trên đã tiếp thêm cho con sự kính tin, có chút thấy biết hơn nữa về Mật Chú Chuẩn Đề.
Con Thành Kính Cảm ơn Thầy Cư Sĩ Thanh Hùng.
Con Thành Kính Cảm ơn diễn đàn tammat.net
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni pat mê hum.
Anh Tuyet  
#19 Đã gửi : 07/11/2016 lúc 09:46:26(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Có người bảo rằng: “ Tôi tu theo Mật chú , ít có sự chuyển động, gia hộ, chưa thấy một năng lực nào cả. Chỉ thấy khi tôi thọ nhận pháp, thọ nhận linh phù thôi”. Tôi hỏi người đó: “ Vậy hàng ngày quí bạn thọ trì được bao nhiêu biến?. Bạn ấy trả lời: “ Độ khoảng 108 lần”. Với số niệm như vậy là quá it, mà tham cầu vào việc gì để cầu thành tựu thì không có rồi. Cũng như người đi buôn, đi làm ăn hàng ngày chỉ tạo ra được 100 đồng. 100 đồng đó không đủ trang trải trong cuộc sống hàng ngày thì có đủ đâu để sắm sửa phương tiện vật dụng tốt hơn và chưa nói đến nợ nần thời quá khứ họ đã vay mượn. Không đủ sống thì làm sao trả nợ, mong cầu như vậy là một điều vô lý không thể có được. Người tu cũng vậy chỉ niệm 100 biến chưa đủ để cuộc sống thời gian hiện tại đó được an lạc, chớ còn đời hỏi ở năng lực và trả nghiệp, giải nghiệp đời trước, không có bao giờ.
Từ sự thực hiện, ý niệm như thế mà không thành tựu đáp ứng lòng tham cầu của mình, thì do tâm tham, sân, si mê ấy vọng tưởng suy ngẫm tìm cầu những cảm giác lạ, những tư tưởng lạ, những hình ảnh lạ mà tâm không biết rõ nơi đó là gì. Không hiểu rõ thì là mê tín dị đoan.

Thưa Thầy con xin được phép hỏi: đối với những người bạn của con, họ cũng đã được thọ nhận Mật Chú Chuẩn Đề, nhưng họ không thu xếp cho mình một thời gian tụng niệm và con cũng đã nói với họ như những ý Thầy đã đưa ở trên mà họ vẫn không thể tinh tấn hơn. Như vậy có phải do con không đủ Đức để chia sẻ với bạn bè? con phải làm sao để thuận duyên hơn? Con xin Thầy chỉ dạy cho con.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni pat mê hum.
cuiyang07  
#20 Đã gửi : 08/11/2016 lúc 09:04:27(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3652 lần trong 895 bài viết
Originally Posted by: Anh Tuyet Go to Quoted Post


Thưa Thầy con xin được phép hỏi: đối với những người bạn của con, họ cũng đã được thọ nhận Mật Chú Chuẩn Đề, nhưng họ không thu xếp cho mình một thời gian tụng niệm và con cũng đã nói với họ như những ý Thầy đã đưa ở trên mà họ vẫn không thể tinh tấn hơn. Như vậy có phải do con không đủ Đức để chia sẻ với bạn bè? con phải làm sao để thuận duyên hơn? Con xin Thầy chỉ dạy cho con.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni pat mê hum.


Mỗi mỗi người khi có duyên phước được thọ nhận pháp bảo mật chú Chuẩn đề đó là một phước báu bản thân họ đã từng kiến tạo trong quá khứ giờ người đó có duyên thọ nhận lại những nghiệp thiện lành, nhưng việc nghiệp thiện lành có trổ quả được hay không thì cũng cần phải nhìn nhận lại sự sống của họ hiện tại có niềm say mê với việc hành trì trì niệm thần chú Chuẩn đề hay không, họ có khởi tác ý tạo dựng thêm duyên lành mới về nghiêp tu tập mật chú Chuẩn đề. Như trường hơp bạn của đạo hữu nhắc đến có thể dễ dàng nhận thấy ở đây là họ dù đã được thọ nhận pháp bảo nhưng sau đó dễ duôi không nhớ nghĩ nhiều đến thần chú Chuẩn đề trong đi, đứng, nằm, ngồi hoặc có thời khóa cho sự tu học của mình, thậm chí họ quên mất là rằng mình đã từng thọ trì thần chú này. Ở đây là do chủng duyên nghiệp cho sự hành trì huân tập thần chú Chuẩn đề của quá khứ kiếp không sâu dày hoặc không có cho nên ngay ở giây phút hiện tại đó người hành giả này quên mất do nghiệp lực khác của đời sống lôi kéo cuốn mất mình mà không hay biết.
Cho nên đạo hữu có ý tốt khuyên bảo nhắc nhở người ta nhưng do vì chưa đủ duyên nên sự tác ý này chưa thành. Đạo hữu cũng không cần phải cưỡng cầu cho ý muốn này, mọi sự, vạn sự đều là duyên.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 2 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Anh Tuyet trên 16-11-2016(UTC) ngày, HueVong trên 12-03-2024(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.