Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 09:49:22(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Hư không chưa bao giờ có thật

Con đường đạo là một con đường những phải chính người đó bước đi thì mới là con đường . Ngay nơi đây chúng ta không đi thì không bao giờ thấy biết sự hằng có của đạo, đạo đây là một con đường hay gì khác hơn …cũng chỉ là mượn tạm để nói lên sự hằng có, sự hằng có đây khi Đức Phật tại thế Ngài đã thường nhắc đến nó trong sự giáo hóa hoằng hóa đạo thể, Ngài nói ở mọi khía cạnh thể hiện ẩn tàng ở mọi khía cạnh cho đến lúc ngài chuẩn bị nhập vào niết bàn. Ngay sự hằng có đó Ngài bảo rằng: Bao năm qua ta không nói một lời nào cả. Một tiếng sét không có sự âm vang, không có sự sáng chói chứng minh rằng Ngài đã là Phật từ bao giờ. Phật và tất cả pháp không có sự bắt đầu nào cả. Từ lúc là một tăng sĩ, ai bảo cơ duyên nào, sự bắt đầu nào để trợ lực cho vị đó xuống tóc trì kinh niệm phật làm tất cả để trở thành một vị phật. Kiếp trước hay kiếp nào đó vị ấy đã có một lần hay nhiều lần bố thí, làm phước hay nghe kinh, đi chùa…Nếu nói vậy thì kiếp nào đó vị ấy trước đây đã tạo một điều thiện lành nào đó để thực hiện được sự bố thí trên? Chúng ta cứ hỏi mãi những ý niệm trên kéo những sự suy tư, những sự hay biết về tột của quá khứ thì không có một khởi điểm nào cả. Vì tất cả nó đã hằng có bao giờ có sự đi đó. Đức Phật ấy ngay nơi đó đã là Phật. Một loại nói này, một loại phơi bày này, một loại lý luận này ngay nơi ngài Long Thọ Bồ tát, Ngài là một vị Bồ tát, vị Phật thể hiện sau Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phật, tiếp tục đốt sáng lên ngọn tuệ đăng của Đức Phật để một lần nữa mọi người nhìn rõ lại giáo pháp của Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni- Ngay đấy không có một vị Phật nào cả? không giáo pháp nào cả, vì tất cả bản chất của vạn pháp đều Như – Như lai đã có sẵn giáo pháp ấy, cũng không có ngay nơi đó mới đúng là giáo pháp của Đức Phật. Tinh thần kinh Kim cang ngay nơi đây thể hiện sau khi ẩn tàng, giáo lý đó thật chân thật. Ngay nơi đó không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Giáo pháp ấy không có nhất định. Đức Phật cũng không nhất định vì tất cả Lục căn, vạn pháp đều ẩn tàng và thể hiện.

Tột cùng không có ngã.

Khi ấy ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác làm sao an trụ, làm sao an trụ, làm sao hàng phục tâm kia?.
- Phật bảo Tu Bồ Đề : Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác nên sanh tâm như thế này, ta nên diệt đi tất cả chúng sinh mà không có một chúng sinh thật diệt độ. Vì cớ sao? Tu Bồ Đề: nếu Bồ tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả ắt không phải là Bồ tát.
- Vì cớ sao?Tu Bồ đề thật không có pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
- Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Như lai ở nơi phật Nhiên Đăng có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng?
- Bạch Thế Tôn không vậy. Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, Phật ở nơi Phật Nhiên Đăng không có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
- Phật bảo: Như thế, như thế! Tu Bồ Đề, thật không có pháp Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề! Nếu có pháp Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác thì Đức Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho ta ở đời sau, ông sẽ được thành phật hiệu là Thích Ca Mâu ni. Do thật không có pháp được vô thượng chánh đẳng chánh giác, thế nên Đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta, nói thế này: Ở đời sau ông sẽ thành phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vì cớ sao? Như lai tức là nghĩa như của cac pháp. Nếu có người nói Như lai được pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Này Tu Bồ Đề. Như lai được vô thượng chánh đẳng chánh giác ở trong ấy không thật, không hư. Thế nên Như lai nói tất cả pháp đều là phật pháp. Này Tu Bồ Đề. Nói tất cả pháp đó tức phải phải tất cả pháp, nên gọi là tất cả pháp. Này Tu Bồ Đề thí như là có người thân cao lớn.

- Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế tôn. Như lai nói thân người cao lớn ắt không phải thân lớn, ấy gọi là thân lớn.
- Này Tu Bồ Đề! Bồ tát cũng như thế, nếu nói lời thế này: Ta sẽ diệt độ vô lượng chúng sinh ắt không gọi là Bồ tát. Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề thật không có pháp tên Bồ tát.
Thế nên Phật nói tất cả pháp không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả. Này Tu Bồ Đề. Nếu Bồ tát nói lời thế này : Ta sẽ trang nghiêm cõi phật ấy chẳng phải là Bồ tát. Vì cớ sao? Như lai nói trang nghiêm cõi Phật ( Trích trong Kinh Kim Cang – HT: Thích Thanh Từ).
Đoạn kinh văn này rất phù hợp với Trung Quán luận của Đức Long Thọ Bồ Tát. Ngay đời của Đức Long Thọ ra đời giáo pháp của Đức Bổn sư Mâu ni đã tại thế một thời gian khá xa. Khoảng thời gian đó, trong những người theo giáo lý của Ngài có một số đã nhìn sai vào sự thật giáo lý ấy. Ngay nơi kinh văn trên Đức Phật, ngay nơi đó ngài nói ở Phật Nhiên Đăng ngài chưa từng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì ngài phát tâm khởi niệm như vậy tức có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Cái biết đó vẫn nằm ngay trong ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đây là một mấu chốt rất quan trọng khi thực hiện giáo lý của ngài. Tất cả, tất cả trường phái sau này đều đi nghịch khác giáo lý trên. Tất cả cho rằng bên trong, bên ngoài sự sanh diệt đó đang có một cái không sinh diệt. Ngoài mặt danh tự ngữ ngôn chúng ta thấy nói giống y như Đức Phật, Đức Long Thọ nhưng tất khác nhau, trái ngược nhau rất xa. Một cái đưa ta đến sự sanh diệt, cái trở về sự sống chân thật. Ngay nơi đây niệm khởi vạn pháp nổi lên, chúng đều đối đãi phân biệt. Ngay nơi đó trong tâm thức sâu thẳm đó có một cái biết các pháp đang đối đãi, sanh diệt nhau rất rõ. Họ tưởng ngay nơi đó cái biết dó là thường trụ là hằng có, nhưng thật ra chúng cũng chỉ là cái thức, cái hành trong ngũ uẩn mà thôi.
Cũng như con chó nó được cột vào sợi dây và trụ ngũ uẩn. Con chó đó nằm cũng bị trói trong ngũ uẩn, đi, chạy, thậm chí khóc, la, đau buồn, ăn uống, ngủ, vùng vẫy hay nằm yên…cũng không thoát ra khỏi vòng dây trụ ngũ uẩn ấy. Ngay nơi trung quán luận của Đức Long Thọ Bồ tát, Ngài đã thấy sự chân thật của vạn pháp, Ngài đã nói ra sự thật hành chân thật giáo lý Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Qua hình ảnh, khí khẩu, ngôn từ, ngôn lực, biểu tri sắc trong tâm tôi thể hiện ra như vậy đó. Nó cũng chỉ là một ý niệm trong tôi cũng đang muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng đang muốn trang nghiêm cõi Phật. Sự phát tâm đó, trang nghiêm đó phải biết là không thật, không hư, không có sự phát tâm, không có sự trang nghiêm thì mới thật là trang nghiêm, mới đúng là Kim Cang.
Ngay nơi đó không có một ý niệm nào, vạn pháp phương pháp nào đến đó cả. Vì bản chất chúng là Như. Thấy như vậy biết như vậy nơi Như lai tàng thì ở đâu cũng là Phật, vạn pháp Như lai. Ngay nơi vạn pháp đó là Như lai thì vạn pháp có xanh, vàng, tím, đen, trắng, âm thanh, mùi vị, sắc trần. Căn trần thức gì cũng là Như. Thấy như vậy thì hóa độ vô lượng chúng sinh không có chúng sinh nào thật diệt độ cả. Người Bồ tát thực hành bố thí cũng như vậy, không trụ trên sắc, thanh, hương vị, xúc pháp, căn, thức cũng như ngay bản thân tôi. Nếu chỉ nghĩ tôi đang niệm ( Thanh Hùng đang niệm), Thanh Hùng có thật không nghĩ biết sự giả hợp có thân tướng đó cảm xúc đang niệm - Thọ, Tưởng - tôi đang niệm, Hành- những ý niệm lăng xăng mang thần chú đến, Biết tôi đang niệm nếu như vậy thì chỉ nằm trên ngũ uẩn thôi. Cái ngã núp phía sau đó nó được ẩn tàng, biểu hiện theo cơ duyên nghiệp lực mà thể hiện lên. Ngay nơi đó thể hiện sự tỉnh giác để biết ngũ uẩn thể hiện trong danh sắc, biểu hiện ẩn tàng. Chỉ biết rõ không cần phải nói rằng phân biệt rằng. Đây là A, là B gì cả. Vì phân biệt như vậy là sanh diệt. Đã sanh diệt thì không sống trong bản chất “ Như” của các pháp. Hãy niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nghe nơi sâu thẳm, nghe nơi vạn pháp đang niệm Om Ma Ni Pad Mê Hum, nghe nơi từng động tác, nghe nơi từng sự biểu tri của tâm, ý, thức của ánh sáng trong bóng đêm. Vạn vật khi chúng ẩn tàng cùng biểu hiện nghe nơi sự biểu hiện ẩn tàng danh sắc đó; Om Ma Ni Pad Mê Hum – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đè Ta Bà Ha, Bộ Lâm. Sự nghe đó phải thấy biết mình là ai, cũng như biết tôi đang nghe ngay nơi đó. Thì ngay nơi đó hãy xả bỏ pháp nghe đó luôn, quên danh sắc ngay nơi đó. Tất cả còn lại gì nơi đó chỉ là sinh diệt luân hồi, cội gốc phiễn não chưa dứt. Xả như vậy


cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi người viết 24/12/2016 lúc 10:44:50(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Anh Tuyet trên 30-11-2016(UTC) ngày, chuctinh trên 30-11-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 01-12-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 17-12-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-12-2016(UTC) ngày, NgocDuc trên 07-01-2017(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 11-01-2017(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#2 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 10:41:46(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Thầy ơi sự chân thật này tức không có gì chân thật này sao con thấy như hư không thầy ơi, khi nó hiện lên trong tâm thức con, khi con không thấy gì. Vậy là từ đây, buông tất cả các xúc cảm. Không còn tốt - không tốt - không còn hay, dở, không con yêu - ghét. Không còn có pháp - không có pháp. Con nói là vậy nhưng xin Thầy Cư Sĩ Thanh Hùng luôn gá duyên cho con thực bước đi trên - cũng như không thực bước đi trong hư không.
Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư: Cư Sĩ Thanh Hùng.
Ngày nào Người còn lăn lộn trong cuộc sống này, con xin được làm hạt cát để Người bước chân qua.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni bát mê hum.

Sửa bởi người viết 30/11/2016 lúc 11:02:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 2 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
cuiyang07 trên 30-11-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#3 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 11:22:29(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Thầy ơi cũng vì không có đầu không có cuối nên từ đây buông - không buông nhưng nếu tỉnh Giác sẽ thấy - không thấy, cắt đứt - không cắt đứt cái vô thủy vô chung của chúng sinh - không chúng sinh? Như Vậy có phải không thầy Cư Sĩ Thanh Hùng ?!
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni bát mê hum.

Sửa bởi người viết 30/11/2016 lúc 11:23:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 1 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#4 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 11:33:13(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Thưa Thầy! Có phải không còn chấp - không có không còn chấp. Ngay tại chỗ này là mấu chốt để dừng lại tất cả những tham sân si - không có cái dừng lại của tham sân si đúng không thầy Cư Sĩ Thanh Hùng ?!
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni Bát Mê Hum.
thanks 1 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày
cuiyang07  
#5 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 03:43:33(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Originally Posted by: Anh Tuyet Go to Quoted Post
Thầy ơi sự chân thật này tức không có gì chân thật này sao con thấy như hư không thầy ơi, khi nó hiện lên trong tâm thức con, khi con không thấy gì. Vậy là từ đây, buông tất cả các xúc cảm. Không còn tốt - không tốt - không còn hay, dở, không con yêu - ghét. Không còn có pháp - không có pháp. Con nói là vậy nhưng xin Thầy Cư Sĩ Thanh Hùng luôn gá duyên cho con thực bước đi trên - cũng như không thực bước đi trong hư không.
Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư: Cư Sĩ Thanh Hùng.
Ngày nào Người còn lăn lộn trong cuộc sống này, con xin được làm hạt cát để Người bước chân qua.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni bát mê hum.



nếu liễu được buông hay không buông rồi thì những vế sau cũng vậy. Nhưng đằng sau còn thắc mắc hoài nghi ý chỉ khác ở chỗ văn tự... thì tức là chỉ liễu ở một khía cạnh rất nhỏ của văn tự.

Văn tự chỉ là văn tự. Chỉ là sự biểu hiện và ẩn tàng

Sửa bởi người viết 30/11/2016 lúc 03:49:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 2 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 02-12-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#6 Đã gửi : 30/11/2016 lúc 09:27:25(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Rất rất nhỏ mà Sư Tỷ. Phật Pháp Vô Lượng Vô Biên Vô Thượng Thậm Thâm mà!
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm om ma ni bát mê hum.
thanks 1 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày
cuiyang07  
#7 Đã gửi : 01/12/2016 lúc 10:33:48(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Ngay nơi hằng có đó mà Đức Phật bảo rằng : 49 năm qua ta chưa nói một lời nào. Thật ý nghĩa thâm diệu của giáo lý Đức Phật đưa ra. Chỉ một câu ngắn đó thôi nhưng biết bao hậu thế trăn trở mãi chưa thấy được nó mãi còn trăn trở trong luân hồi để tìm lời đáp. Mà lời đáp vẫn âm bặt.
Thầy đã đưa ra những tư tưởng phá cách hoàn toàn nhiều lối suy tư cũ mà hệ thống lý luận sau được hậu thế đưa ra. Nó đi ngược lại hoàn toàn với những cái nguyên thủy chân thật mà Đức Phật sẻ chia. Không khéo ngay trong lẫm lẫn đó không nhận ra lẫm lẫn để mà ngược được dòng sinh tử trở về với thủy nguyên sơ đó.

Đệ tử tỏ lòng kính phục, qui phục những lý luận Trung Quán Luận mà Đức Long Thọ vì giáo pháp Đức Phật mà biểu hiện ra.
Đệ tử tỏ lòng qui kính đến Thầy cư sĩ Thanh Hùng một tư tưởng thâm diệu tột lý của Đức Thầy cha lành cùng tổ Long Thọ đưa ra.

Trăm sông đổ về biển lớn, nếu đi đúng dòng. Còn không chỉ là cái rạch nhỏ dần bị khô cạn theo thời gian, không còn cơ hội nhập dòng biển lớn. Hãy tỉnh giác cùng thần chú Chuẩn đề.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 3 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 02-12-2016(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 11-03-2017(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#8 Đã gửi : 01/12/2016 lúc 06:02:07(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Sư tỷ Cuiyang! Ch đã huân tập sự tu học nhiều đời nhiều kiếp để tới nay được sống dưới chân Thầy, hàng ngày hàng giờ luôn được sống trong Pháp, sống trong tư tưởng Thầy truyền trao. Kẻ vô minh như em cố không biết đến khi nào để có thể được như chị hiện tại. Với trí Huệ cạn cợt thì chẳng hiểu đc bấy nhiêu. Có khi nào mãi là con rạch nhỏ dần cạn khô. Có thành ra như vậy cũng do chính mình kiến tạo, e rằng kiếp người 1 lần tiếp theo lại trôi lăn mãi không thể nào dừng lại được.
thanks 1 người cảm ơn Anh Tuyet cho bài viết.
Thuong76 trên 01-12-2016(UTC) ngày
Anh Tuyet  
#9 Đã gửi : 02/12/2016 lúc 08:14:35(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Sự ẩn tàng thì mãi ẩn tàng, không có sự tu học thù thắng thì mãi ko bao giờ có thể nảy lên đc. Nếu không được Minh Sư rèn rũa cuối cùng cũng như con rạch nhỏ tự mình hút sạch chút nc, cạn khô ở chỗ tự mình làm cho cạn khô.
ThanhHung  
#10 Đã gửi : 15/12/2016 lúc 09:04:11(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

Hư không không có thực nhưng sắc màu vẫn thể hiện


Ở pháp tu thiền quán mật chú Chuẩn đề này là phương pháp thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Tai của mình ngay lúc đó nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum. Mật chú Chuẩn đề là tâm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề, Đức Chuẩn Đề cũng là Đức Quán Thế Âm Bồ tát hóa thân. Nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum cũng là tâm của đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lục tự đại minh chân ngôn là một tâm chú thật vi diệu, tâm chú thể hiện lên lòng đại từ đại bi cứu độ chúng sinh của đức Quán thế âm. Nói về truyền thống Om Ma Ni Pad Mê Hum với tâm đại bi vô hạn đức Quán tự tại Bồ tát ( Quán thế âm Bồ tát) muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên trước 10 phương chư Phật ngài phát đại nguyện rằng : Nguyện cho con cứu được tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho tâm con tan thành ngàn mảnh”.
Lời đại nguyện đó đưa ngài đến địa ngục trước, sau đó đến cõi ngạ quỉ rồi đến cõi trời. Tại đây Ngài nhìn xuống thế giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của thánh trí thì tâm ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi địa ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khắc đang sa vào. Vì tâm đại bi quá lớn, Ngài đã như bản nguyện mà nổ tung thân mình thành ngàn mảnh. Lòng đại bi đó được hằng hà sa số 10 phương chư Phật đều hiện thân đến, với thần lực nhiệm mầu, thân Ngài trở thành 11 cái đầu, 1000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này nói lên sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Đây là dấu hiệu thể hiện tâm đại bi chân thật.

Hình ảnh đầu , thân, tay, mắt kia nói lên tâm đại bi cứu độ chúng sinh. Bằng trí tuệ, bằng năng lực vô ngại…ở trong vạn pháp, ở trong từng ý niệm, trong từng thời gian, không gian. Ở đâu cũng có tâm đại bi năng lực đó. Đó cũng là hóa thân vô lượng của Đức Ngài. Năng lực trí tuệ đại bi, an lạc, hạnh phúc, giải thoát đó là tâm đức Quan thế Âm Bồ tát tức Lục tự Đại minh chân ngôn.

Lục tự đại minh chân ngôn là tâm vi diệu, huyền nhiệm biến khắp trong ngàn tay, ngàn mắt, trong vạn pháp tùy duyên hóa độ. Lục tự đại minh chân ngôn hầu như ai cũng biết, biết qua trong Ngũ bộ chú, biết qua trong những bộ chú khác, biết quan trong những kinh. Nhưng đa số chỉ biết sơ qua chưa ai đi sâu vào năng lực hành niệm thọ trì để cầu sự giải thoát, an lạc, hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Câu chú này phần đông người dân Tây Tạng thọ trì rất nhiều, từ bé đến già.
Lúc tôi đến Bồ đề đạo tràng tại Ấn độ có rất nhiều cụ ông, cụ bà người Tây Tạng vừa đi vừa kinh hành vừa niệm Om Ma Ni Pad Mê Hum và tay của họ luôn lắc kinh luân. Họ rất tin tưởng niệm Lục tự đại minh chân ngôn . Và cũng tại Bồ Đề Đạo TRàng có rất nhiều tu sĩ Tây Tạng, Anh, Pháp, Việt Nam…. Rất nhiều người ngoại quốc hàng ngày vừa lạy vừa trì Om Ma Ni Pad Mê Hum. Hàng ngày những vị tu sĩ đó lạy hơn cả 1000 lạy.
Nơi Bồ đề đạo tràng này hàng năm Ngài Kamapa 17 Đức Đại Bảo Pháp vương thường hay tô chức lễ hội theo dòng truyền thừa Kagyu. Đức Đại Bảo pháp vương này tái sanh lại được 17 lần. Mỗi kiếp của Ngài trước khi tịch, Ngài thường để lại một bức thư nói rõ sự tái sinh của mình cùng những dấu tích chỉ địa điểm tái sinh, và Ngài thường trực tiếp trao dặn dò những người đại đệ tử của Ngài y theo lời dặn dò mà đi tìm Ngài đưa Ngài trở về. Về sự tái sinh như vậy đã được kiểm chứng 17 lần. Dòng truyền thừa của ngài Kamapa chuyên tu về Om Ma Ni Pad Mê Hum. Tôi cũng có cơ duyên với Ngài, đã được gặp Ngài, được Ngài làm lễ quán đảnh, chứng minh cho tôi sám hối, Qui ý cho tôi theo dòng tu của Ngài với pháp danh là KIM CANG KIẾT TƯỜNG, được ngài trao truyền khẩu quyết Om Ma Ni Pad Mê Hum. Trước đây tôi cũng được truyền trao Lục tự ở Hòa Thượng Thích Từ Huệ thuộc hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Lúc đó pháp danh tôi là Huệ Thành. Với phuowng pháp tu thiền quán mật chú tôi đã thể hiệ phuonwg pháp tu Hiển mật viên thông trở về với tự tánh thanh tịnh. Niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum đi vào chiều sâu chuyên tu là hãy để vạn hữu vạn pháp tự niệm. Nghe tiếng gió ngay đó biết mật chú, tiếng sóng vỗ, lửa cháy, mây bay, ngựa chạy, ánh nắng, giọt mưa là mật chú. Nghe ngay nơi đó pháp thật rõ âm vận của nó. Từng chữ từng câu lúc nào cũng phải tỉnh giác không được bỏ âm nào, một chữ nào cả, và quan trọng ngay nơi đó đừng chấp mình đang nghe vì đó chỉ là vọng tâm ý căn, mà ý căn này sẽ duyên theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tự thay nhau làm ngã. Ngay nơi đây người hành giả không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ( pháp trần) . Cái biết ngay noi đó cũng không thật còn dính vào ý niệm, một pháp nào, còn tướng đều tà kiến cả. Hãy nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum bằng sự chân thật, nghe Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm bằng sự sống chân thật OM, Úm, có không được, mất, mưa rơi, suối chảy, nắng vàng, ăn uống, đi , đứng, nằm ngồi, con đường, hàng tre, nhà cửa, đèn, cơm, xe, thuyền, gió, sấm chớp, cây sông nước, biến, hư không….như vậy, như vậy.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 15-12-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 15-12-2016(UTC) ngày, HaiLam trên 17-12-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-12-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 20-12-2016(UTC) ngày, Huyentrang89 trên 11-03-2017(UTC) ngày
HaiLam  
#11 Đã gửi : 17/12/2016 lúc 09:20:46(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha, bộ lâm.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.