Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 12/09/2018 lúc 03:25:06(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

UserPostedImage

TRĂNG TRONG BỌT NƯỚC





Những quốc gia trên thế giới mỗi nước đều có một sự tín ngưỡng phong tục tập quán , ta thấy ở bề mặt như là khác nhau xa, nhưng trong thực hiện giáo lý tu niệm của Đạo Phật thì tất cả đều giống nhau cả . Dù cho Nguyên thủy, Đại thừa, Tiểu thừa, Tịnh độ, Mật tông, Duy thức, Trung quán, Pháp hoa…v,v luôn tất cả các nền tôn giáo khác đều trở về với đại dương của tâm , tánh. Tất cả những chiếc tàu, phi cơ, xe, những cánh đồng, những hạt ngô, bắp, những cánh rừng, những con sông, những đồ vật ở trong nhà, ngoài xã hội, học thức, trình độ kỹ thuật văn hóa, món ăn, thức uống, thuốc men, bệnh tật…Ngay nơi đây, chúng ta đều thấy ngay kinh Lăng già “ chỉ tánh, thấy tánh thành Phật”. Đức Đại Huệ Bồ tát đã hỏi rất nhiều, nhưng Đức Phật chỉ trả lời một chữ duy nhất là “ phi”. Phi là không, phi của không này nó có tính chất rỗng “ Như lai” tới lui bất cứ nơi nào cũng đều thấy “ phi”. Phi ngay đây nói lên tất cả sự vật, vạn pháp, tâm pháp đều duyên hợp cả. Nó có sự hòa hợp, sự hòa hợp của chuyển biến ấy gọi là “ vô thường”. Duyên hợp không có tự ngã, tự nó ngay đó chính là nó. Cho nên vô ngã. Qua sự vật vô thường, vô ngã đó mà chúng ta chấp dính lấy nó là “ khổ” sẽ bị nó luân chuyển, biến chuyển không nơi dừng trụ, mà trong quá trình chuyển biến đó có “ cá nhân” có tự ngã do sự ảo tưởng, ảo kiến không biết nó là vô thường. Cho nên khổ. Nghĩa của khổ nên biết như vậy. Nếu chúng ta biết như vậy là chính kiến đã thấy được nguồn gốc sanh ra “ khổ” – “ Khổ tập đế”. Khi đã biết được nguồn gốc sinh ra khổ thì “ Diệt đế” đã biết chắc chắn sự chuyển biến từ khổ, tập khổ, diệt khổ thì ngay nơi đó – Niết bàn ( Đạo đế”. Đây là kinh tứ diệu đế. Bài kinh này sau khi Đức Phật đã giải thoát , đã thành Phật đạo Ngài đem đến giảng giải cho 5 anh em Kiều Trần Như. Chuyển pháp luân lần thứ nhất. Ngay nơi đó 5 người tu sĩ ẩn dật đó thành đạo quả. Ngài ( Đức Phật) chỉ đến ngay nơi đó nói lên sự thật của sự khổ cho 5 ảnh em Kiều Trần Như. Năm an hem Kiều Trần Như ( 5 vị Thánh này) hàng ngày đã thấy cái khổ trong đời sống, trong tâm thức các Ngài, nhưng bấy lâu nay không thấy chân tướng của sự khổ, trốn tránh sự khổ, coi sự khổ là cái khác với tự tánh thanh tịnh của mình. Thấy cái biến chuyển sinh diệt của sự khổ đó không phải là trí huệ, không thấy ngay nơi khổ đó là Niết bàn cho nên khổ. Khi Đức Phật đến Ngài đã giảng dạy về sự tướng của khổ đó cũng từ tâm, từ tánh của mình. Và ngay nơi đó cũng là Niết bàn, cũng là con đường thoát khổ. Như sấm sét 5 anh em Kiều Trần Như tỉnh ngộ. Những cái đã ôm ấp, những cái có sẵn đó, sự sống tỉnh giác bừng sáng đã đi vào con đường giác ngộ trở thành 5 vị Thánh, Bồ tát đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật. ( Trong lịch sử của Đức Bổn Sư trước khi Ngài đến giảng giải cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như đã có giảng dạy cho những vị đệ tử cư sĩ đầu tiên rồi. Đây là những ý niệm tôi được trao truyền từ những vị sư học tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ. Quí chư Tăng, Ni đó đã có dẫn chúng tôi đến tại địa điểm đó để đãnh lễ). Trong những cái khổ mà chúng ta thấy trước mắt, luôn luôn hiện diện ở chúng ta, nhưng chúng ta ít khi để ý đến – Đó là thân, là cảm giác, là thọ, pháp, là tâm. Những cái này nếu chúng ta không để ý không mổ xẻ, không phẫu thuật chúng bằng trí tuệ, quán sát của giáo pháp Đức Phật, thì muôn đời chúng ta khó thoát khỏi sự khổ khi trở về với cái thân này. Quán sát thật nơi thân này nó có rất nhiều điều không thể tưởng tượng được. Khi ấy chúng ta mới thấy thân tâm mình là một kho báu thật vi diệu. Khi chúng ta mới lọt lòng mẹ với những tiếng khóc oa …oa…oa. Rồi thân Tứ đại này lớn dần lên ( Ở đây xin nói nhiều ở thân) 1 tuổi…2,3,4. Nếu ngay mốc thời gian này chúng ta sẽ thấy sự chuyển biến của thân. Từ khi lọt lòng mẹ thân thể đỏ au, lục phủ ngũ tạng non nớt, tóc mọc cũng chưa nhiều. Cho đến khi 4 tuổi lục phủ ngũ tạng; lông, da, tóc, tay, chân bắt đầu phát triển. Chúng ta bắt đầu dùng một cái biết tâm chân thật ngay mộc thời gian này chúng ta sẽ thấy một hình hài khác xa lúc mới lọt lòng mẹ. Sự chuyển biến đó chúng ta nhìn trên bề mặt hình hài thô kệch của thân thấy có sự chuyển biến theo thời gian như vậy, thấy rất rõ. Nhưng đây chỉ là sự chuyển biến ở phần thô thôi. Chúng ta sẽ quán sát một phần tế nhỏ nhiệm hơn. ( Đây cũng chưa phải là phần vi tế) chúng ta hỏi vì sao có sự chuyển biến lớn to thân của đứa bé kia vậy, và mỗi cái trong cơ thể của thân này cũng to lớn, phát triển dần lễn ( ở những người lùn, nhỏ con, thân lùn nhỏ thì ta sẽ thấy sự già cằn cỗi…) Đó là những sự phát triển hình thành sinh, trụ , dị, hoại , diệt của từng tế bào nguyên tố trong thân chuyển hóa. Sự chuyển hóa này nó có trong từng sát na của thời gian, không gian ( nó chuyển biến nhanh hơn rất nhiều ở đợn vị sát na thời gian). Sự chuyển hóa đó nằm trên nền tảng căn bản của sắc tứ đại; đất, nước, gió, lửa, sắc nghiệp, sắc thời tiết, sắc dinh dưỡng, sắc trái tim… Thí dụ như sắc dinh dưỡng: Khi một người đói bụng, người đó vì công việc làm ăn đúng theo thời gian, bữa ăn thường ngày của mình mà họ đến một quán ăn trễ hơn. Nếu ngay trong giờ phút đó chúng ta có mặt ngay trước quán ăn đó, quan sát nét mặt sắc tướng người đó rất thiểu não. Sauk hi người đó vào quán, bàn ăn một bữa ăn xong, khi đi ra quán ăn chúng ta sẽ thấy sắc tướng hưng phấn hơn…Như vậy chúng ta chứng tỏ rằng sắc dinh dưỡng thật sự có trong thân chúng ta. Khi người giận chúng ta sẽ thấy nhiệt năng ở người đó bốc lên vùng mặt, làm cho vùng đầu mắt, tai của người đó đỏ hơn nhiều khi các tâm thức , xúc cảm khác xuất hiện. Vì những màu đỏ do nhiều nguyên tố, sắc của hỏa đại biểu hiện lên. Người buồn do chấp chặc một tâm thức xúc cảm của thọ khổ nên địa đại xuất hiện nhiều hơn, khiến sắc mặt đen xạm, tay chân nặng nề, đầu óc nặng nhọc …không nhanh nhẹ ù lỳ. Khi người bị cảm trúng phong, gió thường hay bị co giật, gân cốt chuyển động …Vì do tính của phong gió chuyển động ( ở đây chỉ tạm đưa ra vài chi tiết rất nhỏ để nhằm chứng minh một phần rất nhỏ nơi thân . Chúng ta đi sâu vào Thiền định quán Vipassana chúng ta sẽ thấy sự kinh khủng mầu nhiệm hàng tỷ, tỷ lần những thí dụ ở đây. Hãy tựu đi sâu vào thân tâm của mình đi. Khi chúng ta thấy sự thật duyên hợp của thân tâm, của tâm pháp, thọ cảm – nằm trên thập nhị nhân duyên, thì chúng ta ngay nơi đó mới thật sự bảo rằng thân này, tâm này, pháp thọ này do duyên hợp . Nói như vậy mới là chánh ngữ, Thấy như vậy mới là chánh kiến, nhìn rõ biết rõ, quán sát rõ mới gọi là chánh tư duy. Từ những sự thấy nghe, hay biết rõ ràng trên thân tâm, thọ cảm, tâm pháp. Ngay trên thân tâm này chúng ta mới thật sự là không nói vọng ngữ. Ngay nơi thân tâm, thọ cảm, tâm pháp đó chính mình thấy rõ , thật sự thì khi đó người hành giả chúng ta mới thực sự là không có trộm pháp, không bắt chước của ai cả, không lấy từ ngữ, ngôn từ, cảm xúc, hình ảnh của ai cả. Đi như vậy, tu như vậy mới thật sự là chánh tinh tấn con đường đó sẽ đưa đến định và huệ. Vì thấy nghe hay biết chân thật nơi thân tâm của mình, biết rõ như vậy sự chuyển biến sinh, diệt, sanh, trụ, dị, hoại diệt của tâm pháp, thọ cảm. Như vậy là giới con đường giới, định, huệ, bát chánh đạo ngay nơi tâm chúng ta.

Không tìm nơi đâu, nơi khác cả, ngay nơi thân, tâm chúng ta có đầy đủ vạn pháp. Hãy ngay tự tâm đó mà đi. Đi như không đi vì tất cả nó đã có sẵn. Hãy nhìn nơi tâm chân thật đó, sau khi đã biết phân biệt, suy tư, vọng tưởng, ta, người, chúng sinh, thọ giả






Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu : Thích Chính Trí
Mật tông hiệu : Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi quản trị viên 05/09/2022 lúc 05:49:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
chuctinh trên 12-09-2018(UTC) ngày, Kim Cang_Đạo Nhất trên 31-10-2018(UTC) ngày, cuiyang07 trên 09-01-2019(UTC) ngày, haimat trên 26-06-2021(UTC) ngày, Đỗ Minh trên 03-10-2022(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.