Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Kim Cang_Đạo Nhất  
#1 Đã gửi : 31/10/2018 lúc 01:52:34(UTC)
Kim Cang_Đạo Nhất

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 20-12-2017(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 86 lần
Được cảm ơn: 199 lần trong 25 bài viết
Hãy coi những gì mình sợ là Thầy của mình
UserPostedImage


Dưới đây là câu chuyện của một người cương quyết, nhiệt thành, nghiêm chỉnh, kỷ cương , kiên quyết chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân để chuyển hóa nỗi sợ người Thầy của mình thành sự chứng ngộ tâm thức.

Ngài Acharn Mun là bậc Thầy chứng ngộ mà cả dân Thái tôn sùng đường lối tu rừng khổ hạnh, khuôn phép và giới luật của Ngài đã đưa rất nhiều vị đệ tử nếm được mùi pháp vị. Ngài cũng là một vị thiền sư nổi tiếng nghiêm khắc, kỹ cương và giữ giới luật ở những điều nhỏ nhặt nhất. Ở Thầy không chỉ khơi mở những nguồn giáo lý thâm diệu, thể hiện lên được tư tưởng vi diệu truyền thừa của Đức Phật mà ở Thầy còn hé lộ rất nhiều điều sự chứng ngộ của các tầng tâm thức, cũng như những bí mật khó chứng minh của thế giới vô hình mà chúng ta coi đó là những bí ẩn của trí tuệ, những cái nhìn xuyên thấu, những cái nghe siêu vi, những giao cảm vi tế của các bậc chứng ngộ. Ít ai, khó ai người hành giả tu sĩ thể hiện, nói lên được những bí mật vô hình ấy.

Dưới đây là câu chuyện về một vị đệ tử của Thầy, khi được Thầy hướng dẫn đối diện chứng kiến với nỗi sợ hãi của tâm thức, là cái chết. Hay sự chứng ngộ tuyệt vời của tâm thức khi có được sự điều kiện thúc đẩy bên ngoài.

Thầy có một vị đệ tử lúc còn tại gia nổi tiếng là “ lì đời” cứng cỏi, gan dạ và khá ngoan cố. Với cá tính như vậy nên Thầy Acharn Mun khuyên đệ tử của mình “ Con hãy đến hang động kia hành thiền, hơn là ở lại đây. Con cần thuốc mạnh. Trong hang động ấy có con cọp sẽ cho cách đối xử cần thiết cho một nhà sư ngoan cố như con. Hãy nhận cọp ấy là Thầy, con sẽ có thể học hỏi nhiều thêm. Con sợ cọp, vậy con phải đón mừng con cọp này là huấn luyện viên là thầy. Người nào sợ ma cũng phải nhận ma làm thầy. Đó là đường lối chân chính để tự rèn luyện”.

Và người đệ đã tử lắng nghe lời dạy của Thầy với niềm hoan hỷ, an lòng, vững dạ quỳ lạy lãnh giáo bái từ Ngài vui vẻ lên đường ra chiến trận.

Nhưng vừa đặt chân đến hang động, mắt của sư đã bắt đầu giở mánh khóe ra. Sư mới nhìn thấy dấu chân cọp ở miệng hang, và rồi có tiếng nói khẽ trong tai, “ có một con cọp sống nơi đây” rồi ô nhiễm ám ảnh, sư cảm thấy như bị tình trạng khùng điên lo sợ hoàn toàn áp đảo. Lòng hoan hỷ và sự can đảm bị tình trạng khùng điên lo sợ hoàn toàn áp đảo. Lòng can đảm khi được nghe lời dạy cỉa Ngài Acharn đã tan biến đâu mất. Trong tâm sư chỉ còn đầy trạng thái lo sợ rợn người, ngăn cản mọi cố gắng để bình tĩnh trở lại. Sư cố làm giảm bớt cơn sợ bằng cách xóa dấu chân cọp dưới đất. nhưng nỗi sợ vẫn còn đó – nó nằm trong tâm, không phải trong dấu chân cọp, nỗi sợ ngoan cố đeo dính liền tâm sư.

Trong suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau, sư mãi mãi bị vấn đề lo sợ “ không thể giải quyết” ấy quấy rầy. Khi đêm tối đến thì nỗi sợ tăng trưởng và sư có cảm tưởng rằng chỗ đó đầy cọp. Sau đó sư bị hành hạ trong cơn sốt lạnh người đặc biệt của bệnh sốt rét, cộng thêm phần đau khổ vật chất vào nỗi khổ tinh thần, biến nơi đây, đối với sư, thật sự là ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN. Nhưng sư thật đáng khen ngợi vì không ngừng cố gắng, mặc dù liên tục thất bại và chán nản và ngã lòng.

Sư tiếp tục chiến đấu chống nỗi sợ của mình bằng nhiều cách, trong khi bị những triệu chứng của bệnh sốt rét hành hạ. Những lúc nhớ lại lời dạy của Ngài Acharn thì lòng phần khởi tăng lên, nỗi sợ tan biến. Sau đó, khi nỗi sợ khởi lên mạnh mẽ thì sư bạo dạn đối phó với hiểm nguy và cái chết.

“ Trước khi đến đây, ta đã quyết tâm”, sư tự nhủ với lòng mình và “ đã bạch với Ngài Acharn rằng ta đến đây để chết. Ta đến đây với lòng dũng cảm và hân hoan, nhưng giờ phút này ta đang làm gì đây? Thật là xấu hổ khi cứ sợ hãi tràn ngập thế này! Chính tâm của ta thúc giục ta đến đây, và giờ đây cũng chính cái tâm của ta gian xảo lừa ta, làm cho ta điên đầu vì sợ hãi. Tất cả những điều ấy là gì? Ta không còn là ta nữa à? Có phải ta bỗng trở thành con thú hèn nhát chẳng? Tốt hơn ta hãy quyết định: Phải ngồi bên bờ vực thẳm hành thiền để mỗi khi lơ đễnh thất niệm là phải té chết dưới đó? Khi đó chỉ có kền kền và quạ kết thúc những gì còn lại của thân xác này, khỏi phiền người khác hỏa thiêu. Hay ta ngồi thiền trên đường đi của cọp? như vậy khỏi mất công nó đi tìm ta trên đường về chăng?.

Suy tư như vậy, sư liền vén màn bước ra đứng trước cửa hang và quyết định ngồi nhìn và hướng đồng bằng, quay lưng về phía đường đi của cọp. Giữa hai nỗi sợ thất niệm rơi xuống vực sâu chết hay bị cọp ăn thịt, và sự nhận thức rằng mình sợ rơi xuống vực chết hơn .

Rất lâu sau khi bắt đầu quyết định tự khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc như vậy, tâm sư bỗng nhiên an trụ vào trạng thái thâm sâu, bất lay chuyển, toàn định và hoàn toàn không hay biết gì đến những gì xảy ra xung quanh. Không còn lo âu, không còn sợ sệt. Chỉ còn lại cái tâm có thể tự nó vững chắc một cách phi thường.

Trạng thái hoàn toàn nhập định này kéo dài hai mươi tiếng đồng hồ, từ mười giờ đêm đến mười một giờ sáng hôm sau sư mới xuất thiền. Thành quả của thời hành thiền quả thật thần diệu hơn là sư có thể mơ tưởng. Không còn dấu vết hay vẻ gì sợ hãi, cũng không còn triệu chứng nào của cơn sốt rét. Sư cảm thấy can đảm và tự tin hơn bao giờ hết. Giờ đây thành quả của Giáo pháp rõ ràng công hiệu trên cả phương diện vật chất và tinh thần, vừa chữa bệnh cho thân, vừa chữa bệnh cho tâm. Từ giờ phút đó sư cảm thấy như mình có thể đi hay ở bất cứ đâu mà chẳng sợ gì. Sư không để ý nhiều đến cọp.

Nhận thức rằng những lời dạy của Ngài Acharn quả thật là chân lý vi diệu và vô cùng lợi ích, sư luôn tưởng nhớ đến giáo huấn ấy với lòng tôn sùng kính trọng và tri ân vô hạn. . Giờ đây sư đã biết cái mẹo luyện và thuần hóa cái tâm của chính mình và luôn sử dụng cái sợ để vượt qua nỗi sợ.

Sư quyết định ở lại hang này lâu hơn và chọn những nơi nguy hiểm nhất làm nơi thích hợp để hành thiền, bao gồm cả miệng hang nơi cọp sống hoặc con đường mòn mà cọp thường qua lại hàng ngày. Khi tọa thiền sư không ngồi trong màn, sợ rằng ở trong đó sư có thể lợi dưỡng trong tình trạng quá tự tin , và không sợ cọp nữa.

Một đêm sư không thể định tâm vào một trạng thái thâm sâu, dù có cố gắng bao nhiêu kaau. Rồi sư nghĩ đến con cọp thường ngày lai vãng tại đây, tự hỏi mình bây giờ nó đang ở đâu, vì đáng ra nó phải ở đó để giúp sư hành thiền, là việc không hề khó nếu được khởi sanh đúng cách. Khoảng nửa giờ sau khi ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm thì sư nghe có tiếng động của cọp đến gần phía sau lưng minh. Nghe như vậy sư tự cảnh giác rằng hiểm nguy giờ đây đã đến, và giờ đây đúng là lúc phải nhập rút vào trạng thái nhất điểm tâm. Một khi sư hình dung rằng cọp đang nhảy xổ vào chụp cổ mình thì tâm tức khắc rút vào nhất điểm, không còn gì ngoài trạng thái nhất điểm không lay chuyển và thanh bình an lạc không thể tả. Sư nhập vào trạng thái tách biệt của tâm từ khoảng hai giờ đêm đến khoảng mười giờ sáng.

Sau khi xuất thiền đi đến nơi đã nghe những tiếng động của “ anh bạn” của mình và trông thấy rõ ràng dấu chân của nó chỉ cách chỗ sư ngồi chừng bốn thước. Lạ thay, cọp đi thẳng vào hang mà không tỏ vẻ quan tâm đến “anh bạn” ngồi cách đó không xa.

Thật khó mà rèn luyện tâm nếu không có áp lực hay năng lực mạnh thúc đẩy nó trở nên thuần thục. Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến những khoảnh khắc sinh tử của người bạn đạo diễn biến trong tâm thức. Nếu không có những lời giáo huấn từ Thầy, những pháp bảo được thọ nhận thì thật khó cho những hành giả, đối diện với những nỗi sợ hãi, những chướng ngại tâm thức, sự gian xảo, phù thủy mê hoặc của tâm mê muội dẫn dụ.
Trong thời khắc đó, không gian sự sống của thời điểm đó. Những nỗi rằng xé, những nỗi sợ hãi luôn luôn chiếm hữu dính mắc nơi tâm khiến người hành giả điên đảo. Có những lúc người hành giả nhớ tới lời giáo huấn của Thầy . “ Không đạp gai bao giờ, thì làm sao biết được cảm giác đau nơi bàn chân. Nỗi sợ hãi diễn ra là cái quả của cái hạnh phúc khi ta tạo tác ra một điều gì đó. Nhân quả thì phải trả cho đủ.” Những lúc như vậy khiến tâm người hành giả chiến thắng mọi nỗi sợ hãi , mọi nỗi sân hận nơi tâm. Nhưng có lúc và rất nhiều lúc bị thật bại dưới bàn tay ma quỉ của tâm thức.

Khi đó, khi dục vọng sân hận lên đến đỉnh điểm trong tâm thức của người hành giả lúc đó chỉ hiện ra hình ảnh tự cầm dao, hoặc một vật gì đó có thể đâm mình, có thể tự hại mình, giết được mình. Rồi ý nghĩ khác lóe lên tại sao lại như vậy? mình không còn là mình nữa. Tại sao những ý nghĩ mê muội đó có thể đến với người đệ tử của Đức Phật chỉ có con quỉ mê muội, vô minh của tham ái mới dẫn dụ được kẻ ngu, còn người trí không thể dễ dàng bị nó dẫn dụ chết trong nỗi sợ hãi như vậy được. Khởi ý như vậy, người hành giả tĩnh tâm lại, điều tức lại hơi thở, quán niệm thần chú “ BỘ LÂM” trong khoảng thời gian đó người hành giả đi vào định, không còn thấy cái thân mà chỉ thấy những chủng tự Bộ Lâm sáng bừng từng hạt vi thể nhỏ nơi tâm thức ấy, dòng ánh sáng mát lành, an bình tưới thẫm một cái biết từ trên đỉnh đầu xuống khắp toàn thân. Trong tích tắc đó. Những nỗi niềm sân hận, những ý niệm điên rồ tự hại, làm đau thân thể người hành giả nó trôi tuột, trôi tuột. Cái sự trôi tuột của nó đi đến đâu, thấy biết rõ ràng đến vậy. Giống như cái rễ được bứng đi. Nó đang nặng trĩu bám chắc nơi tâm thức, thì khi bị bứt trôi đi nó nhẹ nhàng đến đó. Sự so sánh phân biệt này một cách rõ biết. Chữ Bộ Lâm cứ thế là nhà tạo hóa tái tạo sự sống mát lành an lạc nơi tâm thức của người hành giả. Mới thời khắc trước nó đang là một ngọn núi lửa phun trào những dòng nham thạch nóng chảy chết người, ấy vậy mà ngay sau đấy nó là những dòng suối mát trong lành đang đổ trên nguồn về tưới tẩm những cây xanh.

Các bạn thấy không sự sống chết trong từng sát na của người hành giả. Họ dám sống, dám hy sinh sự sống của mình, dám đối diện những nỗi sợ hãi nơi tâm để đổi lấy lại những kinh nghiệm của đạo, là những mồ hôi, máu nước mắt và mạng sống để đổi lấy kinh nghiệm tâm đạo dồi dào, là những bước chân vững chãi tiến bước tiếp nối những bước chân siêu việt của người cha, người thầy, người anh em cùng chí hướng.
Vị sư đệ tử của Thầy Acharn Mun là một gương sáng cho tấm lòng cầu đạo. Vi sự đã dũng cảm đối diện với nỗi sợ hãi nơi tâm, đối diện với cái chết, đối diện với sự rình rập của cọp dữ ăn thịt để đổi lại sự chứng ngộ thiền định sâu sa nơi tâm thức. Nếu không có những sự thúc đẩy “ Anh bạn cọp” thì để đạt được sự chứng ngộ đó là cả một quá trình dài. Vậy mà vị sư cương nghị, gan dạ , cương quyết đã dám làm điều ngược lại của rất nhiều người bỏ chạy để đổi lại sự vi diệu của giáo pháp trong nháy mắt.

Ai, ai, trong mỗi chúng ta, có tự hỏi tâm thức mình rằng, đã dám hy sinh và cống hiến cho tâm thức vi diệu kia của chính tâm thức tự do kia của mình là những điều như vậy chăng?


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum.


Nguyên Thúy
Kim Cang Đạo Nhất

Sửa bởi quản trị viên 31/10/2018 lúc 01:59:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 7 người cảm ơn Kim Cang_Đạo Nhất cho bài viết.
cuiyang07 trên 31-10-2018(UTC) ngày, Thuong76 trên 31-10-2018(UTC) ngày, chuctinh trên 01-11-2018(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 09-11-2018(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 01-07-2020(UTC) ngày, lientrung trên 20-04-2021(UTC) ngày, HueVong trên 08-03-2024(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.