Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
VÙNG ĐẤT KHÔNG TÊN Câu chuyện lửa cháy trong miền băng giá những hình ảnh mà âm thanh ….tôi đã thể hiện ra với những chiếc bóng hình ảnh mà chúng ta vừa quán xét. Khi tất cả toàn bộ trên thân thể tôi phủ đầy những vi sinh vật nhỏ, thì bắt đầu sự rụt rữa chảy ra của thịt , máu, dịch do những sinh vật trên chúng cấu xé, tiết dịch làm cho từng lớp thịt, dịch, máu, nước thúi bắt đầu rớt xuống đất từng giọt, từng cục thịt thúi rữa rơi xuống. Chúng mang màu đen, đỏ, vàng rất thúi. Ngay đây tôi thấy trên thân thể của mình có những hiện tượng như thế, nhưng trong một tình trạng rất tỉnh giác . Đây là một loại tuệ minh sát trong quán Vipassana. Những mùi hôi thối ma xát do côn trùng, vi sinh cắn chích tiết dịch đều hay biết cả. Ngay trên thân lúc đó thấy thịt, gân, da, dịch, máu mủ, thịt rơi các màu là “ sắc”. Thấy nghe cảm giác nhột, châm chích, đau chuyển động sanh ra trong tâm. Đây là “ danh”. Ngay nơi đây tâm thức “ cái biết” đang thực hiện quán danh sắc trong Vipassana, trong hiện tượng không phân biệt so đo cân nhắc, biết thấy thật rõ ràng, thấy sâu trong từng sự chuyển động của vi sinh tử. Thấy thật rõ những làn điện, năng lực chuyển động đẩy đưa, cuốn tròn xếp hình của những hạt vi sinh, nguyên tử, nguyên tố. Đây là tứ trí: Diệu quan sát trí – biết rõ không phân biệt, biết rất rõ những không dính mắc trong khổ đau, an lạc, xấu tốt. Bình đẳng tánh trí – nhìn thấy hay biết tất cả chuyển động hình thành ẩn tàng không bị cuốn theo một vật, một pháp nào cả. “Bình đẳng tánh trí” thấy rất rõ, hay biết tất cả những vật , những pháp năng lực, điện năng chuyển động đau buồn, an lạc, hạnh phúc mà không dính mắc. Thành sở tác trí – đây chỉ đưa ra sơ lược một phần rất nhỏ trong Tứ trí chứ thật tế giáo pháp của chư Phật không thể đơn giản quá như vậy, cao thâm cao tột. Dù cho diễn đạt trong vô lượng kiếp cũng không thể hiện được trí tuệ giáo pháp của Phật.
Khi đưa ra những ý niệm này mong tất cả hãy coi đây là những giọt nước đầu ngành, một bụi nước trong đại dương mênh mông, chỉ mong tạm mượn những danh tự đó để thể hiện sự sống của tôi. Cái tôi của muôn đời đọa lạc nay nhìn thấy nó, biết nó để rồi để gió cuốn bay đi
Đạo thiền gió thoảng mây bay Xuân thu vạn dặm dấu giày nào in.
Trong thiền quán tôi thấy như vậy, xin tạm mượn từ ngữ này. Bước đầu quán sát không có ai trong đó cả. Chỉ có sự duyên hợp . Như một con người tên Hưng, thì cái tay phải có phải là Hưng không, không phải. Cho đến tay trái, đầu, mắt, chân, tóc, ngón tay. Tất cả những thứ đó duyên hợp lại mà thành một con người tên Hưng. Nhưng nếu không có những chi tiết tay, chân, răng, tóc, đầu mắt đó thì cũng không có một người tên Hưng. Như vậy gọi là giả hợp không tướng nhất định. Đức Phật gọi là không tướng. Nếu ngay đây chúng ta chưa đồng ý thì phân tích mổ xẻ từng chi tiết ra thật nhỏ, thì ta cũng thấy chúng duyên hợp. Cánh tay cũng do màu, đất, nước, gió, lửa, dinh dưỡng, màu sắc, lòng tay. Phân tích sâu hơn nữa thì thấy rất nhiều nguyên tố, nguyên tử, điện năng, lạnh nóng, mùi vị, mặn, máu, ngọt, lạt, chay, hôi…rất nhiều. Chúng ta cứ thử phân biệt như vậy coi đến chừng chúng trở thành những hạt gọi là hạ nguyên tử rất nhỏ, nhưng tàng chứa rất nhiều điều sắc, không – danh sắc trong đó. Ngay đây chúng ta đừng đặt nặng trên nền tàng tôn giáo, thì mỗi người thực hiện như vậy, làm như vậy, biết như vậy cũng đều là thực hiện thiền quán Vipassana. Quán minh sát giáo lý của Đức Phật. Nếu chúng ta tiếp tục bỏ đi những danh tự như thiền quán Vipassana Phật, giáo lý chúng ta ngay đâu còn gì? Bình thường pháp không phân biệt cái gì nơi đây, ở đây, tín đồ chúa vẫn thực hiện được. Quan chức, người công nhân, nông dân, tiểu thương, buôn bán, có học, không học vẫn thực hiện được. Ngay những khía cạnh biết hay của những tầng lớp mà biết thực hiện như vậy là do dâu. Do cái biết hằng có trong từng, từng lớp. Trong từng khía cạnh sống, cái đó Đức Bổn Sư gọi là Phật tánh, Tuệ tánh. Khi người biết thật tánh trí của mình thì ngay cái biết đó nó biết cả nóng, lạnh, buồn vui, an lạc, khổ đau, cao thấp, danh vọng. Biết tất cả danh sắc. Nghĩa là tất cả sự vật có mặt trên vũ trụ này. Những sự rung động từ thô đến tế trong thiên nhiên biển cả, núi rừng, vật, con người đều biết cả. Nếu sự vật danh sắc đó thể hiện hoặc ẩn tàng lên khi chúng có tướng và không tướng đều biết. Biết như vậy dọc theo từng tâm thức của từng cá nhân con người, trời, súc vật, cát đá, đất đá, cây cỏ v, v…mà cái biết đó chưa từng bị nhiễm dính vào bất cứ danh sắc, sự vật tâm thức nào cả. Ngay nơi đây Đức Phật bảo rằng khổ đau đừng dính vào, an lạc cũng đừng dính vào. Vì bản chất tất cả chúng là như vậy. Còn tâm thức cái biết đó chưng từng nhiễm dính vào. Ngay đau khổ - biết đau khổ. Chúng ta sẽ phân tích . Biết cái biết này, ngay chỗ sung sướng an lạc nó cũng biết , ngay nơi đau khổ nó cũng biết. Nếu có dính vào đau khổ là biết thì đến an lạc nó sao biết được và ngược lại. Chúng ta từng vô thủy vô chung đến nay chưa từng dính một pháp nào cả.Cái khổ đau, cái an lạc sung sướng, đau buồn đó chúng ta đắm chìm trong đó rồi tự tưởng tượng là buồn là như thế đó, khổ là như thế đó, đau khổ là như thế đó. Cùng nhau xây dựng lên những danh từ qui ước. Tự qui ước ở cá nhân cho đến nhiều người thành ra những cộng nghiệp. Cũng như trong tiềm thức chúng ta từ lâu đời ( Kinh nghiệm = tức nghiệp) . Kinh nghiệm xây dựng tâm thức cho rằng là me chua. Trước đó đã từng xây dựng trong tâm thức mình nếm một vị như vậy gọi là chua, cùng nhau cho nó là như vậy, và hành trạng cảm giác chua đó khi va chạm vào miệng sanh ra nước bọt, tưởng tượng như vậy lâu đời. Sự tưởng tượng đó chúng ta không biết nó từ bao lâu. Đến nay nó thành nghiệp cho từng cá nhân, cho nhiều người ( cộng nghiệp). Đến bây giờ cộng nghiệp đó hiện hành.Cho nên từng cá nhân ta khi thấy me hình dáng trái me, màu sắc, vị của nó liên tuôn nước bọt. Cảm giác đó va chạm vào thiệt căn ( Căn là chứa nhóm – Thiệt là lưỡi = những kinh nghiệm hình ảnh tâm thức ). Chúng ta vừa quán sát trên chúng chứa nhóm lại thành những chủng tử trong thiệt căn. Cho nên khi thấy trái me là sanh ra nước bọt tuôn ra. Vì hình ảnh trái me đó nó đã được huân tập vào nhãn thức, nhãn căn. Khi thấy hình dáng trái me như thế là biết = danh sắc trái me. Trái me thuộc sắc; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - Đây gọi là Lục trần. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý – Đây là Lục căn. Ngay đây khi thấy trái me ( sắc) – nhãn ( mắt) thấy – thức liền biết trái me. Theo thập nhị nhân duyên thì thức sanh lục nhập. Trái me là sắc bắt đầu hành và thức mơi khơi lên thể hiện lên lai lịch tác dụng, tác hại. Tất cả chi tiết của trái me được chứa trong nhãn căn ( Căn là chứa nhóm) – nhãn căn là nơi chứa nhóm, những hình sắc của (sắc trần – mắt) khi lôi ra những hình ảnh chi tiết, tác dụng …trái me. Thì ngay nơi đó có sự phân biệt hình ảnh trái me. Tính chất ( danh sắc) đây gọi là Lục thức . Nhãn thức – cái biết phân biệt của mắt. Cái biết này do vọng thức chạy theo sắc trần mà phân biệt để xây dựng thọ cảm chứ không phải “biết” hằng có trong tâm ta. Hành giả phải hết sức chú tâm tỉnh giác mới biết thực hư ngay đây. Ngay cái biết phân biệt trái me đó do một chuỗi nội thức xảy ra lúc đó là sắc trần – căn – thức của mắt biến hiện, thì chúng sẽ có quyết định là trái me chua, thành quả , kết quả này do trần, căn , thức, thọ, tưởng, hành chuyển động thật nhanh. Cũng như chúng ta thấy trong lòng cầu xổ số kiến thiết, xổ số ít số nhưng ở đây sự xáo trộn chuyển động hàng ngàn, hàng vạn niệm thức chuyển biến trong một sát na, rất kinh khủng. Khi quán thành tựu tuệ sinh diệt sẽ thấy chúng thật kinh khủng. Chuyển động phân biệt như vậy để cuối cùng có kết quả là trái me chua. Khi có kết quả chua này thì chúng ta sẽ quán sát theo thập nhị nhân duyên. Vô minh sanh hành - Hành sanh thức - Thức sanh lục nhập – Lục nhập sanh xúc. Như vậy khi có kết quả danh sắc là trái me chua. Thì ngay nơi đó vị chua chứa nhóm trong căn – Trái me chứa nhóm trong căn ma sát lại hai hình ảnh ( sắc) – Chua ma sát ( xúc) thành ra Thọ. Vì liến ngay đó danh sắc của trái me đó là chua thì vị chua đó có hợp thích, không thích với cái đã từng huân tập. Ngã một ảo tưởng là một con người đó đã từng huân tập. Trong cái tôi ngã đó. Nếu hợp gọi là thọ lạc, không hợp thọ khổ kết luận lại sự khổ vui đều do vọng nghiệp chúng ta tự tạo, chứ thật tế không có ai trong đó và bao đời nay cái biết hằng có đó không bao giờ nhiễm, không ở đau khổ , an lạc, hạnh phúc.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 11/01/2019 lúc 11:20:43(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |