Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
THẦN VÕ TÂM YẾU Trong phương pháp tu về Mật Pháp Chuẩn Đề, bên cạnh đó cũng có những phương pháp để hổ trợ trong bước đường hành đạo, tu học. Trong đó có Pháp môn về Thần Võ.
Thần võ nhiều người cho rằng nó chỉ là phương pháp tu học, niệm trì Thần chú, quán tưởng linh phù để được Chư vị hộ pháp chuyển động, chỉ dạy những bài quyền, thề võ tập luyện cho thân thể cường tráng hoặc để dùng bảo vệ bản thân mình thôi. Chúng ta hiểu như vậy thì vẫn chưa đủ và oan uổng cho pháp môn này, xem nó rất đơn giản.
Để đi vào chiều sâu của pháp môn Thần võ này, tìm lại những cái tinh túy có sẵn bên trong. Thật tế, khi chúng ta cử động, di chuyển thân thể, chuyển động cánh tay để lấy một vật. Hoặc dùng cánh tay để bắt lấy một vật gì đó nó đều xuất phát từ trong tâm của chúng ta mà ra. Muôn vạn sự vật đều do tâm tạo.
Ngày xưa, những vị Tổ thầy về võ thuật, họ cũng đã từng ở những nơi thanh vắng, núi rừng. Ăn uống đạm bạc, sinh hoạt bình vị. Rồi học cũng là những hành giả tu học. Trong lúc tâm thanh tịnh, vắng lặng, mọi cảnh duyên buông xuống cả. Thì lúc đó, bất chợt một phút giây, một con vật đang thể hiện động tác chụp, vồ một con mồi. Rồi con vật bất chợt bị té lăn ra, một cử động tự vệ thành đòn chống trả, động tác phản đòn của con vật. Khi nhìn thấy những hình ảnh đó, người hành giả tu sĩ kia trong lúc thanh tịnh đó, hình ảnh kia thể hiện lên cái tâm trong sáng, cái biết của họ biết những đòn thế đó, những cử động đó, những pha lăn lộn đó. Rồi hệ thống lại trở thành những bài quyền, thế võ đem đi áp dụng vào việc tự vệ, phản đòn lại cùng những con thú dữ kia. Rồi lần lượt họ áp dụng đến con người, đem ra sử dụng để tự vệ và phản đòn.
Đó là những hình ảnh tri thức biến chuyển của những hệ thống, động tác từ những con thú hữu hình. Sau này, người ta gọi là Võ lâm Thập Đại Hình Tượng. Lấy những động tác của 10 con vật để tạo thành những thế võ, đường quyền, cầm nả thủ, song long thức, mãnh hổ thúc sơn, ngũ hành quyền, miêu xà quyền, đường lang quyền..v.v..v.. Đó là những loại võ học được hình thành bởi hữu hình. Mặc dù, nó là hữu hình thật nhưng nó cũng phát xuất từ cái tâm quán tưởng của những Vị tổ Thầy hay những vị tu sĩ. Ở đây nói là những vị tu sĩ là những người Tổ thầy đó ai cũng phải có thời gian tĩnh tọc, tu học, huân tập thành những loại ý thức hệ riêng của từng loại võ môn phái khác nhau.
Nhiều môn phái khác nhau thì phải có sự huân tập về tư tưởng, giáo lý tu học cao thấp khác nhau. Trong đó, nó cũng mang màu sắc chánh ta, âm dương khác nhau. Cho nên, từ đó chúng ta sẽ nhìn thấy võ thuật không phải là hình thức múa tay, múa chân, đánh đấm đơn giản đâu. Mà nó mang cả tâm tư, nguyện vọng. Nó đều có suối nguồn của nó trong tâm ta. Như vậy, võ thuật như: Thái cực quyền, thiếu lâm tự. Ngày xưa, trương Tam phong cũng là một hành giả chuyên tu. Ngài đã thanh tịnh tâm mình. Từ đó phát sáng lên ánh sáng trí huệ của tâm linh. Người đã dùng những động tác uyển chuyển, mềm dẻo, dùng như chế cương, nhu cương khác nhau để thể hiện tâm thức tu học vô ngã. Từ cái tâm thức vô ngã, vô chấp, người đã đồng hóa được Vũ trụ, thiên nhiên. Hút chuyển tải những lực ở trong Vũ trụ này chuyển tải qua cái biết của Ngài để hình thành nên những phép đánh kinh hồn, mềm dẻo, dịu dàng nhưng mang đầy cương lực ở bên trong.
Rồi chúng ta nhìn lại coi, ngày xưa kia nữa Đức Đạt ma sư tổ cũng vậy. Trong cái hành thiền vô ngã miên mật, Ngài đã chứng ngộ. Một sự chứng ngộ vô ngã, vô chấp. Từ đó Ngài đã làm chủ được lực của Vũ trụ này. Ngài cũng đã vận dụng cái lực đó vào cái tâm biết của Ngài thể hiện thành những điệu múa, những bài quyền mạnh, nhẹ, êm dịu, xung động khác nhau. Rồi từ đó thiếu lâm tự có những môn công phu với những lực kinh khủng của những nhà sư chuyên tu. Những hành giả miên mật với tâm vô ngã đó kiến tạo nên Võ học của Nhân loại.
Không chỉ có Trương Tam Phong, không chỉ có Đức Lạt Ma Sư Tổ mà hằng xa xưa kia, trong quá khứ đã có vô lượng Vị Tổ Thầy như vậy. Họ tu học nhiều pháp môn có vô lượng, vô số pháp môn. Các tổ cũng đi vào sự vô ngã, vô chấp như thế cũng đã hấp thụ tinh khí của Vũ trụ. Rồi hình thành nên những thế võ lực qua môn phái, giáo lý tu học của họ. Như Mật tông, những vị hành giả cũng đã thể hiện tâm mình chuyển động thành những đường nét, vẽ vào không gian tạo nên những linh phù. Những đường nét cong quẹo này nó mnag sự huân tập Thần lực mà những vị tổ đó đã nhìn thấy, thị hiện chế tác ra. Đó cũng là những bài quyền, thế võ cùng năng lực nằm trong linh phù đó. Khi người đệ tử sau này có tâm nguyện cùng Đức hạnh đi theo Thầy Tổ. Người hành giả, đệ tử đó thành kính lễ lạy vị Thầy, vị thiện tri thức với lòng đầy kính cẩn mong cầu học đạo. Thì tâm hạnh kia sẽ được sự chuyển háo của Chư tổ trong vô vi tác động lên hình thành những năng lực chuyển động thực hiện đánh múa quyền, vẽ linh phù v.v..v….
Ở đây, muốn nói lên sự thành kính, chí tâm của người đi sau. Người đi sau phải hết lòng cầu học, kính tin và phải biết cái chơn lý hiện thực của Đạo võ cũng đưa con người đến chỗ an lạc, giải thoát, cũng về với bản tâm thanh tịnh cả. Vì những thế đánh, những phép đánh, múa vũ đều phải thực hiện trên tinh thần vô ngã, vô chấp. Nhưng ở ngay đó, nó có một cái biết gọi là diệu hữu. Thần võ là kích thích trở về với cái Diệu hữu, cái biết chơn tâm của mọi người.
Người hành giả tu về Mật tông, khi họ chuyên tu niệm vào Thần chú, quán tưởng linh phù, miệng niệm Thần chú, tay kiết ấn. Chuyên nhất như thế đến lúc thân kiết ấn, miệng khẩu niệm thần chú, ý quán linh phù. Ba cái này hợp nhất thành một, lúc đó tâm chỉ nghe âm thanh từ trong tâm vọng lên thần chú. Tay chân sẽ chuyển động, ý luôn quan xét vào những hình ảnh, niệm tưởng chuyển động liên tục. Từ trong tâm phát ra những hình vẻ, phát ra những cử động, những đường nét ngoằn ngoèo của những linh phù. Những nét cong thẳng, lên xuống đó trở thành những bài quyền, thế đánh vi diệu. Mà từ trong những động tác đó, ý niệm ta luôn luôn làm chủ được. Cảnh giới này gọi là Thần võ. Ở lúc này, ta hoàn toàn có ý biết rõ ràng trong tâm luôn luôn nghe Thần chú. Như chúng ta đi vào một con đường hẽm, đường nhỏ. Tâm ta vọng lên Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm. Nam mô phịch thô rá cao quây”. Với tâm trạng đó, chỉ có một pháp gọi là Thần chú thôi. Thì nếu lúc đó bất thình lình một nhành cây rớt xuống thì từ torng tâm thanh tịnh đó sẽ có cái biết hiện lên. Cái biết đó chuyển động tay chân thành những thế đỡ gạt văng cành, nhánh cây ra rất hay. Đây là một cảnh giới thật linh diệu trong Thần võ.
Không chỉ có những cảnh giới trên, mà Thần võ còn thể hiện thành những nét đánh linh phù, vẽ đánh chuyển động thành hình nên những linh phù giúp cho hành giả thu hút năng lượng, năng lực của Vũ trụ để bảo vệ Thân tâm, bảo vệ Phật pháp thật tốt.
Để cho những ý niệm trên được thông giải một phần nào. Tôi xinn cùng chia sẻ lại vài nét trong phương pháp tu học về Thần võ. Đa số chúng ta khi nhận lá phép số 1 – Thần võ, thời gian ban đầu ai nấy chúng ta đều cũng có ấn chứng Thần lực chuyển động đánh những bài quyền, thế võ. Chuyển động tay chân, toàn thân đánh múa các kiểu khác nhau. Mỗi mỗi đều có thần lực. Nhưng chỉ có một thời gian thôi thì ấn chứng kia phai dần, nhẹ dần, có khi mất hẳn. Từ những chi tiết đó có rất nhiều người đặt thành c6au hỏi tạo sao như thế? Thì hôm nay, với tư cách một người chia sẻ với các bạn sẽ giải bày nghi vấn trên.
Khi chúng ta đứng trước bàn thờ Phật, mỗi người ai cũng phải đảnh lễ Đức Phật, đảnh lễ Tổ Thầy Thần Võ, rồi đến phát nguyện: “Nguyện hộ trì Phật pháp, hóa độ chúng sanh”. Mặc dù, những lời phát nguyện đó nó thật đơn giản nhưng nó mang theo một định hướng, một con đường đi, một nền tảng đạo đức thật cao cả. Khi chúng ta đảnh lễ, phát nguyện như vậy, ngay lúc đó có người Thầy hoặc Thiện tri thức hướng dẫn mình. Họ là những người đi trước trong đạo pháp, họ cũng đã huân tập được một ít Thần lực đứng chứng minh cho ta thọ nhận. Quang cảnh trang nghiêm, thanh tịnh của đàn tràng đó. Cộng với lòng thành kính tin của người hành giả. Những điều kiện đó sẽ làm cho người hành giả có tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì tâm lực đó sẽ khế hợp với tâm lực của chư tổ ngày xưa lúc tâm quí ngài thanh tịnh như vậy đã vẽ ra linh phù hôm nay chúng ta học. Như vậy tâm quá khứ thanh tịnh của chư Tổ sẽ ấn lên tâm thanh tịnh của chúng ta đang thể hiện để học. Một hiện tượng Ấn tâm, truyền tâm ấn. Lúc đó, người hành giả sẽ được năng lực của tâm chư tổ trong linh phù kia chuyển động, đánh múa những thế đánh bài quyền. Như vậy, cốt lõi ở đây là tâm của người hành giả khi luyện tập phải thanh tịnh. Đó là vấn đề quan yếu.
Trước khi vào đàn pháp, đốt hương lễ phật xong, người hành giả ngồi tĩnh tọa, ngay lưng cổ hơi cúi xuống một chút. Hơi thở ra vào nhẹ nhàng, thoải mái. Quán trên đầu mình có một chữ lam tròn sáng. Kế đến Quán chứ Úm cũng sáng tỏa. Sau là quán chữ Hồng. Trong thời gian quản tưởng miệng ta đọc lên: “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm. Nam mô phịch thô rá cao quây”. Tiếp tục quán chữ hồng xuống ngay vị trí hai mắt và tiếp tục quán xuống những vị trí sau đây chữ hồng ở: hai tay, hai chân. Miệng cứ tiếp tục đọc niệm 108 đến 540 biến Thần chú.
Sau khi quán chữ Hồng đi khắp những vị trí trên. Ta quán tưởng linh phù Thần võ, xong dùng tay trái kiết ấn Kim cang, tay phải dùng ngón trỏ, ngón giữa khép lại, ba ngón còn lại co vào lòng bàn tay. Dùng hai ngón này vẽ linh phù Thần võ trong hư không. Lần lượt đứng dậy đi vòng vòng thành vòng tròn vẽ như vậy. Rồi đến vẽ hai tay. Tập như vậy đến lúc sẽ có lực chuyển động bung tay, bung chân đánh đá.
Các bạn cứ làm theo, trong lực vô hình đó chuyển động như thế nào cứ làm theo. Miệng cứ đọc “úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm. Nam mô phịch thô rá cao quây”.
Trong thời gian tập như vậy, nếu có chuyển động cứ đánh còn không thì cứ tiếp tục tập, bình tĩnh sẽ có năng lực thôi nếu ta thành tâm.
Xong buổi tập, nên phát nguyện: “Nguyện vô lượng chúng sanh thệ nguyện độ, phiền não vô lượng, vô biên thề nguyện đoạn. Phật pháp vô lượng, vô biên thề nguyện học.
Nguyện hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sanh trọn thành Phật đạo.
Nguyện Thọ nhận pháp môn này tu học thành trụ để hộ trì Phật pháp đời đời cửu trụ.
Nam mô Thất cu chi Phật mẫu chuẩn đề - 3 lần.
Nam mô Quan thế âm Như lai Giáo Chủ Thần Võ – 3 lần
Nam mô Chư vị Tổ Thầy Thần Võ – 3 lần”.
Còn tiếp,
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 24/06/2014 lúc 09:18:04(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |