Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
BỘ MẬT TÔNG - TINH YẾU LUẬN
Lời nói đầu
Qua nhiều năm tu trì theo Mật đạo, tôi đã có những sự an lạc trong cuộc sống của mình, với những kinh nghiệm vừa tu học vừa chia sẻ cùng quí bạn đạo, những ý niệm đó đã đem lại lợi lạc rất nhiều người, nhiều giới ở hữu hình và vô vi. Khi mọi người bước chân nhận Mật chú để tu, thời gian rất ngắn họ đã đạt thành những ý nguyện sở cầu về tiền tài, danh vọng, sự nghiệp hoặc tránh đi những tai nạn, tai hoạ mang đến cho họ. Vì năng lực thần chú luôn đem lại sự lợi lạc, giải đi những nghiệp chướng phát trí huệ, năng lực ngay trong đời tu học. Đó là nói về phần hữu hình, còn riêng về phần vô hình bao năm qua những đạo tâm thọ pháp Chuẩn Đề, thọ Ngũ Bộ chú cùng Uế tích Kim cang họ đã thiết lập những đàn tràng cầu siêu cho vong linh, cũng những đàn pháp khác rất hiển linh màu nhiệm ( Xin xem trong mục Huyền linh đạo pháp của diễn đàn Tammat.net). Và qua những pháp tu mật chú Mạn đà la, linh phù đã giúp cho người hành giả rất nhiều trong những pháp sự trị bệnh, trị tà, phong thuỷ địa lý...
Qua những lợi ích trên hôm nay tôi mạo muội khởi tâm luận giảng thêm bộ MẬT TÔNG của Thầy THÍCH VIÊN ĐỨC. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra những ý niệm, sự kiện tâm thức hữu hình, vô hình đã trải qua trong tôi và những hành giả trong Tâm mật đã thể hiện nó được qua sự hành pháp tu học.
Ở đây với tâm thành của chúng con, chỉ muốn góp một hạt cát nhỏ trong biển mênh mông tâm thức của phật giáo nói chúng, của Mật giáo nói riêng, tâm thành của con có những gì trong đấy, hôm nay nguyên đem ra trước ánh sáng từ bi của Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thánh chúng. Lòng mạo muội đó, nếu có sai sót, vô minh chưa sáng toả, con thành tâm kính nguyện 10 phương thế giới Chư Phật, 10 phương thế giới Chư vị Bồ tát, 10 phương thế giới Chư vị Thánh chúng, mong đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực cả Chư Phật gia hộ, trợ lực đệ tử con viên thành sở nguyện. Con kính lạy chư vị Tăng, Ni Tôn túc, chư Thiện tri thức có điều chi sơ xuất mong sự giúp đỡ chỉ dạy cho con. Con chân thành kính mong.
NAM MÔ THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ Ngày rằm tháng 4 năm Quí Tỵ
Cư sĩ Thanh Hùng Bồ Tát Giới Chánh Trí
HIỂN MẬT VIÊN THÔNG - THÀNH PHẬT TÂM YẾU
Hôm nay viết lên bộ Hiển Mật Viên Thông – Thành Phật Tâm Yếu này. Tôi xin trích lấy những phần tựa rồi luận giải ra hoàn toàn sẽ không theo ý văn tự của dịch giả. Vì làm như vậy để thông suốt những văn tự ý niệm của tôi từ đầu đến cuối. Những chi tiết nào tôi mượn trong chánh văn sẽ làm rõ ra lời của dịch giả. Trước khi viết quyển sách này, con chân thành đảnh lể tri ơn Thầy Tỳ Khưu Thích Viên Đức, một vị đã đem lại ánh sáng Mật tông, đã nói lên được Mật ý của Chư Phật. Con thành tâm đốt nén hương lòng kính lạy Thầy. Trong thời gian viết lại quyển sách này, mong sự linh thiêng của Thầy tác pháp gia hộ cho con viên thành sở nguyện.
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.
I. Hiển giáo tâm yếu
Trong suốt cuộc đời hoằng hoá Phật đạo, Đức Phật là một người xứng đáng cho tất cả muôn loài tôn kính cúng dường, Đức Ngài đã nói ra vô lượng ngữ ngôn, cấu thành văn tự vi diệu diễn đạt Mật ý, Mật ngữ, giáo nghĩa nhất thừa tự tánh thanh tịnh. Ngài đã thống nhiếp Hiển Mật Viên Thông thể hiện cứu cánh giải thoát.
Hiển: Gọi đúng hơn là Hiển giáo, trong Hiển giáo này nó bao gồm những quyển kinh, những quyển luật để nói lên luật nghi, và những bộ luận. Chỉ vẻn vẹn lại có 3 từ Kinh, Luật, Luận nhưng nó hàm chứa vô lượng nghĩa lý, vô lượng ngữ ngôn, vô lượng ý niệm ở hữu hình và vô hình. Kinh, luật, luận đó nó bao gồm trùm phủ ở tất cả vạn vật, vạn niệm chỗ nào cũng có những ý niệm của kinh, của luật, của luận.
Mật: Ở đây mật được thể hiện qua những Đà la ni, mạn đà la, linh phù, những phương pháp tu bằng tụng trì niệm. Những câu chú Đà la ni mật tông ở đây cũng không thể nghĩ bàn được, nó cũng là những năng lực phủ trùm trên toàn ý niệm, vạn niệm, vạn pháp, vô số vô lượng phương pháp chi tiết để tu trì.
Mật tông ở đây có rất nhiều phương pháp, chi tiết tu học khác nhau ở mỗi chi phái, tông phái. Ở đây tôi không phải là một học giả nên không giải thích những phương pháp tu học khác, mà ở đây tôi chỉ chuyền dạy, chia sẻ cho những bạn đạo chuyên tu về Mật chú Chuẩn đề, Uế tích, Lục tự đại minh chân ngôn.
Ở phương pháp tu học này, chúng tôi thể hiện lên qua sự kết hợp giữa Thiền ( Hiển Mật) và Mật chú Chuẩn Đề. Ở đây người tu, người hành giả khi được thọ nhận phép điểm đạo, phép điểm đạo ở đây có thể thực hiện cho người ở gần hoặc ở xa. Người ở gần sẽ được người hành giả tu trì trước giúp họ lễ lạy, cầu nguyện qua đó tác pháp lên người xin thọ nhận đó. Người xin thọ nhận đó sẽ được những ấn chứng thực thụ ngay trước mắt như cơ thể rung chuyển, chuyển động tay chân, múa quyền đánh võ, hay thấy sự nóng lạnh trong cơ thể do sự tác động từ vô hình từ chư vị hộ pháp tác động bằng hình thức phóng quang điển lực ( Tức sức nóng, có lực tác động lên cơ thể) làm cho khí huyết người xin thọ nhận trên xao động, tác động đến tim mạch, hệ thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động khiến người đó có những giây phút chuyển động hoặc nóng lạnh, hoặc có những ngữ ngôn tự phát ra. Nói chung Mật tông Chuẩn Đề ngay đây hoàn toàn nằm trên sự giác ngộ đầy tính khoa học, không có sự không biết mờ mịt. Khi nhận pháp, khi tu học hoàn toàn không mê tín. Vì tất cả hành động sự kiện tâm kia luôn biết, luôn tỉnh giác. Cái biết hằng có này luôn thể hiện trong tâm của mọi người, cái dụng của tánh giác. Cho nên Mật tông Chuẩn Đề khi người hành giả tu trì sẽ thể hiện đồng lúc HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.
Tất cả phương pháp tu của Phật đều nằm trên Giới - Định - Huệ. Người hành giả thực hiện pháp tu Mật chú Chuẩn đề hàng ngày trì niệm; Miệng niệm, tay kiết ấn, ý niệm duyên theo câu chú, duyên theo 9 chữ Thánh phạn. Miệng hàng ngày trì niệm càng ngày câu chú âm vận kia càng đi sâu vào trong, làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh thì không thể nào dùng cái miệng của mình mà chửi rủa, mắng nhiếc chúng sinh, hay dùng miệng kia mà đâm thọc, lưỡng thiệt hại người. Người hành giả tu càng lâu, càng thanh tịnh khẩu nghiệp, như vậy sẽ không phạm tội vọng ngữ lưỡng thiệt. Còn hàng ngày tay mình kiết ấn rồi càng ngày tâm càng thanh tịnh, tay kia sẽ được tạo cảm an lạc thanh tịnh, chuyển động kết đủ loại ấn, chuyển vẽ những linh phù pháp ấn. Khi thực hiện được như thế, thì người hành giả không bao giờ dùng tay này để đâm giết hại chúng sinh, giết người cướp của được, không trộm cắp của người được. Như vậy tội sát sanh trộm cắp sẽ giữ được trong phép tu.
Còn hàng ngày người hành giả trì niệm, miệng niệm tay kiết ấn, lòng tâm luôn ý niệm từng câu từng chữ của chân ngôn, luôn quán tưởng chín chữ phạn, linh phù pháp ấn. Cứ như vậy hàng ngày như vậy, thì tâm người hành giả ý nghiệp sẽ thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh thì không bao giờ suy nghĩ những điều quấy hại người, không tà dầm, không bỏn sẻn. Tự trong pháp tu này nó sẽ thể hiện được sự giữ giới. Khi người hành giả thực hiện được tam mật gia trì như trên, thì thân, khẩu, ý sẽ thanh tịnh. Thân khẩu ý thanh tịnh, thì tham sân si cũng thanh tịnh. Tất cả thanh tịnh, thì người hành giả trong pháp tu đó sẽ giữ được giới. Còn hàng ngày thân, khẩu, ý, tham, sân, si kia thanh tịnh, thì định sự tĩnh lặng, tỉnh giác trong vạn niệm sẽ thể hiện lên đó là Định Huệ. Sự tỉnh là định, Tuệ là biết ngay đó rất rõ không vướng bận, không phân biệt là Tuệ. Như vậy Giới - Định - Huệ người tu Mật chú Chuẩn Đề sẽ thể hiện được HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.
Để tiếp tục làm rõ lại phần Hiển Giáo tâm yếu xin nêu ra:
1. Hiển giáo tâm yếu 2. Mật giáo tâm yếu 3. Hiển mật song biện
Đầu tiên, nói về Hiển giáo tâm yếu, ngài Hiền Phủ, ngài Thanh Lương đều chia sự giáo hoá một đời của Đức Phật ra làm 5 thời:
1. Tiểu thừa giáo.
Gồm tất những Kinh A Hàm vv... gồm có 600 quyển kinh, Bà sa vv... hơn 600 quyển luận. Những quyển kinh ở đây Đức Phật nói lên tất cả pháp đều từ nhân duyên sanh, chỉ ra cho chúng sanh thấy 3 cõi dục, sắc, vô sắc đều không an, là ngôi nhà lửa, chỉ cho chúng sinh những phép quán soi thân, tâm, nhân duyên. Những phương pháp tu theo Tứ Diệu Đế, biết nguyên nhân sanh ra sự khổ đau, sanh, lão, bệnh, tử. Rồi Ngài chỉ đến những phương pháp tu học để thoát ly cái khổ đó. Ly cái khổ đó để được niết bàn tịch tĩnh. Ở đây để đi theo khuân phép trình giải của Chư sư đi trước, chỉ luận sơ quan những phần mà ngài Hiền Phủ, ngài Thanh Lương đã đề cập thoáng qua.
2. Đại thừa thỉ giáo: Chia ra làm 2
a, Pháp tướng tông: Gồm có Thâm Mật, Phật địa kinh vv...có đến hàng 10 bộ kinh, du già, duy thức, có đến hàng trăm quyển luận. Ở Đại thừa thỉ giáo này Pháp Tướng Tông này là đều pháp tướng. Ở đây có bộ duy thức học và các luận khác đều nói lên sự thể hiện ở muôn vẻ, muôn hình, vạn ý niệm. Tất cả vạn pháp đều do thể hiện của thức. Vì sau khi lục căn tiếp xúc lục trần để biết vấn đề chi tiết hay một pháp nào đó nó cũng đều thể hiện lên ngay nơi đó lục thức. Cái biết phân biệt nó đã có sẵn trên toàn vạn vật, vạn pháp. Nếu không có nó thì chúng ta không biết gì. Khi các pháp đến đi và ngay nơi tự tâm đó cũng có cái biết đó. Khi vật đó, ý niệm đó chúng ta biết nó. Ngay nơi đó liền huân vào tàng thức, nó được tàng chứa lưu giữ để đến một duyên thuận lợi nào đó nó bộc phát, những chủng tử đó nó đều có duy cái thức biết đó. Cho nên gọi là Duy thức. Mà những điều biết được mặc dù nó nằm trong tâm chúng ta, sâu trong ý niệm thì cũng phải được thể hiện ở cái biết. Khi chúng ta ngủ mê đi, thức dậy. Có người hỏi: “ Anh ngủ được không?, liền trả lời rằng: “ Tôi ngủ mê không biết gì cả?” Nếu không biết gì sao biết mình ngủ mê. Cho nên cái thức biết đó nó nằm khắp mọi nơi, nơi nào cũng có cái biết đó. Nó được duy trì từ vật này qua vật nọ, từ niệm tưởng ý niệm này qua ý niệm khác. Ở đâu cũng được duy trì cái biết đó cả. Cho nên gọi là Duy thức.
Ở bộ Duy thức Tam Thập Tụng, hay những luận giải Đại thừa khởi tín luận, có rất nhiều bộ luận nói lên cái thức đó. Ở những kinh luận đó nó phân chia tâm người ra rất nhiều phần chi tiết, tâm vương, tâm sở, rồi ở quá khứ, hiện tại, vị lai, rồi phân chia tách ra từng hiện tượng từng chi tiết của ý niệm vạn pháp. Tất cả cũng đều nằm trên cái biết. Khi đã nằm trên cái biết, thì gọi là tướng, dù chỉ là những ý niệm nó cũng đều thuộc là tướng cả. Cho nên ở đây người ta phân chia Đại thừa thì giáo làm 2 là: Pháp tướng tông ,Vô tướng tông.
Ở phần chúng ta đang tìm hiểu nhìn thấy biết thức trên toàn ý niệm vạn vật đó là pháp tướng tông, là một phần của Đại thừa thỉ giáo, những giáo pháp lớn chuyển chở những ý niệm, những phương pháp tu học của Đức pháp dạy cho chúng sinh. Thỉ giáo là; Thỉ là trước, những giáo pháp có trước.
Trong pháp tu Mật chú Chuẩn đề luôn lấy Hiển Mật Viên Thông làm tông yếu. Ở những ý niệm trên người hành giả luôn được chia sẻ những phương pháp tâm pháp để bất cứ nơi đâu, ở ý niệm nào, ở pháp nào khi thể hiện lên ( Pháp tướng), thì ngay đó tâm ý người hành giả biết ngay nơi đó rõ ràng Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Dùng duy thức biết Mật chú Chuẩn đề trong vạn sự vạn vật, vạn niệm. Tất cả cái biết đó trùng khắp nó cũng trùng trùng duyên khởi trong tâm người hành giả. Nhưng ở đây mọi tướng, mọi ý niệm đều mang Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm sẽ làm chủ. Có chủ thể trên toàn bề mặt các tướng ( pháp tướng), và khi Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm thể hiện lên, thì ngay nơi đó sẽ có cái biết hằng có nơi đó. Chính nơi đó là cửa vào tâm pháp. Ngay nơi đó cũng không vào được. Vì sao ra không có pháp đó nơi đây, hoàn toàn nó đã có sẵn không có một pháp nào thêm cũng không pháp nào bớt cả, chỉ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
b, Vô tướng tông: Gồm cả Bát nhã...hơn 1000 quyển Kinh, Trung luận, Bách môn luận, vv...
Trong Vô tướng tông này toàn những kinh văn đều nằm trên tinh thân Bát nhã cả. Những bộ luận cũng là những luận giải không dính mắc ở hai bên xấu tốt, thiện ác... Vì trên tinh thân Bát nhã, tức là trí tuệ rộng lớn. Trí tuệ rộng lớn thì không có bờ mé, không trước, không sau, không vướng mắc, không bỏ, không trụ nơi đâu cả. Vì tất cả vạn pháp, vạn duyên đều nằm trên sự giả hợp huyễn có. Một nụ cười, tiếng khóc, đi, đứng, cái nhà, tường vách, ngọn gió, cơn mưa, đêm, ngày, sáng tối, tôi, người...Tất cả được duyên hợp tứng khía cạnh, từng chi tiết do nghiệp lực tác động giả hợp hình thành nên. Nụ cười cũng vậy, khi nở một nụ cười, thì chính ngay đó trong tâm mình nó đã có sẵn ( nó được tàng chứa từ lâu) tiếng khóc, nỗi buồn, những cảm giác đau nhói tim, rồi những hình ảnh được mất con người mình, người ta...nó đươc kết hợp lại nhiều thứ như vậy, nó tít tắp trùng trùng duyên khởi trong tâm ta ngay nơi đó để cuối cùng sinh ra cái ( nghiệp thức). Tiếp nối theo là tiếng cười, nó được trùng trùng duyên khởi sinh diệt tích tắc trong khoảng thời gian rất nhanh nhỏ nhiệm, nó tự huân tập rồi tự đạo diễn tìm móc những hình ảnh, những cảm xúc đối lập để diễn đạt cái cười, mà chúng ta cho rằng đó là vui. Khi chúng ta cười vui, thì trước đó ngay trong tâm đó đã có những nồi niềm hình ảnh xấu khổ, không vui trước rồi. Tất cả những sự việc, ý niệm cảm xúc khác chúng cũng giả hợp huyễn có như vậy. Cho nên Đức Phật bảo rằng : Không tướng là vậy. Vì chúng không có tướng nhất định trong tích tắc thời gian Đức Phật thường dùng là sát na, đơn vị thời gian nhỏ bé vi tế mà nó tự duyên hợp huyễn có như vậy. Nó luôn duyên hợp theo " Nghiệp lực". Nghiệp là tất cả những hình ảnh cảm xúc, ý niệm, từng chi tiết được huân tập đi lại nhiều lần. Cũng như người thế gian bảo đó là (nghề) nói nôm na chúng ta cũng có thể bảo đó là ( nghề nghiệp). Và ngay trong đó nơi đó có một sức, một năng lực đưa những hình ảnh chi tiết, cảm xúc đó duyên khởi thể hiện tác hợp chia rẽ với nhau, thì sức động đó gọi là ( lực). Nghiệp lực là vậy.
Người nghiện rượu, nghiện xì ke ma tuý tới giờ đó không có, thì sẽ sanh ra một lực vô hình đi tìm kiếm những cái nó đã từng huân tập huyễn có đó để tự nó huân tập lại. Cho nên tất cả pháp, vạn pháp, vạn niệm, vạn vật đều duyên hợp huyễn có. Chúng không có thật thể cho nên không tướng, vô tướng là vậy. Học pháp ngay nơi đây phải biết trí huệ Bát nhã là sao? Vô tướng là sao?
Nó đều có cả nhưng nó được giả hợp hình thành không thật thể cho nên gọi không tướng. Tất cả vạn vật, vạn pháp khi người hành giả tiến tu nhìn thấy được sự duyên hợp giả có đó, hành giả không chấp không bỏ, không nhận, không dính nơi đây mặc tình lui tới (như lai) gọi là trí huệ. Ở đây chỉ mượn văn tự ngữ ngôn để diễn đạt điều đó, khi đặt thành văn tự ngữ ngôn thì thật tâm tu học hãy nhìn nghĩa lý không tướng đó mà thoải mái nhẹ nhàng thâm nhập, biết vạn pháp không tướng duyên hợp như vậy, thì hãy tự nhiên thoải mái với tất cả. Đừng chấp giữ, đừng ràng buộc cũng đừng bỏ những gì, “ Có cả thảy vạn vật là tâm, ly cả thảy là tánh” ngay nơi đó cũng đừng dính vào “ Ly”.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh Trí
Sửa bởi quản trị viên 27/09/2014 lúc 08:55:05(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |