Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
SỰ MẬT KHẢI CỦA CHÂN NHƯ
Trong sự sâu thẳm trong tâm, cứ tưởng rằng nơi đó không có gì cả. Một lần nọ, tôi đã nhìn đến đó. Thân thì không có, thân tứ đại này hoàn toàn biến mất. Cái nhìn nghe trong đó đủ mọi hướng không còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mới ban đầu, tôi nhìn nghe như thế nhưng lần lượt tôi cảm thấy có sự cảm nhận. Ngay đó, tôi cảm nhận thì trực tiếp tôi đã có thân. Mà thân ở đây đã chuyển sang một thể khác – cảm xúc. Và từ ngày đó, tôi đã có những lời nói, những ý niệm, những mùi hương, thấy tướng như như những vật thể vi tế. Thân tôi đã thể hiện hoàn toàn trên nhưng trên “Ý niệm tưởng” chứ không có thân mắt, tai, mũi, lưỡi thô kệt như đã có trong thế gian. Một cái thân không có hình sắc thô kết nhưng nó được kết cấu bằng căn nghiệp. Sự nghiệp tiềm thức trong đó nó bộc phát cũng có những sự phân biệt do căn đưa ra. Ở tầng này, cái biết vẫn phân biệt, biết những niệm tưởng. Có những niệm tưởng không có hình sắc nhưng vẫn cảm nhận “thọ” biết đó là an lạc, tốt.
Ở đây, Đức Phật bảo rằng: “Cõi sắc giới có phân nữa vô sắc giới”. Người đã từng cho ta biết có ba cõi: Dục, sắc, vô sắc giới. Thật hi hữu đạo cao thâm, vi diệu. Ở đây, không có hình tướng thô kết gì cả. Những chủng nghiệp ở đây vẫn biết thật rõ ràng, sáng suốt không ngăn ngại. Những chủng nghiệp này thể hiện với nhau qua cảm nhận “Thọ”. Rồi những cảm thọ đó nó liên tục ma sát với nhau thành những cái biết. Ở thế gian, chúng ta đang ở nếu người chuyên tu về Thần chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Trước, chúng ta gửi những niệm tưởng trì niệm câu chú kia vào những hình danh, sắc tướng, trí niệm tinh chuyên trong sự định tĩnh. Thì đến lúc nào đó, trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ta không tác ý niệm chú nhưng “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” vẫn vang lên khi mọi vật hiển hiện lên tai mắt, mũi, lưỡi, thân, ý. Thí như mắt ta nhìn vào một cành hoa, ta sẽ thấy sự động chuyển vi tế trong từng cánh hoa đó. Sự động chuyển đó vang lên “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cũng như vậy, khi nhìn thấy những chiếc lá rơi, những uẩn khúc rơi, từng động chuyển nhỏ của chiếc lá thì ngay chỗ đó ta thấy động chuyển đó vang lên Thần chú. Những đám mây bay do tác động của gió tạo thành những động chuyển cũng tạo nên “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Rất nhiều rất nhiều niệm tưởng vang lên như thế. Thế gian vạn pháp sẽ là Phật pháp. Những cơn đau nhói tim, những nụ cười hoan hỉ, vẫn vang lên thế. Những âm vang lên như thế đến lúc người hành giả không còn là hành giả nữa mà lúc đó cái sống. Thì mọi giác niệm thần chú đó là Thân, là cuộc sống của họ. Ở trong sự sâu thẳm sắc giới, vô sắc giới kia thể hiện nên những nụ cười, những vẻ hỉ lạc của “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Khi đó, ta sẽ đến với Đức Phật đến ngay chỗ mà Đức Phật đã từng nói chơn ngôn Chuẩn đề Mật chú, ngài đã nhập trong đại định chỉ có những đại đệ tử nhập vào Định mới nghe từ trong sự sâu thẳm đó vang lên một loại cảm thọ. Từ cảm thọ đó, người đại đệ tử mới phát ra từ tâm của các Ngài “Úm ma ni pap mê hùm”. Những âm thanh dường như không phải âm thanh. Từ ngay chỗ đó, chơn ngôn Thần chú Chuẩn đề hình thành – Phật ngay chỗ đó nói ra chơn ngôn “Phật ngôn Phật chú” đến sự cảm thọ của Đại Đệ tử hình thành nên âm thanh đó gọi là “Pháp ngôn, pháp chú”. Và đến hôm nay, chúng ta học “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” gọi là “Tăng ngôn, tăng chú tam bảo luân chuyển”. Hôm nay, ta tu tập, hành trì như vậy để về với cội nguồn của chơn ngôn. Để ngay chỗ đó, ta nhận được sự ấn tâm vi diệu thể hiện hòa nhập nơi ấy. Khi đã hòa tan nhập vào nơi ấy thì cuộc sống vạn pháp thể hiện qua ta. Ngay đây, Đức Lục Tổ Huệ Năng bảo rằng: “Có cả thảy pháp gọi là Tâm”. Và ngay đây, không có một pháp nào ngoài pháp chơn ngôn đó thì tức ngay đó “Ly tất cả pháp” gọi là Tánh.
Khi người hành già có Tâm, tánh như vậy rồi thì mặc tình mà sống. Sống ở đâu cũng là đạo an lạc, thanh tịnh cả. Cái đạo này nó rất vi diệu trong động nó vẫn tỉnh cả, trong bùn nhơ nó vẫn sạch. Nó thoát ra những chướng ngại hai bên. Những phạm trù có không rồi không có. Rồi tất cả những văn tự trên thế gian này diễn đạt lấy nó vẫn không được. Nhưng chỉ một đóa hoa thôi, Đức Phật đưa cành hoa lên ngay chỗ đó là Đạo, là chơn ngôn. Đức Ca Diếp đã mỉm cười và chính ngay đó người hoạt nhiên, đại ngộ. Ngài đã chân thật sống với Đạo.
Đóa hoa của Đại hội linh sơn mãi mãi nở tỏa ngát hương. Nhưng mà có bao giờ mình nhìn thấy nó đâu. Mình cứ mãi chạy theo những ảo ảnh vô minh. Rồi lại có một người hỏi: “Đóa hoa bây giờ em đang ở đâu? Anh mãi đi tìm em?”. Đóa hoa đó bảo rằng: “Em đang ở trong anh. Khi anh vừa mở miệng ra gọi em. Anh vừa bước chân đi tìm em thì em ở ngay đây…..Anh mãi là con người vô tình, si mê, đắm chìm trong những hạt sương mai buổi sớm. Đắm chìm trong sấm chớp. Anh cứ mãi gom đem những hạt sương buổi sớm, long lanh đủ màu xây dựng thành những lầu đài, tưởng niệm ngày đêm mưu cầu hạnh phúc. Rồi đến lúc ánh nắng ánh dương soi xuống, những hạt sương long lanh đó nó đã biến dạng để tiếp nối sinh tử trong những đám mây. Vì nước bốc hơi bay lên thành mây. Rồi mưa xuống tưới tẩm lên vạn vật. Rồi sấm sét đủ màu. Hết mưa rồi lại sang. Trong những niệm tưởng chu ký đó, bao giờ cũng có em trong đó. Mà kỳ thực anh đi tìm em mà cứ mãi mê trong hình tướng sinh diệt đó. Em đang ở bên anh để được có những nụ hôn Thiền muôn thưở. Khi Đóa hoa Linh sơn nở nụ cười ấy cũng nở lên. Hãy tỉnh lại đi anh. Em đó Hoa Linh sơn đang đợi.
Phải rồi, không phải đóa hoa không mà trong từng giác niệm, trong vạn pháp đều đang nở hoa. Trong cuộc sống tu hành, chúng ta nhiều khi quá chấp chặc vào sự tu, phương pháp tu, rồi từ đó tự gây ra những phiền toái. Chúng ta hãy nhẹ nhàng, vui vẻ hòa nhập trong cuộc sống tu hành, lấy sự sống của mình là Đạo. Có thể vang lên bài ca “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”, hay để những luồng gió thoáng bay trên tóc, lên vai mình mà nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Hãy để mọi sự đến với ta bằng sự thoải mái bằng Thần chú Chuẩn đề. Những ngọn gió đùa, những sóng nắng ban mai hay trưa hè đến với chúng ta. Hãy coi như những nỗi xoa dịu với ta xoa dịu ta “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Tâm chú của Ngài Tổng nhiếp năm bộ Thần chú lớn, tổng cộng là hai mươi lăm bộ Thần chú thì ở đâu cũng có Ngài cả. Trong chúng sanh, ngạ quĩ, Thánh thần, Chư Thiên, Chư Phật đều có Ngài cả. Khi ta tu Mật chú Chuẩn đề thì ta sẽ rất thoải mái, vì sao? Vì ở mọi khía nào cũng có Ngài cả. Trong chúng sanh, ngạ quỹ, con người Địa Tiên ta cũng có Ngài. Như vậy, chúng ta hãy nắm bắt những cái gì trong cõi dục này để thể hiện lên Thần Chú Chuẩn Đề. Thể hiện qua những cơn gió lùa, những bão táp mưa sa, những nỗi khổ vui. Khi nó đến với ta hãy tự tập nghe âm thanh hay những cảm thọ, xúc cảm, đau đớn vui khổ đó mà nghe rõ, thật rõ “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.
Những nỗi buồn chia ly, ngay đó bạn có thấy, có nghe tim mình đang đau, đau từng cơn liên hồi, tim đập mạnh, những cơn nóng lạnh lại diễn ra. Ngay đấy, bạn hãy nghe nhịp tim mình đang đau, cũng đang thổn thức “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn để, ta bà ha. Bộ lâm”. Khi chúng ta nghe như vậy thì ngay chỗ đó có cái tĩnh giác biết Thần chú Chuẩn đề. Thì cái tĩnh giác đó là Thiền, nghe Thần chú Chuẩn Đề là Mật. Thì ta cũng đang tu trong đau khổ. Khi nghe được như vậy lần lần cơn đau của Trái tim sẽ được hóa giải cho đến một lúc nọ ta thất tình, ta đang chia ly, sanh ly tử biệt thì những cảm xúc đau khổ do những tình tiết này nó nổi lên không mạnh được. Bình thường người không tu nó nổi lên, nó sẽ khiến cho ta hoàn toàn sanh những chuyện xấu, tự tử buồn tủi khiến thân tâm đau khổ. Còn nếu người huân tập, tu học với Thần chú Chuẩn Đề như vậy thì nỗi đau khổ, buồn tủi kia giả hợp lại không đủ để hại người. Sự tu học như vậy là một pháp tu thật tế, pháp tu trong sự sống tập tu như vậy. Thì lần lần Thần chú Chuẩn đề sẽ hóa giải mọi sự khổ vui đưa người đến sự sống an lành, hỉ lạc.
“Xưa nay truyền có pháp Truyền rồi nói không pháp Mỗi mỗi cần tự ngộ Ngộ rồi không không pháp”.
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 24/06/2014 lúc 09:04:10(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |