Thông báo

Icon
Error

2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
UserPostedImage


BỘ MẬT TÔNG - TINH YẾU LUẬN

Lời nói đầu







Qua nhiều năm tu trì theo Mật đạo, tôi đã có những sự an lạc trong cuộc sống của mình, với những kinh nghiệm vừa tu học vừa chia sẻ cùng quí bạn đạo, những ý niệm đó đã đem lại lợi lạc rất nhiều người, nhiều giới ở hữu hình và vô vi. Khi mọi người bước chân nhận Mật chú để tu, thời gian rất ngắn họ đã đạt thành những ý nguyện sở cầu về tiền tài, danh vọng, sự nghiệp hoặc tránh đi những tai nạn, tai hoạ mang đến cho họ. Vì năng lực thần chú luôn đem lại sự lợi lạc, giải đi những nghiệp chướng phát trí huệ, năng lực ngay trong đời tu học. Đó là nói về phần hữu hình, còn riêng về phần vô hình bao năm qua những đạo tâm thọ pháp Chuẩn Đề, thọ Ngũ Bộ chú cùng Uế tích Kim cang họ đã thiết lập những đàn tràng cầu siêu cho vong linh, cũng những đàn pháp khác rất hiển linh màu nhiệm ( Xin xem trong mục Huyền linh đạo pháp của diễn đàn Tammat.net). Và qua những pháp tu mật chú Mạn đà la, linh phù đã giúp cho người hành giả rất nhiều trong những pháp sự trị bệnh, trị tà, phong thuỷ địa lý...

Qua những lợi ích trên hôm nay tôi mạo muội khởi tâm luận giảng thêm bộ MẬT TÔNG của Thầy THÍCH VIÊN ĐỨC. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra những ý niệm, sự kiện tâm thức hữu hình, vô hình đã trải qua trong tôi và những hành giả trong Tâm mật đã thể hiện nó được qua sự hành pháp tu học.

Ở đây với tâm thành của chúng con, chỉ muốn góp một hạt cát nhỏ trong biển mênh mông tâm thức của phật giáo nói chúng, của Mật giáo nói riêng, tâm thành của con có những gì trong đấy, hôm nay nguyên đem ra trước ánh sáng từ bi của Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thánh chúng. Lòng mạo muội đó, nếu có sai sót, vô minh chưa sáng toả, con thành tâm kính nguyện 10 phương thế giới Chư Phật, 10 phương thế giới Chư vị Bồ tát, 10 phương thế giới Chư vị Thánh chúng, mong đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực cả Chư Phật gia hộ, trợ lực đệ tử con viên thành sở nguyện. Con kính lạy chư vị Tăng, Ni Tôn túc, chư Thiện tri thức có điều chi sơ xuất mong sự giúp đỡ chỉ dạy cho con. Con chân thành kính mong.


NAM MÔ THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ
Ngày rằm tháng 4 năm Quí Tỵ


Cư sĩ Thanh Hùng
Bồ Tát Giới Chánh Trí



HIỂN MẬT VIÊN THÔNG - THÀNH PHẬT TÂM YẾU






Hôm nay viết lên bộ Hiển Mật Viên Thông – Thành Phật Tâm Yếu này. Tôi xin trích lấy những phần tựa rồi luận giải ra hoàn toàn sẽ không theo ý văn tự của dịch giả. Vì làm như vậy để thông suốt những văn tự ý niệm của tôi từ đầu đến cuối. Những chi tiết nào tôi mượn trong chánh văn sẽ làm rõ ra lời của dịch giả. Trước khi viết quyển sách này, con chân thành đảnh lể tri ơn Thầy Tỳ Khưu Thích Viên Đức, một vị đã đem lại ánh sáng Mật tông, đã nói lên được Mật ý của Chư Phật. Con thành tâm đốt nén hương lòng kính lạy Thầy. Trong thời gian viết lại quyển sách này, mong sự linh thiêng của Thầy tác pháp gia hộ cho con viên thành sở nguyện.

Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

I. Hiển giáo tâm yếu

Trong suốt cuộc đời hoằng hoá Phật đạo, Đức Phật là một người xứng đáng cho tất cả muôn loài tôn kính cúng dường, Đức Ngài đã nói ra vô lượng ngữ ngôn, cấu thành văn tự vi diệu diễn đạt Mật ý, Mật ngữ, giáo nghĩa nhất thừa tự tánh thanh tịnh. Ngài đã thống nhiếp Hiển Mật Viên Thông thể hiện cứu cánh giải thoát.

Hiển: Gọi đúng hơn là Hiển giáo, trong Hiển giáo này nó bao gồm những quyển kinh, những quyển luật để nói lên luật nghi, và những bộ luận. Chỉ vẻn vẹn lại có 3 từ Kinh, Luật, Luận nhưng nó hàm chứa vô lượng nghĩa lý, vô lượng ngữ ngôn, vô lượng ý niệm ở hữu hình và vô hình. Kinh, luật, luận đó nó bao gồm trùm phủ ở tất cả vạn vật, vạn niệm chỗ nào cũng có những ý niệm của kinh, của luật, của luận.

Mật: Ở đây mật được thể hiện qua những Đà la ni, mạn đà la, linh phù, những phương pháp tu bằng tụng trì niệm. Những câu chú Đà la ni mật tông ở đây cũng không thể nghĩ bàn được, nó cũng là những năng lực phủ trùm trên toàn ý niệm, vạn niệm, vạn pháp, vô số vô lượng phương pháp chi tiết để tu trì.

Mật tông ở đây có rất nhiều phương pháp, chi tiết tu học khác nhau ở mỗi chi phái, tông phái. Ở đây tôi không phải là một học giả nên không giải thích những phương pháp tu học khác, mà ở đây tôi chỉ chuyền dạy, chia sẻ cho những bạn đạo chuyên tu về Mật chú Chuẩn đề, Uế tích, Lục tự đại minh chân ngôn.

Ở phương pháp tu học này, chúng tôi thể hiện lên qua sự kết hợp giữa Thiền ( Hiển Mật) và Mật chú Chuẩn Đề. Ở đây người tu, người hành giả khi được thọ nhận phép điểm đạo, phép điểm đạo ở đây có thể thực hiện cho người ở gần hoặc ở xa. Người ở gần sẽ được người hành giả tu trì trước giúp họ lễ lạy, cầu nguyện qua đó tác pháp lên người xin thọ nhận đó. Người xin thọ nhận đó sẽ được những ấn chứng thực thụ ngay trước mắt như cơ thể rung chuyển, chuyển động tay chân, múa quyền đánh võ, hay thấy sự nóng lạnh trong cơ thể do sự tác động từ vô hình từ chư vị hộ pháp tác động bằng hình thức phóng quang điển lực ( Tức sức nóng, có lực tác động lên cơ thể) làm cho khí huyết người xin thọ nhận trên xao động, tác động đến tim mạch, hệ thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động khiến người đó có những giây phút chuyển động hoặc nóng lạnh, hoặc có những ngữ ngôn tự phát ra. Nói chung Mật tông Chuẩn Đề ngay đây hoàn toàn nằm trên sự giác ngộ đầy tính khoa học, không có sự không biết mờ mịt. Khi nhận pháp, khi tu học hoàn toàn không mê tín. Vì tất cả hành động sự kiện tâm kia luôn biết, luôn tỉnh giác. Cái biết hằng có này luôn thể hiện trong tâm của mọi người, cái dụng của tánh giác. Cho nên Mật tông Chuẩn Đề khi người hành giả tu trì sẽ thể hiện đồng lúc HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.

Tất cả phương pháp tu của Phật đều nằm trên Giới - Định - Huệ. Người hành giả thực hiện pháp tu Mật chú Chuẩn đề hàng ngày trì niệm; Miệng niệm, tay kiết ấn, ý niệm duyên theo câu chú, duyên theo 9 chữ Thánh phạn. Miệng hàng ngày trì niệm càng ngày câu chú âm vận kia càng đi sâu vào trong, làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh thì không thể nào dùng cái miệng của mình mà chửi rủa, mắng nhiếc chúng sinh, hay dùng miệng kia mà đâm thọc, lưỡng thiệt hại người. Người hành giả tu càng lâu, càng thanh tịnh khẩu nghiệp, như vậy sẽ không phạm tội vọng ngữ lưỡng thiệt. Còn hàng ngày tay mình kiết ấn rồi càng ngày tâm càng thanh tịnh, tay kia sẽ được tạo cảm an lạc thanh tịnh, chuyển động kết đủ loại ấn, chuyển vẽ những linh phù pháp ấn. Khi thực hiện được như thế, thì người hành giả không bao giờ dùng tay này để đâm giết hại chúng sinh, giết người cướp của được, không trộm cắp của người được. Như vậy tội sát sanh trộm cắp sẽ giữ được trong phép tu.

Còn hàng ngày người hành giả trì niệm, miệng niệm tay kiết ấn, lòng tâm luôn ý niệm từng câu từng chữ của chân ngôn, luôn quán tưởng chín chữ phạn, linh phù pháp ấn. Cứ như vậy hàng ngày như vậy, thì tâm người hành giả ý nghiệp sẽ thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh thì không bao giờ suy nghĩ những điều quấy hại người, không tà dầm, không bỏn sẻn. Tự trong pháp tu này nó sẽ thể hiện được sự giữ giới. Khi người hành giả thực hiện được tam mật gia trì như trên, thì thân, khẩu, ý sẽ thanh tịnh. Thân khẩu ý thanh tịnh, thì tham sân si cũng thanh tịnh. Tất cả thanh tịnh, thì người hành giả trong pháp tu đó sẽ giữ được giới. Còn hàng ngày thân, khẩu, ý, tham, sân, si kia thanh tịnh, thì định sự tĩnh lặng, tỉnh giác trong vạn niệm sẽ thể hiện lên đó là Định Huệ. Sự tỉnh là định, Tuệ là biết ngay đó rất rõ không vướng bận, không phân biệt là Tuệ. Như vậy Giới - Định - Huệ người tu Mật chú Chuẩn Đề sẽ thể hiện được HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 02:52:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Mong chờ quyển sách quí của Thầy được sớm hoàn thiện, đem lại ánh sáng mật pháp, đem lại lợi ích cho chúng sinh.


Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
BỘ MẬT TÔNG - TINH YẾU LUẬN


Lời nói đầu


UserPostedImage

Qua nhiều năm tu trì theo Mật đạo, tôi đã có những sự an lạc trong cuộc sống của mình, với những kinh nghiệm vừa tu học vừa chia sẻ cùng quí bạn đạo, những ý niệm đó đã đem lại lợi lạc rất nhiều người, nhiều giới ở hữu hình và vô vi. Khi mọi người bước chân nhận Mật chú để tu, thời gian rất ngắn họ đã đạt thành những ý nguyện sở cầu về tiền tài, danh vọng, sự nghiệp hoặc tránh đi những tai nạn, tai hoạ mang đến cho họ. Vì năng lực thần chú luôn đem lại sự lợi lạc, giải đi những nghiệp chướng phát trí huệ, năng lực ngay trong đời tu học. Đó là nói về phần hữu hình, còn riêng về phần vô hình bao năm qua những đạo tâm thọ pháp Chuẩn Đề, thọ Ngũ Bộ chú cùng Uế tích Kim cang họ đã thiết lập những đàn tràng cầu siêu cho vong linh, cũng những đàn pháp khác rất hiển linh màu nhiệm ( Xin xem trong mục Huyền linh đạo pháp của diễn đàn Tammat.net). Và qua những pháp tu mật chú Mạn đà la, linh phù đã giúp cho người hành giả rất nhiều trong những pháp sự trị bệnh, trị tà, phong thuỷ địa lý...

Qua những lợi ích trên hôm nay tôi mạo muội khởi tâm luận giảng thêm bộ MẬT TÔNG của Thầy THÍCH VIÊN ĐỨC. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra những ý niệm, sự kiện tâm thức hữu hình, vô hình đã trải qua trong tôi và những hành giả trong Tâm mật đã thể hiện nó được qua sự hành pháp tu học.

Ở đây với tâm thành của chúng con, chỉ muốn góp một hạt cát nhỏ trong biển mênh mông tâm thức của phật giáo nói chúng, của Mật giáo nói riêng, tâm thành của con có những gì trong đấy, hôm nay nguyên đem ra trước ánh sáng từ bi của Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thánh chúng. Lòng mạo muội đó, nếu có sai sót, vô minh chưa sáng toả, con thành tâm kính nguyện 10 phương thế giới Chư Phật, 10 phương thế giới Chư vị Bồ tát, 10 phương thế giới Chư vị Thánh chúng, mong đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực cả Chư Phật gia hộ, trợ lực đệ tử con viên thành sở nguyện. Con kính lạy chư vị Tăng, Ni Tôn túc, chư Thiện tri thức có điều chi sơ xuất mong sự giúp đỡ chỉ dạy cho con. Con chân thành kính mong.


NAM MÔ THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ
Ngày rằm tháng 4 năm Quí Tỵ


Cư sĩ Thanh Hùng
Bồ Tát Giới Chánh Trí


HIỂN MẬT VIÊN THÔNG - THÀNH PHẬT TÂM YẾU







Hôm nay viết lên bộ Hiển Mật Viên Thông – Thành Phật Tâm Yếu này. Tôi xin trích lấy những phần tựa rồi luận giải ra hoàn toàn sẽ không theo ý văn tự của dịch giả. Vì làm như vậy để thông suốt những văn tự ý niệm của tôi từ đầu đến cuối. Những chi tiết nào tôi mượn trong chánh văn sẽ làm rõ ra lời của dịch giả. Trước khi viết quyển sách này, con chân thành đảnh lể tri ơn Thầy Tỳ Khưu Thích Viên Đức, một vị đã đem lại ánh sáng Mật tông, đã nói lên được Mật ý của Chư Phật. Con thành tâm đốt nén hương lòng kính lạy Thầy. Trong thời gian viết lại quyển sách này, mong sự linh thiêng của Thầy tác pháp gia hộ cho con viên thành sở nguyện.

Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

I. Hiển giáo tâm yếu


Trong suốt cuộc đời hoằng hoá Phật đạo, Đức Phật là một người xứng đáng cho tất cả muôn loài tôn kính cúng dường, Đức Ngài đã nói ra vô lượng ngữ ngôn, cấu thành văn tự vi diệu diễn đạt Mật ý, Mật ngữ, giáo nghĩa nhất thừa tự tánh thanh tịnh. Ngài đã thống nhiếp Hiển Mật Viên Thông thể hiện cứu cánh giải thoát.

Hiển:
Gọi đúng hơn là Hiển giáo, trong Hiển giáo này nó bao gồm những quyển kinh, những quyển luật để nói lên luật nghi, và những bộ luận. Chỉ vẻn vẹn lại có 3 từ Kinh, Luật, Luận nhưng nó hàm chứa vô lượng nghĩa lý, vô lượng ngữ ngôn, vô lượng ý niệm ở hữu hình và vô hình. Kinh, luật, luận đó nó bao gồm trùm phủ ở tất cả vạn vật, vạn niệm chỗ nào cũng có những ý niệm của kinh, của luật, của luận.

Mật:
Ở đây mật được thể hiện qua những Đà la ni, mạn đà la, linh phù, những phương pháp tu bằng tụng trì niệm. Những câu chú Đà la ni mật tông ở đây cũng không thể nghĩ bàn được, nó cũng là những năng lực phủ trùm trên toàn ý niệm, vạn niệm, vạn pháp, vô số vô lượng phương pháp chi tiết để tu trì.

Mật tông ở đây có rất nhiều phương pháp, chi tiết tu học khác nhau ở mỗi chi phái, tông phái. Ở đây tôi không phải là một học giả nên không giải thích những phương pháp tu học khác, mà ở đây tôi chỉ chuyền dạy, chia sẻ cho những bạn đạo chuyên tu về Mật chú Chuẩn đề, Uế tích, Lục tự đại minh chân ngôn.

Ở phương pháp tu học này, chúng tôi thể hiện lên qua sự kết hợp giữa Thiền ( Hiển Mật) và Mật chú Chuẩn Đề. Ở đây người tu, người hành giả khi được thọ nhận phép điểm đạo, phép điểm đạo ở đây có thể thực hiện cho người ở gần hoặc ở xa. Người ở gần sẽ được người hành giả tu trì trước giúp họ lễ lạy, cầu nguyện qua đó tác pháp lên người xin thọ nhận đó. Người xin thọ nhận đó sẽ được những ấn chứng thực thụ ngay trước mắt như cơ thể rung chuyển, chuyển động tay chân, múa quyền đánh võ, hay thấy sự nóng lạnh trong cơ thể do sự tác động từ vô hình từ chư vị hộ pháp tác động bằng hình thức phóng quang điển lực ( Tức sức nóng, có lực tác động lên cơ thể) làm cho khí huyết người xin thọ nhận trên xao động, tác động đến tim mạch, hệ thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động khiến người đó có những giây phút chuyển động hoặc nóng lạnh, hoặc có những ngữ ngôn tự phát ra. Nói chung Mật tông Chuẩn Đề ngay đây hoàn toàn nằm trên sự giác ngộ đầy tính khoa học, không có sự không biết mờ mịt. Khi nhận pháp, khi tu học hoàn toàn không mê tín. Vì tất cả hành động sự kiện tâm kia luôn biết, luôn tỉnh giác. Cái biết hằng có này luôn thể hiện trong tâm của mọi người, cái dụng của tánh giác. Cho nên Mật tông Chuẩn Đề khi người hành giả tu trì sẽ thể hiện đồng lúc HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.

Tất cả phương pháp tu của Phật đều nằm trên Giới - Định - Huệ. Người hành giả thực hiện pháp tu Mật chú Chuẩn đề hàng ngày trì niệm; Miệng niệm, tay kiết ấn, ý niệm duyên theo câu chú, duyên theo 9 chữ Thánh phạn. Miệng hàng ngày trì niệm càng ngày câu chú âm vận kia càng đi sâu vào trong, làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh thì không thể nào dùng cái miệng của mình mà chửi rủa, mắng nhiếc chúng sinh, hay dùng miệng kia mà đâm thọc, lưỡng thiệt hại người. Người hành giả tu càng lâu, càng thanh tịnh khẩu nghiệp, như vậy sẽ không phạm tội vọng ngữ lưỡng thiệt. Còn hàng ngày tay mình kiết ấn rồi càng ngày tâm càng thanh tịnh, tay kia sẽ được tạo cảm an lạc thanh tịnh, chuyển động kết đủ loại ấn, chuyển vẽ những linh phù pháp ấn. Khi thực hiện được như thế, thì người hành giả không bao giờ dùng tay này để đâm giết hại chúng sinh, giết người cướp của được, không trộm cắp của người được. Như vậy tội sát sanh trộm cắp sẽ giữ được trong phép tu.

Còn hàng ngày người hành giả trì niệm, miệng niệm tay kiết ấn, lòng tâm luôn ý niệm từng câu từng chữ của chân ngôn, luôn quán tưởng chín chữ phạn, linh phù pháp ấn. Cứ như vậy hàng ngày như vậy, thì tâm người hành giả ý nghiệp sẽ thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh thì không bao giờ suy nghĩ những điều quấy hại người, không tà dầm, không bỏn sẻn. Tự trong pháp tu này nó sẽ thể hiện được sự giữ giới. Khi người hành giả thực hiện được tam mật gia trì như trên, thì thân, khẩu, ý sẽ thanh tịnh. Thân khẩu ý thanh tịnh, thì tham sân si cũng thanh tịnh. Tất cả thanh tịnh, thì người hành giả trong pháp tu đó sẽ giữ được giới. Còn hàng ngày thân, khẩu, ý, tham, sân, si kia thanh tịnh, thì định sự tĩnh lặng, tỉnh giác trong vạn niệm sẽ thể hiện lên đó là Định Huệ. Sự tỉnh là định, Tuệ là biết ngay đó rất rõ không vướng bận, không phân biệt là Tuệ. Như vậy Giới - Định - Huệ người tu Mật chú Chuẩn Đề sẽ thể hiện được HIỂN MẬT VIÊN THÔNG.


Để tiếp tục làm rõ lại phần Hiển Giáo tâm yếu xin nêu ra:

1. Hiển giáo tâm yếu
2. Mật giáo tâm yếu
3. Hiển mật song biện


Đầu tiên, nói về Hiển giáo tâm yếu, ngài Hiền Phủ, ngài Thanh Lương đều chia sự giáo hoá một đời của Đức Phật ra làm 5 thời:


1. Tiểu thừa giáo.

Gồm tất những Kinh A Hàm vv... gồm có 600 quyển kinh, Bà sa vv... hơn 600 quyển luận. Những quyển kinh ở đây Đức Phật nói lên tất cả pháp đều từ nhân duyên sanh, chỉ ra cho chúng sanh thấy 3 cõi dục, sắc, vô sắc đều không an, là ngôi nhà lửa, chỉ cho chúng sinh những phép quán soi thân, tâm, nhân duyên. Những phương pháp tu theo Tứ Diệu Đế, biết nguyên nhân sanh ra sự khổ đau, sanh, lão, bệnh, tử. Rồi Ngài chỉ đến những phương pháp tu học để thoát ly cái khổ đó. Ly cái khổ đó để được niết bàn tịch tĩnh. Ở đây để đi theo khuân phép trình giải của Chư sư đi trước, chỉ luận sơ quan những phần mà ngài Hiền Phủ, ngài Thanh Lương đã đề cập thoáng qua.

2. Đại thừa thỉ giáo: Chia ra làm 2

a, Pháp tướng tông: Gồm có Thâm Mật, Phật địa kinh vv...có đến hàng 10 bộ kinh, du già, duy thức, có đến hàng trăm quyển luận. Ở Đại thừa thỉ giáo này Pháp Tướng Tông này là đều pháp tướng. Ở đây có bộ duy thức học và các luận khác đều nói lên sự thể hiện ở muôn vẻ, muôn hình, vạn ý niệm. Tất cả vạn pháp đều do thể hiện của thức. Vì sau khi lục căn tiếp xúc lục trần để biết vấn đề chi tiết hay một pháp nào đó nó cũng đều thể hiện lên ngay nơi đó lục thức. Cái biết phân biệt nó đã có sẵn trên toàn vạn vật, vạn pháp. Nếu không có nó thì chúng ta không biết gì. Khi các pháp đến đi và ngay nơi tự tâm đó cũng có cái biết đó. Khi vật đó, ý niệm đó chúng ta biết nó. Ngay nơi đó liền huân vào tàng thức, nó được tàng chứa lưu giữ để đến một duyên thuận lợi nào đó nó bộc phát, những chủng tử đó nó đều có duy cái thức biết đó. Cho nên gọi là Duy thức. Mà những điều biết được mặc dù nó nằm trong tâm chúng ta, sâu trong ý niệm thì cũng phải được thể hiện ở cái biết. Khi chúng ta ngủ mê đi, thức dậy. Có người hỏi: “ Anh ngủ được không?, liền trả lời rằng: “ Tôi ngủ mê không biết gì cả?” Nếu không biết gì sao biết mình ngủ mê. Cho nên cái thức biết đó nó nằm khắp mọi nơi, nơi nào cũng có cái biết đó. Nó được duy trì từ vật này qua vật nọ, từ niệm tưởng ý niệm này qua ý niệm khác. Ở đâu cũng được duy trì cái biết đó cả. Cho nên gọi là Duy thức.

Ở bộ Duy thức Tam Thập Tụng, hay những luận giải Đại thừa khởi tín luận, có rất nhiều bộ luận nói lên cái thức đó. Ở những kinh luận đó nó phân chia tâm người ra rất nhiều phần chi tiết, tâm vương, tâm sở, rồi ở quá khứ, hiện tại, vị lai, rồi phân chia tách ra từng hiện tượng từng chi tiết của ý niệm vạn pháp. Tất cả cũng đều nằm trên cái biết. Khi đã nằm trên cái biết, thì gọi là tướng, dù chỉ là những ý niệm nó cũng đều thuộc là tướng cả. Cho nên ở đây người ta phân chia Đại thừa thì giáo làm 2 là: Pháp tướng tông ,Vô tướng tông.

Ở phần chúng ta đang tìm hiểu nhìn thấy biết thức trên toàn ý niệm vạn vật đó là pháp tướng tông, là một phần của Đại thừa thỉ giáo, những giáo pháp lớn chuyển chở những ý niệm, những phương pháp tu học của Đức pháp dạy cho chúng sinh. Thỉ giáo là; Thỉ là trước, những giáo pháp có trước.

Trong pháp tu Mật chú Chuẩn đề luôn lấy Hiển Mật Viên Thông làm tông yếu. Ở những ý niệm trên người hành giả luôn được chia sẻ những phương pháp tâm pháp để bất cứ nơi đâu, ở ý niệm nào, ở pháp nào khi thể hiện lên ( Pháp tướng), thì ngay đó tâm ý người hành giả biết ngay nơi đó rõ ràng Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Dùng duy thức biết Mật chú Chuẩn đề trong vạn sự vạn vật, vạn niệm. Tất cả cái biết đó trùng khắp nó cũng trùng trùng duyên khởi trong tâm người hành giả. Nhưng ở đây mọi tướng, mọi ý niệm đều mang Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm sẽ làm chủ. Có chủ thể trên toàn bề mặt các tướng ( pháp tướng), và khi Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm thể hiện lên, thì ngay nơi đó sẽ có cái biết hằng có nơi đó. Chính nơi đó là cửa vào tâm pháp. Ngay nơi đó cũng không vào được. Vì sao ra không có pháp đó nơi đây, hoàn toàn nó đã có sẵn không có một pháp nào thêm cũng không pháp nào bớt cả, chỉ Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.

b, Vô tướng tông: Gồm cả Bát nhã...hơn 1000 quyển Kinh, Trung luận, Bách môn luận, vv...

Trong Vô tướng tông này toàn những kinh văn đều nằm trên tinh thân Bát nhã cả. Những bộ luận cũng là những luận giải không dính mắc ở hai bên xấu tốt, thiện ác... Vì trên tinh thân Bát nhã, tức là trí tuệ rộng lớn. Trí tuệ rộng lớn thì không có bờ mé, không trước, không sau, không vướng mắc, không bỏ, không trụ nơi đâu cả. Vì tất cả vạn pháp, vạn duyên đều nằm trên sự giả hợp huyễn có. Một nụ cười, tiếng khóc, đi, đứng, cái nhà, tường vách, ngọn gió, cơn mưa, đêm, ngày, sáng tối, tôi, người...Tất cả được duyên hợp tứng khía cạnh, từng chi tiết do nghiệp lực tác động giả hợp hình thành nên. Nụ cười cũng vậy, khi nở một nụ cười, thì chính ngay đó trong tâm mình nó đã có sẵn ( nó được tàng chứa từ lâu) tiếng khóc, nỗi buồn, những cảm giác đau nhói tim, rồi những hình ảnh được mất con người mình, người ta...nó đươc kết hợp lại nhiều thứ như vậy, nó tít tắp trùng trùng duyên khởi trong tâm ta ngay nơi đó để cuối cùng sinh ra cái ( nghiệp thức). Tiếp nối theo là tiếng cười, nó được trùng trùng duyên khởi sinh diệt tích tắc trong khoảng thời gian rất nhanh nhỏ nhiệm, nó tự huân tập rồi tự đạo diễn tìm móc những hình ảnh, những cảm xúc đối lập để diễn đạt cái cười, mà chúng ta cho rằng đó là vui. Khi chúng ta cười vui, thì trước đó ngay trong tâm đó đã có những nồi niềm hình ảnh xấu khổ, không vui trước rồi. Tất cả những sự việc, ý niệm cảm xúc khác chúng cũng giả hợp huyễn có như vậy. Cho nên Đức Phật bảo rằng : Không tướng là vậy. Vì chúng không có tướng nhất định trong tích tắc thời gian Đức Phật thường dùng là sát na, đơn vị thời gian nhỏ bé vi tế mà nó tự duyên hợp huyễn có như vậy. Nó luôn duyên hợp theo " Nghiệp lực". Nghiệp là tất cả những hình ảnh cảm xúc, ý niệm, từng chi tiết được huân tập đi lại nhiều lần. Cũng như người thế gian bảo đó là (nghề) nói nôm na chúng ta cũng có thể bảo đó là ( nghề nghiệp). Và ngay trong đó nơi đó có một sức, một năng lực đưa những hình ảnh chi tiết, cảm xúc đó duyên khởi thể hiện tác hợp chia rẽ với nhau, thì sức động đó gọi là ( lực). Nghiệp lực là vậy.

Người nghiện rượu, nghiện xì ke ma tuý tới giờ đó không có, thì sẽ sanh ra một lực vô hình đi tìm kiếm những cái nó đã từng huân tập huyễn có đó để tự nó huân tập lại. Cho nên tất cả pháp, vạn pháp, vạn niệm, vạn vật đều duyên hợp huyễn có. Chúng không có thật thể cho nên không tướng, vô tướng là vậy. Học pháp ngay nơi đây phải biết trí huệ Bát nhã là sao? Vô tướng là sao?

Nó đều có cả nhưng nó được giả hợp hình thành không thật thể cho nên gọi không tướng. Tất cả vạn vật, vạn pháp khi người hành giả tiến tu nhìn thấy được sự duyên hợp giả có đó, hành giả không chấp không bỏ, không nhận, không dính nơi đây mặc tình lui tới (như lai) gọi là trí huệ. Ở đây chỉ mượn văn tự ngữ ngôn để diễn đạt điều đó, khi đặt thành văn tự ngữ ngôn thì thật tâm tu học hãy nhìn nghĩa lý không tướng đó mà thoải mái nhẹ nhàng thâm nhập, biết vạn pháp không tướng duyên hợp như vậy, thì hãy tự nhiên thoải mái với tất cả. Đừng chấp giữ, đừng ràng buộc cũng đừng bỏ những gì, “ Có cả thảy vạn vật là tâm, ly cả thảy là tánh” ngay nơi đó cũng đừng dính vào “ Ly”.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm



Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 27/09/2014 lúc 08:55:05(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 30-07-2020(UTC) ngày
Tieuhoathuong  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Thời gian đầu khi mới bước vào tu tập, đọc bộ Mật tông của thầy Thích Viên Đức đúng là mù tịt không hiểu tý gì cả. Nhưng dần dần thời gian thỉnh thoảng lôi ra đọc lại cũng mù mờ hiểu tý chút...Thế mới biết mọi sự kiện đều cần phải có thời gian dài huân tập mới sáng tỏ được một chút gì gọi là có. Mong bộ sách này của Thầy có những luận giải sâu sắc dễ hiểu, dễ thực hành cho người hành giả tu mật.

Cầu nguyện mười phương thế giới chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh chúng gia hộ cho sở nguyện của Thầy được như ý,
Cầu nguyện thầy Thích Viên Đức linh ứng gia hộ cho Thầy biên soạn hoàn thành lại được bộ sách này.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.
Ngamy77  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Những bài viết của thầy, em thật xấu hổ khi nói rằng. Phải một thời gian rất lâu sau em mới hiểu được một phần nào đó lời thầy chia sẻ. Quả thật Phật pháp cao thâm vi diệu khó thành. Cảm ơn thầy về những chia sẻ vi diệu này.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
ThanhHung  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Nhất thừa chung giáo: Gồm có kinh Pháp hoa, kinh Niết bàn rất nhiều bộ kinh nói đến Phật tánh. Trong hệ thống giáo lý của Đức phật rất nhiều bộ kinh nói đến Phật tánh, Đức Phật bảo rằng: Chúng sinh ai cũng có phật tánh cả. Vì ai cũng có thể thành Phật cả: “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Trên thế gian này đều có Phật tánh, thì không biết đi, không biết nói, không biết làm...Vạn vật không động chuyển và tĩnh lặng. Vì mọi điều mọi chi tiết cũng đều thể hiện cái biệt diệu dụng của Phật tánh. Ở bất cứ nơi đâu 10 phương thế giới cũng đều có cái hằng biết đó cả. Cái hằng biết đó xưa nay nó không có một vật để thêm một ý niệm, một pháp để thêm cũng không có một vật, một ý niệm, một pháp để bớt. Cho nên nó như như biết. Ở chỗ nào cũng có cái đó cả. Cái biết hoàn toàn không phân biệt, không chấp dính. Vì khi mọi vấn đề, một ý niệm đến chúng ta nhìn ngay đó để biết thôi, thì ta rất nhẹ nhàng. Còn nếu một vấn đề, một ý niệm, một vật đều phân biệt rồi chấp vào đó thì nó sanh, nó sanh đến có một tích tắc thời gian nào đó có một pháp, một vấn đề khác đến liền quên ngay. Tức là ngay đó chúng ta nhìn thấy pháp trước mất gọi là diệt. Pháp mới đến ta thấy gọi là sanh. Nhưng thực tế chúng chỉ là một thể duyên hợp chuyển đổi hoà hợp với nhau để trùng trùng duyên khởi, nhưng trùng trùng duyên khởi đó luôn có cái biết hằng có trong đó. Chúng ta thường biết như vậy, nhưng vì chúng ta chấp vào cái biết đó nó dính ngay đó. Ngay đó nó tạo ngã tức là có mình, và ngay đó có pháp tức ngã sở người và vật. Nếu ngay đó chúng ta nhẹ nhàng tỉnh giác không lấy không bỏ an lạc, thì đó là cái cửa bước vào tánh không. Mượn nói bước vào nhưng thực tế người hành giả nơi đây không khởi niệm có và không được. Vì khởi niệm đều là chấp dính nhị nguyên cả. Ngay đây rất khó. Cho nên ngay đây chúng ta sẽ ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.
Mây trôi, nước chảy, sương rơi, suối reo...tự tỉnh...

Phật tánh không thể dùng ngôn ngữ hành động, ý niệm mà nói, mà chỉ được. Vì tất cả nó cũng chỉ là những chi tiết lớn nhỏ duyên hợp với nhau cấu thành ý niệm này, ý niệm khác. Nó hoàn toàn có sau phật tánh. Do chúng ta vô minh vọng khởi mà hình thành cả.

Gốc của chúng ta thường là do chấp dính, khi chúng ta nói ra một ý niệm, lạm một vật cấu thành một hình thức trong tâm tạo thành một vật mà người khác nói sai, suy nghĩ sai. Khi họ dùng ngôn ngữ để bảo rằng chuyện suy nghĩ của anh không đúng, hình tượng đó xấu, ý niệm đó không tốt. Khi người nói vậy, mình nghe liền nổi nóng, giận hờn tất là mình chấp dính. Còn mình nghe nói nhẹ nhàng thoải mái với những ngôn từ đó, không có ý niệm nóng nảy, buồn phiền nhẹ nhàng biết mọi người, từng cá nhân đều có nghiệp lực, phước báu, từng cấp độ tư tưởng khác nhau. Họ có cái nhìn, cái suy nghĩ theo họ, mình thấy thoải mái nhẹ nhàng đừng có rộn trong tâm mình, còn không thì thôi. Đó là cách để xử sự cái dụng của trí huệ. Còn trong tâm ta cứ tỉnh giác nhẹ nhàng không có nhị nguyên có và không trong đó. ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM, nhẹ nhàng thoải mái như vậy để biết lời Đức Phật nói: Tất cả chúng sinh ai cũng có Phật tánh.

Ở đây nói là Nhất Thừa Chung Giáo là vậy, vì tất cả kinh sách, vạn pháp Đức Phật giáo hoá đều nói đến phật tánh, dạy chúng sinh thấy tánh thành phật, chỉ có một phật đạo mà thôi. Cho nên nói Nhất Thừa Chung Giáo.


4. Nhất thừa đốn giáo
: Gồm có Lăng Già - Thiền tông, vv...
Đốn tất là ngay nơi đó ngộ nhanh không qua một thứ lớp nào cả. Thiền tông là thấy tánh thành phật. Kinh Lăng già là một bộ kinh không thể thiếu ở những thiền giả đốn giáo. Tất cả những kinh giáo Nhất thừa đều quay lại với tự tâm thanh tịnh của mình, tìm Phật ngay nơi tự tâm đó, tức là tìm về với cái chân thật phật tánh hằng có. Nếu đã trở về với tự tánh chân thật thì ngay đây cái gì là giả. Giả tướng, không tướng Đức phật thuyế dạy chúng ta tu không phải là các pháp không có. Nó có, nhưng được sự duyên hợp giả có. Như thân chúng ta do tứ đại giả hợp mà hình thành. Trong thân những vật cứng; xương, tóc, móng tay, móng chân thuộc đất, những thứ có tính nước lỏng như; máu mủ, nước dãi, mồ hôi, nước mắt, tinh dịch đó là nước, những chất nóng, hơi nóng như; nhiệt độ cơ thể, những hơi khí làm cho huyết mạch lưu thông cũng đều là lửa. Còn gió ta thấy ở hơi thở. Sự động chuyển thân ta do 4 đại đó hợp thành, chúng không có thật thể nhất định, nếu có thật thể thì thân không bị chi phối bởi sanh, lão, bệnh, tử. Thân chúng ta lớn như vậy đó, do da bọc vô số sinh vật, tế bào lại có vô số sư sống trong đó. Bản chất tứ đại luôn tương sinh tương khác, cứ trùng trùng duyên khởi trong đó, hết sanh rồi lại diệt, chuyển đổi mãi từ tế bào mạnh đến yếu, già. Chúng cũng bị chi phối trong sanh, lão, bệnh, tử - thành, trụ, hoại, diệt. Nó chết diệt, sanh đi trong từng sát na, mà chúng ta đâu hay, đâu biết. Chứng tỏ rằng ta không làm chủ được nó, cho nên chúng ta cũng sẽ bị cuốn đi trong đó. Đó là sự giả hợp không thật là vậy chứ không phải là không có tướng. Vì không thật thể như vậy Đức Phật mới bảo rằng không tướng. Đó là phần sự tướng, sự tướng cũng trùng trùng duyên khởi như vậy, thì ngay nơi đó tâm thức chúng ta sắc thọ, tưởng, hành, thức cũng trùng trùng lý duyên khởi. Sắc là những hình tướng, hình sắc. Thọ là những cảm xúc, cảm giác nóng lạnh, thương ghét, thoải mái, cực khổ, đau đớn vv... Tưởng là sự suy tư, tưởng tượng. Hình danh sắc tướng, tưởng tượng thêu dệt ý niệm ...Hành là sự chuyển động liên tục, sự chuyển động thể hiện lên hình danh sắc tướng, thọ cảm, tưởng. Để cuối cùng cái biết ấy bày ra sự phân biệt thiện ác, sung sướng, đau khổ...5 cái này là ngã, nó có 5 cũng là 1, 1 cũng là 5. Năm cái này chúng cũng là duyên hợp giả có mà thôi. Sắc hình tướng đủ cỡ, đủ màu, đủ loại chúng có hình tướng thể hiện lên cũng đều nằm trong sự duyên hợp. Cái nhà, đoá hoa, cây cầu, chiếc xe...Tất cả đều duyên hợp từng chi tiết, từng thể nhỏ vi tế mà hình thành nên. Thọ cũng duyên hợp bởi những thọ cảm, cảm xúc do nhiều đời nhiều kiếp huân tập lại trong căn, trong tàng thức. Cho rằng cái được đó là vui là thoải mái, cái không được là buồn, ý niệm này xấu tốt, thiện ác. Chúng ta được huân tập hình ảnh cảm thọ, cảm xúc vào trong lục căn. Khi lục trần thể hiện liền tự lấy ngay những hình ảnh, những cảm xúc đã huân tập trong tàng thức, trong căn ra để so sánh phân biệt rồi ngay nơi ấy ý căn thức thứ bảy ngã chấp liền thể hiện lên để thọ nhận chấp ngã, chấp pháp ngay đó hình thành. Sắc, thọ như vậy, tưởng, hành, thức cũng vậy. Như vậy sắc cũng do duyên hợp giả có, thì căn cũng huân tập vào trong những sự giả hợp cho đến thức phân biệt cũng vậy. Cho nên căn, trần, thức cũng chỉ là cái bóng mà thôi.

Ở đây Nhất Thừa Đốn Giáo của Đức Phật nhằm chỉ ngay nơi đó chúng duyên hợp giả có như vậy, liền ngay nơi đó ngộ được tánh không thẳng chứng vô sanh trở về bản tánh thanh tịnh hằng có, không cần phải chứng nhập qua thứ lớp gọi là Đốn giáo. Tất cả chúng sanh có nhiều tầng lớp kẻ ngu, người trí, cho nên Đức Phật thể hiện lên có Tiểu thừa, Đại thừa nhưng tựu chung giáo pháp như lai chỉ có một thừa. Cứu cánh của nó là thấy tánh thành phật.

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM






Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 02:57:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 30-07-2020(UTC) ngày
hoatnaovien  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Để thấy được sự luận giải sâu sắc hơn. Hành giả chúng ta cần phải đọc lại bản dịch của thầy Viên Đức.
ThanhHung  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Bất tư nghì thừa viên giáo: Gồm có kinh Hoa nghiêm, Tỳ lô pháp giới, Phổ hiền hạnh hải. Toàn bộ những bộ kinh nói về Viên giác, Bất khả tư nghì. Để nói về Viên giác tất nói về pháp tánh thanh tịnh. Như Đức Lục Tổ Huệ Năng thường nói rằng: “Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh. Ngay nơi đó tức tâm là phật - Tức phật là tâm. Tổ bảo rằng: "Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau chẳng diệt là Phật, thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức phật”. Ngay đó tất là bản thánh thanh tịnh tròn đầy. Vì tất cả tướng hình thành mà tâm không dính ở một pháp, một tướng, một ý niệm nào cả, rồi lìa tất cả tướng tức phật. Hai câu này trên ngôn từ là hai những thực tế chỉ là một pháp viên giác. Vì có cả thảy tướng, hình thành cả thảy tướng mà tâm không mắc một tướng nào cả, tất ngay chỗ đó không dính mắc là “Ly”. Cho nên kinh mới bảo rằng “ Tức tâm tức phật”.

Có cả thảy sự vật, ly cả thảy sự vật ngay đây nói lên sự và lý viên dung. Tất cả sự vật đều đầy đủ không dư không thiếu, vì sự đó không dính mắc, cho nên nó viên và ly tất cả thảy tướng là nói lên sự viên giác đầy đủ không dính mắc, không có thêm cũng không bớt, nó đã hằng có từ vô thuỷ vô chung bất khả tư nghì không thể nghĩ bàn, không thể so đo tìm kiếm chấp bỏ. Vì tất cả những thứ đó không dính một pháp nào nơi đó cả. cho nên ai ở nơi đó để nghĩ bàn, ai nơi đó để hiểu pháp không có so sánh vì không đối đãi. Kinh Tịnh Danh nói.

Để làm rõ thêm tánh viên giác bất ngả tư nghì này, xin trích lời nói của Lục tổ Huệ Năng: “ Minh cùng với vô minh, phàm phu thấy hai, người trí rõ suốt tánh nó không hai, tánh không hai tức thật tánh, thật tánh ở phàm ngu mà chẳng giảm, ở hiền thánh mà chẳng tăng, trụ trong phiền não mà không loạn, ở trong thiền định mà chẳng lặng lẽ, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến chẳng đi, chẳng ở khoảng giữa và trong ngoài, không sanh không diệt, tánh tướng như như thường trụ chẳng đổi gọi đó là Đạo”. Đó là đạo lý của Tổ, một đoạn văn như vậy nói lên sự viên mãn – Viên là tròn, là khắp tất cả pháp. Ngay nơi đó nó đầy đủ tất cả pháp cho nên nó mãn tức đầy đủ. Ngay nơi lời nói đó nó đầy đủ tất cả, nó thể hiện cùng khắp, nó không trụ vào một vật, một pháp nào cả, nó có đầy đủ, đầy đủ viên mãn như thế cho nên gọi là Tâm – Tâm tức phật, phật tức tâm. Kinh Kim Cang cũng nói: “ Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Không có trụ một pháp nào, có khắp mọi pháp thì đó là kỳ tâm. Ở đây người hành giả tu Mật chú Chuẩn Đề, họ thể hiện biết như vậy để rồi ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM. Tu tất cả các pháp nào đi nữa cũng đều phải biết cái tâm tánh của mình. Khi biết tâm tánh của mình thì niệm ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM. Để cuối cùng không còn tâm tánh của mình, một vòng tròn viên giác muôn thuở. Như vậy trở về bản tánh thanh tịnh hằng có tất là Tỳ Lô Pháp Giới.

Trong bài này sẽ luận giải tiếp theo “ Tỳ Lô Pháp Giới”, Kinh Hoa Nghiêm nói: Nhất Chân Vô Chướng Ngại Pháp Giới, Hoặc Là Nhất Tâm. Ở trong đó đầy đủ ba thế gian:

1. Khí thế gian: Là nói tất cả quốc độ, như đoạn trên đã luận giải: Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh. Tức nói nhất tâm, có cả thảy sự vật là nói lên pháp giới không chướng ngại, nó trùng trùng duyên khởi. Tất cả Thánh Phàm, quốc độ vạn pháp cũng do tâm sanh cả. Cho nên nói đến Khí Thế Gian, tâm sanh các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt, tâm khởi một niệm lành thì tất cả sự tướng ý niệm lành khắp mọi nơi đều sanh.

Khi chúng ta khởi một niệm lành muốn tu, thì tâm bắt đầu sanh, mang những hình ảnh sắc tướng ý niệm huân tập trong tàng thức ra, những hình ảnh sắc tướng ý niệm nào phù hợp cận duyên nhất, sẽ được phối hợp tạo tác trong tâm, từ đó trong tâm sẽ có những linh ảnh, hình ảnh, ông tiên, bà tiên, phật thánh thần, cõi nước cực lạc, cõi trời, cõi tiên. Nó sẽ được hình thành trong tâm, rồi “ nghiệp thức” tâm thức đó dẫn ta lưu chuyển qua lại hình thành vô số cõi quốc độ. Đó là tâm sanh thiện. Còn tâm ác cũng vậy. Khi khởi tâm niệm ác sẽ có tất cả khí cụ, hình ảnh, quỷ thần. Đây gọi là Quỉ thần, vì những hình ảnh cấu thành tâm ta do kết cấu từ ý niệm hung tợn, tối tăm, dữ tợn, hung ác mà từ đó sẽ kích thích tự tâm sanh ra những hình ảnh dữ tợn giả hợp do sự đạo diễn của tâm ác bất thiện, rồi sẽ sinh ra quốc độ này kia Quỉ vương, Ngạ quỉ các động cõi. Tất cả sẽ được tự giả hợp đạo diễn tự phân biệt bên trong lấy những cảnh, những pháp, những ý niệm tâm thức cũ đã huân tập trước kết hợp với hiện tại, vọng tưởng tương lai sẽ hình thành Khí Thế Gian, hình thành Chúng Sanh Thế Gian. Đã hình thành như vậy, nếu có thiện tri thức hiểu được sự hình thành giả hợp đó, không theo sự vọng tưởng vô minh đó thì Trí Chánh Thế Gian, Thánh nhân thể hiện.

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 02:58:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 30-07-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
II MẬT GIÁO TÂM YẾU



Gồm có các bộ như: Thần Biến Sớ Sao, Mạn Trà La Sớ Sao, đều cho Ðà ra ni giáo là Mật Viên vậy. Hiển giáo viên tôn về phần trước, nói sự tu hành cốt yếu trước phải ngộ Tỳ Lô pháp giới. Sau y ngộ, tu Phổ Hiền Hạnh Hải, lìa được sanh tử, chứng được nhập thân vô ngại Phật quả. Như người bịnh được phương thuốc tốt, cần phải biết phân, lượng, phép tắc bào chế, hiệp thành mà uống mới có thể lành bệnh, thân an.

Nay Mật Viên Thần chú, tất cả chúng sanh cho đến nhơn vị Bồ Tát, tuy không hiểu được, chỉ tụng đó liền được Tỳ Lô Pháp Giới, Phổ Hiền Hạnh Hải. Ðược lìa sanh tử, thành tựu mười thân vô ngại Phật quả, như bịnh nhân gặp được món diệu dược. Tuy không biết phân lượng phép tắc hoà hợp; chỉ uống thuốc là tự nhiên trừ bịnh, thân an. Cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rằng: “Mật chú của chư Phật là phép bí mật; chỉ có Phật với Phật tự biết với nhau; các vị Thánh không thể thông đạt. Chỉ tụng trì là diệt được đại lỗi, mau lên Thánh vị.” Lại nói rằng: “Thần chú là Mật ấn của chư Phật; Phật, Phật truyền nhau, người khác không thể thông hiểu.” Hiền Thủ Bát nhã sớ nói rằng: “Chú là pháp bí mật của chư Phật, không phải chỗ hiểu của nhơn vị”. Chỉ tụng trì không cần phải gượng giải thích. Còn Viễn Công Niết Bàn Sớ nói rằng: “Chơn ngôn chưa chắc là chuyên ngữ của người Thiên Trúc. Phiên dịch lại không hiểu, vì vậy nên không phiên giải!”. Trong Thiên Thai Chỉ Quán nói rằng: “ Bậc Thượng Thánh mới có thể nói cả hai pháp Hiển Mật. Kẻ phàm nhơn chỉ tuyên truyền Hiển giáo, không thể tuyên truyền về mật giáo. Các Sư từ xưa đều nói: “Ðà Ra Ni, nhơn vị Thánh Hiền, không thể hiểu giải, chỉ nên tin mà thọ trì, diệt được tội chướng, thành tựu phước đức.”

Hỏi: Vì sao, Mật chú của chư Phật không thể giải thích cho người khác hiểu?

Ðáp: Thần chú là viên mãn giải là phiến diện. Giải làm cho chú mất; bởi vậy nên không giải thích cho người khác rõ được, mật nghĩa nằm trong đó, cần phải suy nghĩ. Trong Pháp Hoa Sao nói rằng: “Về bí pháp của chư Phật, không hiểu nghĩa nó được, cho nên nói là Mật ngôn”. Bát nhã kinh nói: “Tổng trì như thuốc thần, cũng như cam lồ của trời trị lành các bịnh sai lầm, uống thì thường an vui.

Lại trong Lý Thú kinh, đức Như Lai có nói năm tạng:

1)Kinh Tạng: Như sữa bò.
2)Luật Tạng: Như sữa đặc.
3)Luận Tạng: Như sữa tươi.
4)Bát Nhã Tạng: Như sữa chín.
5) Ðà Ra Ni Tạng: Như đề hồ.

(Ðề hồ là vị đã lọc, nó ngon nhất trong các món ăn bằng sữa; trị được các bịnh, khiến các hữu tình thân tâm an vui. Ở Tây Thiên Trúc thường dùng đề hồ để trị các bịnh.)



trích dẫn trong bộ Mật tông



Đây là một đoạn kinh văn nói về Mật viên – Đà la ni. Ở đây kinh văn nói thần chú không thể nào diễn giải được mà hãy tự kính tin ngay nơi đó thọ trì thì được diệt tội trong mau đến Thánh quả. Khi xưa thời chư Phật quá khứ nói Đà la ni bí mật, Ngài đâu có nói bằng lời bằng âm thanh như chúng ta tưởng. Đức Phật nhập vào đại định nới tâm thanh tịnh đó phát ra những chấn động, phát ra những ánh sáng vi diệu để thể hiện lên năng lực của Mật chú đó. Khi đó chư vị Đại Bồ tát liễu nhận ngay nơi đó. Các ngài là những vị đại Bồ tát thể theo lòng Đại bi của chư Như lai. Từ ngay nơi tâm đó được khế nhận tấm ấn, tâm truyền tâm qua cái biết thể hiện lên. Vì lòng Đại bi thọ nhận gây tác động lên tâm mạch khiến khẩu phát ra những âm thanh như: Hum, um, om ...............trở thành những câu Mật chú. Từ trong đại định chư Như lai đều thể hiện lên, cho nên chỉ có Phật và Phật mới biết được, vì thương chúng sinh chư Như lai đã thể hiện truyền tâm qua tâm. Chư vị đại Bồ tát thể hiện lên pháp bảo. Như vậy ngay nơi Đức Phật là Phật chú, ngay nơi chư Đại Bồ tát là Pháp chú và đến hôm nay tâm chú ấy được thể hiện trong tâm chư vị Hiền Thánh Tăng, Bồ tát là Tăng chú. Tam bảo được thể hiện trong nhân gian, trong pháp giới chúng sinh. Cho nên đã thể hiện như trên thì Mật chú không có văn tự nghĩa lý gì cả. Người hành giả chỉ ngay nơi ấy kính tin nghe theo lời chư Phật Bồ tát mà thọ nhận, thọ trì thì sẽ diệt được tội chướng. Ngay nơi đó thọ trì, trì niệm một mực tâm không vướng động nơi một pháp nào cả, cứ ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ chuyên tâm nhất nhất trì niệm, thì liền được Tỳ Lô Pháp Giới Phổ Hiền Hạnh Hải. Vì khí chúng ta được thọ nhận ngay nơi vị thiện trí thức, thì ngay nơi đó tăng chú sẽ được thể hiện, tăng chú này là những âm thanh phiên âm hay những tiếng âm phạn tự. Đã là Tăng chú là nó đã đứng ở hàng thứ 3 trong Tam bảo; Phật, Pháp, Tăng. Như vậy âm thanh cũng phải lệch đi đôi chút, nhưng ngay đây muốn nói lên ở ngay người trao truyền, vị thiện tri thức ấy có thật thụ là đã được ấn chứng tâm ấn từ chư Bồ tát chư Phật hay không? Đó là điều đáng nói. Nếu họ được ấn chứng tâm chứng ngay Mật pháp Đà la ni đó, thì dù cho thanh âm đó là tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Trung, tiếng Nhật gì, thì sự thọ nhận của người hành giả đó đều được lợi ích cả. Ngay nơi những Mật chú Đà la ni này chư Phật, Bồ tát chư Kinh đã từng nói nó là Mật viên, một pháp môn đầy đủ sự giải thoát. Mà đã giải thoát thì ngay nơi những sự khổ đau của trần gian này, ngay nơi mớ bong bóng rối như tơ vò của thế gian này, mà người hành giả chuyên tâm tu trì thì mới được giải thoát. Vì sự tự do của mình phải được thể hiện trong sự ràng buộc khổ đau đó. Chúng ta sống thực thụ thoải mái ngay nơi đó, thì mới chính là sự tự do giải thoát chứ không tìm nơi đâu cả. Một pháp môn nào nhanh được giải thoát thì nghiệp lực cũng phải đi theo với tốc độ đó. Chúng ta vay nợ đã tạo nhân thì phải gặt lấy cái quả.

Có những người thọ nhận Mật chú tu học, bản thân họ cũng chưa trì niệm mấy hàng ngày đầu tắt mặt tối tụng trì niệm ê, a vài chục lần mà muốn ngay là mình phải được bình an, an lạc, còn tham hơn nữa là muốn ngay gia đình anh, em, chồng vợ, bố mẹ phải được bình an, an lạc. Đó là một điều rất vô minh vọng tưởng. Vì tất cả những thành viên đó, ngay nơi cá nhân ucả từng người cũng đều có chủng nghiệp riêng của từng cá nhân, từng con người. Thì ngay nơi cá nhân của từng người cũng đều có lúc cũng vui, có lúc cũng buồn được mất, thành bại từng lúc khác nhau, tuỳ theo phước báu nhiều ít của từng cá nhân khác nhau. Nghiệp quả của từng người gây tạo khác nhau. Người ác thì phải ác báo, khổ đau bệnh tật nghèo đói. Tại vì họ đã từng chiêu cảm nghiệp ác, người hiền lành hay bố thí thì phải đươc an lành, sung sướng đời sống hạnh phúc hơn. Như vậy mới đúng là nhân quả chứ. nếu chúng ta muốn được sự an lành thì hãy cố gắng tu trì học hỏi, phải biết nghĩa lý của kinh, phải biết lý trong kinh Đức Phật đang nói, đang dạy gì, phải học Hiển giáo cho rành rõ những điều nhân quả, phải biết thân tướng tâm hạnh là duyên hợp giả có. Biết như vậy để trừ đi sự ngã mạn của mình, phải thông hiểu Hiển giáo để đi kèm với Mật giáo. Hiển Mật viên thông con đường đó mới chính thực là con đường tu, thường thường người hành giả thiếu hiểu biết Hiển giáo, thâm nhập vào Mật tạng đều thất bại cả. Vì toàn đặt nền tảng sự tu học của mình trên ngã chấp, pháp chấp thâm, sân, si. Khi thọ nhận Mật pháp muốn ngay mình phải được cái này, cái kia, mê mờ mơ hồ ôm ấp lấy những cái bóng năng lực, do sự tưởng tượng của mình cứ nghe trong tâm mình nói cái này, cái kia có lúc là chư thiên, chư vị, có lúc là Bồ tát. Đó là một điều đáng sợ của người tu Mật chú, vì sao? Vì ngay nơi tâm ấy chưa được gội rửa trong sạch. Ngay nơi đó người hành giả sự biến hiện trong tâm đó không rõ, nó chỉ là cái bóng rớt lại trong tâm mình thôi, chứ chấp cái bóng đó rồi phân biệt suy luận cái này đúng cái này sai. Người tu như vậy là tu theo sự vọng tưởng si mê chấp vào pháp, cứ mãi chạy theo sự tham cầu để đáp ứng sự an lòng nơi tâm của mình. Tham chấp pháp cũng là tham. Vì tất cả các pháp bản chất nó là vô thường, nó luôn thay đổi cái mới, mà ta cứ ngậm ngùi muốn nó dừng lại chấp phải những cái thọ cảm, sắc tướng, có hình không hình...đã qua. Tâm điên đảo vọng tưởng như vậy, thì phải chuốc lấy sự sân hân, vì nó đâu có dừng trụ lại mà bảo rằng được cái này bỏ cái kia. Được thì vui, không được thì sân hận. Khi tâm chúng ta như vậy, thọ nhận Mật chú cứ cầu sự an lành, thì làm sao được. Chúng ta phải tĩnh tâm niệm tu. Trong nhiều kiếp chúng ta đã gây tạo, hay trong thời gian trước đó, trong kiếp này gây tạo thì phải trả báo thôi. Nhưng nếu chúng ta bình tĩnh, tỉnh giác sự trả báo đó nó sẽ nhẹ đi, thay vì trong việc đó ta phải bị tai nạn xe vô mất mạng, nhưng vì chuyên tâm trì niệm thì quả kia cũng đến nhưng chỉ bị gãy, gãy chân hay xây sát một chút. Nhân quả không bao giờ mất được, chúng ta phải nhìn thấy vậy, thì mới tu được. Nếu không chúng ta trì niệm ít, ít tu học không tìm hiểu rõ Hiển giáo, không rành rõ lý nhân quả, cứ đinh ninh đổ thừa cho Mật chú Đà la ni, thì chúng ta tự gây tội.

Có người trì niệm, khi gia đình có bệnh tật đến, hay sự cố gì đó cứ đổ lỗi cho Mật chú gây ra, phát ra những cuồng ngôn nóng giận bảo đó là ta ma ngoại đạo. Thật là đáng sợ cho những người đó. Một câu nói vô minh đó, dù cho mình thọ nhân được một pháp môn vi diệu nào đi nữa, thì cũng chưa gội rửa được tội lỗi ấy. Cho nên người hành giả trước khi vào tu, nên tỉnh giác chọn lựa suy đi xét lại cho thật rõ ràng, rồi quyết định tu học. Dù cho có cam go, khổ não đến chừng nào, thì cũng phải quyết tâm đừng chạy theo đám đông dư luận, mê mờ tin tưởng rồi chê trách nóng giận, chà đạp nó. Vì khi mình phát ra lời nói là tâm của mình đang xáo động phân biệt điên đảo, trong đó khi lời nói phát ra là đã tạo nghiệp, lời nói phát ra xong thì tay chân cảm nhiễm dơ tay chân chà đạp, thì ngay nơi đó thân nghiệp đã gây tội. Tội chướng ấy được thể hiện ra ở ý, thân, khẩu hình thành tội chướng. Tội chướng đó nó mang theo hình ảnh, thọ cảm, nóng giận si mê lắng đọng trong tâm ta. Đến một lúc nào đó nghiệp lực chín mùi ta liền bị doạ lạc ngay. Vì tất cả những cảm nghĩ, thọ cảm hình ảnh đó không bao giờ mất trong tâm ta. Chỉ khi chúng ta thấy tánh, thì tội chướng kia mới được thanh tịnh. Khi chúng ta tu hãy bình tâm, tỉnh giác, hãy lo ngay thân tâm mình, tu ngay tâm mình để tự về với cái thanh tịnh hằng có của mình





ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM




Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:04:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Thuannadl. trên 17-10-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
cuiyang07  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
" Khi thọ nhận Mật pháp muốn ngay mình phải được cái này, cái kia, mê mờ mơ hồ ôm ấp lấy những cái bóng năng lực, do sự tưởng tượng của mình cứ nghe trong tâm mình nói cái này, cái kia có lúc là chư thiên, chư vị, có lúc là Bồ tát. Đó là một điều đáng sợ của người tu Mật chú"

Đọc đến đoạn này của Thầy Cuiyang nhớ lại ngày sơ cơ mới bước vào con đường tu mật chú. Ngày đó Cuiyang được người khác chỉ là: " Muốn biết chuyện gì, hay cầu xin một điều gì đó, khi hành trì xong thì xin thỉnh ý kiến của chư vị bằng thần lực...gật đầu, hoặc lắc đầu". Vì lúc đó Cuiyang chưa biết, chưa đọc về Hiển giáo, nên si mê, mê mờ tin theo và cũng thực hiện theo. Nhưng sau một thời gian tự quan sát lại những điều mê mờ đó, cùng đọc về Hiển giáo mới nhận ra rằng. Tất cả đều do tâm vọng, tâm ma của bản thân nó đạo diễn, dẫn dắt hết những cái gật đầu hay lắc đầu. Tâm mình mong vọng cầu ra sao, thì tâm ma nó dẫn mình như vậy.
Sau này được thầy chỉ dạy hướng dẫn mới biết. Vì thời gian đầu tu học, bản thân tu học trì niệm chưa đâu vào đâu, tâm tham, sân, si vẫn còn đầy khắp, cùng chưa được gột rửa thanh lọc. Nên rất dễ bị thế lực khác tác động làm tâm mình điên đảo, vọng tưởng về bản thân mình. Và thực tế này Cuiyang đã thấy ở một số đạo hữu khi cùng tu học. Khi có lời chia sẻ, thì họ tự ngã mạn về bản thân. Họ lắng nghe chư vị nói, họ lắng nghe ở những cái gật đầu, và lắc đầu...Từ đó họ tự cho là đúng, là sai. Nhưng họ đâu biết rằng tâm ma kia đang dẫn dắt, nghiệp quả của họ đang phải trả.

Tu mật cần phải có Hiển giáo, cần phải có trí huệ cùng người thầy chỉ đường. Nếu không có những yếu tố đó hỗ trợ đi cùng. Thì có tu muôn kiếp cũng khó có đến được đích, nếu không phải là bậc Thánh nhân.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

Hỏi: Ðà Ra Ni trong các Kinh, Luật là tối thắng, đệ nhất, hay trừ các tội giúp cho các chúng sanh giải thoát sanh tử, mau chứng Niết Bàn, An-Lạc pháp thân. Lý Thú kinh sớ nói rằng: “Tánh Ðức Lực Ðại, mật chú công cường, giải hạnh tuy kém, giải thoát thì mau.” Các đại sư như: Hiền Thủ v.v… chỉ cho Hoa Nghiêm kinh là Viên, các giáo khác đều không phải. Nay lại cho Ðà Ra Ni là Viên giáo, vậy không trái với Hiền Thủ cùng các đại sư khác sao?

-Ðáp: Viên tông có hai:

1)Hiển viên.
2)Mật viên.

Hiền Thủ chỉ căn cứ vào Hiển giáo chánh phán Hoa Nghiêm là Viên. Nay có Thần Biến sớ sao, Mạn Trà La Sớ Sao, cho rằng giống như các thứ Hiển viên, Mật giáo cũng là Viên tông. Hiển Mật đã khác mà các sự không trái. Y theo Mật Viên tu luyện cũng chia làm hai:

1)Trì tụng nghi quỹ.
2)Nghiệm thành hành tướng.

Trước hết nói về Trì Tụng Nghi Quỹ: Chơn Ngôn hành giả, mỗi ngày muốn y pháp trì tụng, trước hết phải ngồi Kim Cang chính tọa: (Lấy chân bên hữu gác lên chân bên tả, hoặc tùy ý ngồi sao cũng được.) Tay kiết Ðại Tam muội ấn (Lấy hai tay ngửa ra rồi tay hữu để lên tay bên tả, hai đầu ngón cái giáp lại nhau, để ngang dưới rún, ấn này hay diệt tất cả cuồng loạn, vọng niệm, tư duy tạp nhiễm.) Thân tam lắng tịnh, nhập định pháp giới Tam muội. Tưởng: tự thân trên đảnh đầu ta có một chữ Phạn LAM (Trong sách có ghi ra Phạn tự, song không thể đánh máy bằng vi tính được. Nếu hành giả nào muốn thực hành, xin tìm sách để nghiên cứu thêm)

Chữ này biến ra ánh sáng quang minh, như ngọc Minh châu, như mặt trăng rằm tròn sáng. Tưởng chữ này xong, lại lấy tay trái kiết ấn: Kim Cang Quyền ấn: (Lấy ngón tay cái để trong lòng bàn tay bấm lại đốt vô danh chỉ giáp lòng bàn tay, rồi nắm chặt như cầm cú, ấn này hay trừ nội, ngoại chướng nhiễm, thành tựu tất cả công đức.) Tay mặt cầm chuỗi ký số, miệng tụng: Tịnh pháp giới chơn ngôn: 21 hoặc 108 biến. Chơn ngôn: Án Lam; hoặc chỉ đơn trì Lam hay là Lãm

Tịnh pháp giới Lam tự này, hoặc tưởng, hoặc tụng thường khiến tam nghiệp đều được thanh tịnh; tất cả tội chướng đều được tiêu trừ. Lại hay thành tựu tất cả việc thù thắng; ở chỗ nào cũng được thanh tịnh. Y phục bất tịnh khiến thành tịnh y. Thân không tắm gội vẫn được sạch sẽ; nếu dùng nước làm cho sạch, không gọi là Chơn tịnh. Nếu dụng tịnh pháp giới LAM tự này để tịnh, liền gọi là bình thanh tịnh triệt để. Như một hạt linh đơn điểm vào sắt thành vàng ròng. Chơn ngôn một chữ biến nhiễm thành tịnh. Kệ rằng:

Ra tự sắc tiển Bạch. Không điểm dĩ nghiêm chi. Chữ RA, sắc trắng tịnh, điểm vào chỗ không để trang nghiêm nó, Phạn tự RA điểm vào chỗ không trên, tức thành LAM tự.

Như Minh châu trên nhục kế, an trí tại đỉnh đầu; Chơn ngôn đồng pháp giới; vô lượng chúng tội trừ. Tất cả xúc uế, nên gia trì chữ này. Nếu thật ngoại duyên không đầy đủ, không nước để tắm rửa, thiếu y mới tinh sạch, chỉ dùng LAM tự để làm cho sạch. Nếu người có ngoại duyên đầy đủ, trước dùng nước xong mặc y mới thanh tịnh, lại dùng LAM tự tịnh nữa, tức là trong ngoài đều thanh tịnh. (Như các chơn ngôn Nghi quỹ nói.)

Rồi tiếp tục tụng chú: Hộ thân chơn ngôn 21 hay 108 biến. Chơn ngôn, Phạn tự ÁN XỈ LÂM. Nếu tụng chú này, hay diệt ngũ nghịch, thập ác, tất cả tội nghiệp. Có công năng trừ tất cả bịnh, tai chướng, ác mộng, tà mị, quỷ thần và các việc bất tường. Thành tựu các việc thù thắng; khiến tất cả mọi sự mong cầu đều được viên mãn. Chú này là tâm của chư Phật, nếu người chuyên tâm tụng một biến hay bảo hộ được chính mình. Tụng hai biến hay bảo hộ được đồng bạn. Tụng ba biến thường bảo hộ mọi người trong nhà. Tụng bốn biến bảo hộ mọi người trong một thành. Cho đến bảy biến hay bảo hộ người trong tứ thiên hạ.

Rộng như Văn Thù Căn Bản Nhứt Tự Chú kinh nói.

Kế đến tụng 108 biến Lục Tự Ðại Minh Chơn ngôn: ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, ÁN MA NI BÁT MINH HỒNG hay MA NI BÁT NẠP MINH HỒNG.

Nếu tụng chú này ngay chỗ có vô lượng chư Phật, Bồ Tát, Thiên Long, Bát Bộ nhóm hội, đầy đủ vô lượng tam muội pháp môn. Ai tụng trì, thì bảy đời dòng họ đều được giải thoát; các trùng ở trong bụng sẽ được Bồ Tát vị. Người đó hằng ngày được đầy đủ công

đức sáu pháp Ba la mật. Ðược vô tận biện tài trí huệ thanh tịnh. Hơi ra trong miệng chạm đến người nào, người đó nhờ sự tiếp xúc xa lìa các sân độc, sẽ được Bồ Tát vị. Giả như: Người trong bốn thiên hạ, đều đắc Thất địa Bồ Tát vị. Các Bồ Tát đó có bao nhiêu công đức, sánh với công đức tụng một biến chú Lục tự, cả hai đều bình đẳng không sai khác. Chú này là Vi diệu bổn tâm của Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu người nào chép lại sau chữ Ðại Minh này, sánh với sự viết, chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng, cũng bằng công đức đó, không sai khác. Nếu lấy vàng báu tạo tượng Như Lai, số như vi trần, không bằng công đức việt một trong sáu chữ này. Nếu người nào đã đắc sáu chữ Ðại Minh này, thì họ không còn bị nhiễm trước tham, sân, si. Nếu đeo Thần chú này nơi thân cũng hết nhiễm tham, sân, si. Người trì tụng đeo mang sáu chữ này, tất cả loài hữu tình mà chân, tay người đó chạm đến, mắt người đó ngó đến, đều mau đắc Bồ Tát vị, không còn thọ các khổ sanh tử nữa. Khi nói xong Lục Tự Ðại Minh này, có Thất Thập Thất Cu Chi Phật đồng thời xuất hiện và đồng thanh nói “CHUẨN ÐỀ CHÚ”. Vậy, nên biết Lục Tự Ðại Minh cùng Chuẩn Ðề Chơn ngôn lần lượt nương vào nhau. (Rộng như Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương kinh nói.) Nhiên hậu kiết ấn Chuẩn Ðề tại Tim.

Chuẩn Ðề Chơn ngôn cùng Nhứt tự luân chú, một thời đồng tụng 108 biến xong rồi xả ấn trên đỉnh đầu. (Hoặc không muốn tụng Ðại Luân Chú, chỉ trì Chuẩn Ðề Chơn ngôn cũng được.)


Trích dẫn bộ Mật tông


Đức Phật đã nói trong Lý thú kinh, năm tạng

1)Kinh Tạng: Như sữa bò.
2)Luật Tạng: Như sữa đặc.
3)Luận Tạng: Như sữa tươi.
4)Bát Nhã Tạng: Như sữa chín.
5) Ðà Ra Ni Tạng: Như đề hồ.




Đây Đức Phật nói đến Đà La Ni nó có tầm quan trọng như một loại Đề Hồ, nó quí hơn tất cả những loại sữa nêu trên vì nó được cô đặc lại, công năng tính dụng của nó rộng rãi và mạnh mẽ lợi ích hơn. Ý niệm này được thể hiện thực tại ở người có đại căn duyên. Vì tất cả loại sữa trên cũng là một trong những thành phần để tạo nên Đề hồ. Người tu Mật tông được lợi ích giải thoát, phát huy được công năng của Mật chú đều phải hiểu, tỏ ngộ Hiển giáo tất là loại sữa kia để rồi cô đặc lại ở Mật chú, hai loại này mới cấu thành Đề hồ được, mới được một loại đề hồ trị bệnh chó chúng sinh trị vạn bệnh. Nói như vậy để chúng ta phải biết rằng người hành giả tu theo Đà La Ni phải tỏ ngộ ngay tự tánh thanh tịnh của mình, phải dùng trí Bát nhã quán soi sự vật để có cái biết bình đẳng không hai, biết ngay nơi đó không nhơ không sạch, luôn có cái biết hằng có đó. Từ ngay nơi đây ( Tức Hiển viên) để đi vào Đà La Ni. Khi người hành giả thể hiện như vậy, thì không bị dính mắc vào tướng trạng, ý niệm, không bị sự dính mắc ràng buộc của phương pháp tu. Vì khi họ thể hiện pháp tu thì trên bước đường hiện tại đó tất cả đều là Đà La Ni. Như hành giả tu Mật chú Chuẩn Đề cũng vậy, họ phải hiểu tỏ ngộ ngay Hiển giáo, nắm cái biết không hai đó để nhìn thấy toàn bộ sự vật trong tâm thức họ đều là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mỗi mỗi ý niệm đều không hai, thể hiện như vậy để cái biết hằng có từng ý niệm, từng sự vật đều là tâm của Chư Phật Mẫu Chuẩn Đề, vì Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là tâm của Ngài. Khi đi vào tâm Phật ấy từ cái thô đến cái tế, từ có tiếng âm, đến tưởng, rồi hành thức, vô số sự chấn động nhỏ liên tục hành đó đều biết là thần chú Chuẩn đề. Đây là phương pháp tu để đi vào Mật viên, đã là phương pháp thì ngay đây vẫn còn thô so với Mật viên, ngay đây người hành giả phải tự biết, tự cô đặc chất sữa chín để thành một loại đề hồ, tự chữa bệnh cho mình và chúng sinh. Đó là tự giác, giác tha trên con đường từ Hiển viên đến Mật viên, gọi là Viên tông.

Để phân tích diễn rõ về Mật viên trên một khía cạnh khuôn khổ ta sẽ thấy Mật viên chia ra làm hai:

1. Trì tụng nghi quĩ.
2. Nghiêm thành hành tướng .

Trước hết nói về Trì tụng nghi quĩ: Người tu theo chân ngôn Mật chú, thường cón hững nghi quĩ hành trì do những bậc Tổ thầy truyền lại, đôi khi có sai biệt đôi chút. Ở ngay diễn đàn Tâm Mật cũng có những nghi quĩ hành trì Mật chú Chuẩn đề, nghi quĩ hành trì Ngũ bộ chú, nghi quĩ hành trì Uế Tích Kim cang. Nhưng ở đây chúng ta sẽ diễn giải theo quyển sách Mật tông này.
Ở ngay quyển sách này phần hướng dẫn ngồi Kim Cang , cùng ấn tam muội thì dịch giả đã nói rồi. Tôi chỉ nói rõ thêm phần chi tiết trong hành trì tu học và hành pháp. Nói đến sự tu trì và hành pháp, thì người hành giả phải có một thời gian nhất định tiến tu để có năng lực rồi mới hành pháp được. Như vậy để đi vào phần thực nhận thực chứng của pháp tu ta sẽ thấy rằng. Tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam là một chân ngôn có đầy đủ công năng thanh tịnh giải nghiệp, người tu Mật chú thời gian phần nhiều giãi đãi không chịu khó kiên nhẫn đọc tụng, ai nấy cũng đều đọc qua loa Thần chú này, còn lại không quán tưởng Lam tự này. Như vậy là chúng ta thiếu sót rất nhiều hạn chế đi sự thành tựu của mình trên bước đường tu học. Mỗi thời hành trì bắt buộc người hành giả phải ngồi nghiêm trang chỉnh tề, lưng và cột sống phải thẳng điều tức cho hơi thở nhẹ nhàng khoan thai. Vì sao chúng ta phải làm vậy? Vì hàng ngay chúng ta còn ăn rất nhiều thịt cá, huyết nhục tỏi nén, những thứ đó lắng trong dạ dày khi được phản ứng hoá hỗn hợp đó khí chất đó bộc lên tim, phổi xông vào não khiến cho tâm mạch mình liên tục loạn nhịp. Khi chúng ta ngồi yên tim bóp nhanh lượng máu ma sát trên não trong thành mạch nhiều khiến ta sẽ sanh ra rất nhiều ảo tưởng, ảo giác khó mà an tĩnh được. Đó là những điều thô tế mà tâm thức ta nhìn thấy được. Còn vô số sự chuyển động sinh thành trong nghiệp thức, trong hành nghiệp trong một tích tắch hành nghiệp chuyển động rung động hành hàng nghìn lẫn. Chỉ có những bậc Đại Bồ tát, Đức Phật mới nhìn thấy nó. Cuộc đời, cuộc sống sự tu hành của chúng ta nó liên quan chằng chịt với nhau rất mật thiết. Nó như những sợi dây vô hình ràng buộc từ nghiệp thức này, thọ cảm này, ý niệm này rồi hình ảnh, âm thanh luôn ràng buộc với nhau khó thoát khỏi sợi dây luyến ái đó. Hình ảnh đi qua cũng nhớ , tới cũng thương cũng sợ, mất còn, được mất tất cả đều có sự rung động từ thô đến tế. Những sự rung động liên tục vi tế đó là hành nghiệp. Đức Phật đã nhìn thấy sự chuyển biến của nó, cái gốc sinh ra luân hồi tội phước đó. Cho nên Ngài khởi lòng Đại từ, Đại bi nói lên chân ngôn Tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam này để giúp cho chúng sinh khi chưa có đầy đủ trí tuệ, nhưng có lòng tin kính đến Phật đạo, đọc tụng đều được lợi lạc, lợi ích cho bản thân, cho muôn loài. Vì tâm chúng ta có đủ 6 đường trong đó. Khi tâm đọc tụng chânng ôn này, những tâm ác ngạ quỉ, ích kỷ ngã chấp chúng sinh trong tâm ta cũng được thanh tịnh, tỉnh giác, Chư thiên, Bồ tát cũng tán thán khen ngợi tạo phước duyên cho hành giả đó. Cho nên trong kinh nói Tịnh pháp giới chân ngôn này sẽ làm trong sạch thanh tịnh tất cả quần áo, thức ăn, thức uống. Khi chúng ta gia trì tụng niệm vừa đọc vừa quán tưởng vào quần áo, thức ăn vật thực kia. Những thứ đó sẽ hoàn toàn thanh tịnh. Khi dâng cúng lễ Phật chúng ta nên làm như thế.

Trong suốt quá trình tu học và hành pháp đến nay hơn 30 năm. Trong tu học, hành pháp chia sẻ lại bạn đạo đều được sự linh hiển và sự việc thành công tốt đẹp. Ở đây nói lên để chứng minh rằng thần chú Tịnh pháp giới chân ngôn này đã được thành tựu trong bước đường tu học hành pháp của tôi, chứ thật tâm không phải nói lên để khoe khoang là mình giỏi, mình tốt. Chỉ nói lên với lòng muốn chia sẻ cùng nhau tu học mà thôi. ( xem ở Tammat.net, mục Huyền linh).

Từ những ý niệm trên khẳng đinh một điều là Tịnh pháp giới chân ngôn rất vi diệu, lời của Chư Phật, Bồ tát không bao giờ nói ngoa. Quí Ngài đã thực chứng nó, quí Ngài đã từng thấy những hành nghiệp trên và làm chủ lấy nó. Với một trí tuệ siêu việt mới làm được điều đó. Đức Phật đáng được chúng ta tôn trọng, người là bậc Thầy trong 3 cõi; dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Nói như vậy để người hành giả mới nhập vào dòng tu Mật phải có lòng tin chắc chắn dũng mạnh, phải xét đi suy lại với sự tĩnh tâm trong sạch khi bước vào con đường tu Mật giáo. Nếu chúng ta không tĩnh tâm, không dứt khoát vững tin, thì sự nghiệp tu học, con đường đi của mình không thể thành tựu được. Đôi khi còn sanh ngã lòng phỉ báng Mật chú, để cuối cùng chúng ta trở thành một tội đồ. Khi bước vào cánh cửa của Mật giáo, thì phải tin chắc chắn một điều rằng Đức Phật không bao giờ hại người, những Thần chú này là tâm chú của Chư Phật, chư Đại Bồ tát. Quí Ngài đã thắng giải nó trên tinh thần vô ngã, đại từ, đại bi, đầy đủ trí huệ, đầy đủ sự thanh tịnh. Cho nên trong ấy không có một chút nào để tác hại đến chúng sinh cả. Chúng ta phải suy xét, nhìn thấy có phải như thế không? Nếu phải thì bước vào với lòng kiên định, chết cũng theo, sống cũng theo, thì mới được, mới đem lại sự lợi lạc cho chúng ta.

Khi trong đầu, trong tâm của mình hoàn toàn có chủ định hướng đi rõ ràng chân thật ngay nơi pháp tu của mình, thì người hành giả bước vào đàn pháp lễ Phật, lạy Phật đầy đủ sự kính tin, đầy đủ sự cảm thọ từ chư Phật dục tiến tu. Như vậy thì lễ Phật mới có công đức. Công đức là ngagy nơi đó có sự sống đầy chân thật, thông thoáng bình an, an lạc. Tâm như vậy chúng ta lễ Phật xong, ngồi xuống đọc tụng Úm Lam, quán tưởng Lam tự trên đỉnh đầu của mình. Người hành giả đã quyết chí tu học, thì nên ngồi tĩnh lặng độc thầm trong tâm của mình Úm Lam – 108 lần trở lên. Vì mốc số đó mới đủ cho tâm ta thanh tịnh đôi chút. Lần lượt nhiều ngày, nhiều giờ tâm chúng ta sẽ thanh tịnh, thì ánh sáng nơi Lam tự kia tự nhiên phát sáng, phát quang. Ngay giờ phút hiện tại đó tam ta thanh tịnh, hãy để cho tâm ta từng lúc nhẹ nhàng, nhẹ nhàng rồi từ từ Úm Lam, Úm Lam. Thì chúng ta mới thấy được năng lực sự huyền diệu của tâm chú. Nên cố gắng tụng niệm trên 108 lần càng nhiều càng tốt, tâm ta thanh tịnh, đạo tràng thanh tịnh, thì khi chúng ta tụng niệm những thần chú tiếp theo sẽ phát huy được năng lực của nó. Chúng ta phải hết sức kiên nhẫn, kiên trì, cứ nhìn thần chú Úm Lam miệng đọc tâm tưởng, tay kiết ấn Kim cang ( Ấn này có chỉ rành trong tammat.net). Phải thực hiện tam mật gia trì như vậy. Khi trong thời gian tu niệm có những hình ảnh, âm thanh, sắc tướng nào xảy đến. Dù là thiện lành tốt đẹp chúng ta cũng ung dung tự tại đọc niệm thần chú Úm lam không một chút loạn động, Từng phút, từng giây nghe rõ âm thanh, thấy rõ Lam tự. Nghe thấy như vậy mà rõ ràng nhự nhàng không một chút loạn động, thì ngay đó chúng ta đã áp dụng thiền ( tỉnh giác) Mật ( nghe âm thanh, thấy mật chú) những ý niệm này nọ đồng với nhau ở khía cạnh thấy biết rõ ràng. Nó không hai đó là con đường Hiển Mật viên thông cứu cánh thành Phật
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:04:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
quynhphuong  
#12 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
quynhphuong

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Cảm ơn thầy đã chỉ giải thêm giáo lý về mật giáo. Phải có lòng tin phải có sự hành trì xuyên suốt, nếu không ta sẽ bị ngoại duyên tác động đủ mọi hình thức, thì sự tu khó thành tựu.

Mong thầy chia sẻ nhiều hơn nữa về giáo lý mật giáo cho những người hành giả sơ cơ chúng em tỏ ngộ.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
ledao  
#13 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ledao

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 8 lần trong 6 bài viết
Quán tưởng linh phù phạn tự là điều cơ bản của người hành giả tu mật, thế mà em toàn bỏ qua không hề để ý đến.

Cảm ơn Thầy.
ThanhHung  
#14 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết




Rồi tiếp tục tụng chú: Hộ thân chơn ngôn 21 hay 108 biến. Chơn ngôn, Phạn tự ÁN XỈ LÂM. Nếu tụng chú này, hay diệt ngũ nghịch, thập ác, tất cả tội nghiệp. Có công năng trừ tất cả bịnh, tai chướng, ác mộng, tà mị, quỷ thần và các việc bất tường. Thành tựu các việc thù thắng; khiến tất cả mọi sự mong cầu đều được viên mãn. Chú này là tâm của chư Phật, nếu người chuyên tâm tụng một biến hay bảo hộ được chính mình. Tụng hai biến hay bảo hộ được đồng bạn. Tụng ba biến thường bảo hộ mọi người trong nhà. Tụng bốn biến bảo hộ mọi người trong một thành. Cho đến bảy biến hay bảo hộ người trong tứ thiên hạ.

Trích dẫn trong bộ Mật tông



Ở đây nói đến Thần chú Hộ thân chân ngôn Úm Xỉ Lâm, thần chú này có rất nhiều hành giả bỏ qua hay lơ là không chú tâm gì mấy tụng niệm cho có tụng niệm thôi, chưa đi sâu vào sự hành trì chuyên sâu ở thần chú này. Hộ thân chân ngôn là tâm chú của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ngài là một Đại Bồ tát trí huệ cao siêu, pháp thân Ngài còn là trí tuệ của chư Như lai. Người hành giả tu trì thần chú này trước nhất là được tha lực của chư vị Hộ pháp Đức Văn Thù hộ mạng mình. Trong kinh nói: Nếu chúng ta tỉnh giác niệm tụng 1 biến hộ thân được mình, tụng nhiều trở lên sẽ hộ thân được cho người thân của mình, nhiều hơn nữa sẽ hộ thân cho nhiều người cho đến Quốc gia, hay xa rộng hơn nữa. Có những người lòng tin không chắc chắn sanh nghi, nói sao thần chú lại có công năng lớn như vậy được? Đó là một điều chúng ta đừng nên suy nghĩ và nói điều đó, vì nói như vậy sẽ mang tội phỉ báng, rất tội lỗi Đà la ni Mật tông còn gọi là Mật viên, nó cao tột vi diệu, người thường chúng ta không thấu hiểu được rõ Đà La Ni, chỉ có những bậc thiện tri thức trong tu học, họ đạt được từng thật chứng ngay nơi tâm họ, người hành giả đó sẽ có đầy đủ đức tin dũng mãnh tiến bước trên đường tu. Qua sự tu học đó họ chia sẻ lại với chúng ta, có như vậy thì người hành giả đó sẽ khẳng định điều đó Đà La Ni đó đúng như Đức phật đã nói không sai khác. Người chưa thực chứng điều đó là vì họ chưa đầy đủ phước duyên, căn duyên lành gieo trồng trong nhiều đời nhiều kiếp.

Trong thần chú này tôi đã trao lại cho rất nhiều người, và bản thân cũng đã nhiều lần cùng trì niệm với họ đã đem lại kết quả rất cao. Mỗi đàn pháp vậy quí vị phải trì niệm từ 1080 lần trở lên, trì niệm cùng với Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Niệm được như vậy thì kết quả sẽ đem đến rất cao. Và ngay nơi thần chú này, quí bạn niệm vài vạn biến trở lên, nếu có đầy đủ cơ duyên quí vĩ sẽ thấy ngay Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ngài sẽ đến với chúng ta ngay trong đàn pháp đó. Ngài Văn Thù Sư Lợi có rất nhiều tướng trạng khác nhau, có khi Ngài đến với một thân tướng rất đẹp đẽ sáng chói, mặc toàn màu vàng, hoặc đỏ hơi nâu đầu tròn sáng, rất thư sinh, rất thư sinh, rất trẻ, hoặc Ngài đến với một bộ trang phục mày trắng thiên tướng đầu có 5 búi tóc cũng trẻ đẹp, trên tay đôi khi thấy cầm thanh kiếm, đoá sen. Sự cảm nhiệm của Ngài rất vi diệu, người hành giả chí tâm trì niệm suyên xuốt tất sẽ gặp Ngài. Tại chúng ta nhiều khi tâm chúng ta chưa đạt được sự tĩnh tâm tịnh, vì số lần niệm chưa đủ số, chưa đủ thời gian để đưa ta vào tịnh, cho nên chưa thấy được Ngài, chứ thật tế khi người hành giả chuyên niệm thần chú này Ngài bao giờ cũng đến cả. Vì bổn nguyện của Ngài là vậy. Khi chúng ta thấy hình tướng Ngài thân tâm liền thấy an lạc, đầu óc thấy nhẹ nhàng trong sáng rất nhanh, lỹ lẽ đạo Đại thừa liền hiểu ngay. Tâm chú của Ngài không phải có Bộ Lâm, Úm Xỉ Lâm không đâu, mà còn có cả Úm Xỉ Lạc Hê Diêm, Ngũ Tự Tâm Chú: A Ra Bạt Giả Na. Những thần chú này do sự thị hiện từng thần của Ngài để hoá độ, cho nên âm thanh câu chú năng lực khác nhau, nhưng năng lực hộ thân trí huệ siêu việt ở thân nào cũng có.

Còn nói về sự thị hiện của Ngài gồm có những thần chú khác nhau như: Bạch Văn Thù, Hắc Văn Thù, Ngũ Tự Văn Thù, Hoàng Văn Thù...Ngài có rất nhiều thân cùng rất nhiều Đà La Ni mật chú khác nhau, Ngài biến hiện ra như thế để phù hợp theo hạnh nguyện lớn của 1 vị Phật, 1 vị Đại Bồ tát. Khi những kiếp xa xưa từ Đức Phật Bảo Tạng Như Lai, Ngài đã tu hạnh nguyện đại Bồ tát rồi.

Để chúng ta cùng hiểu rõ hơn Ngài Văn Thù Sư Lợi Tôi xin trích lại sự tích của Ngài:

Thuở thời Đức Phật Bảo Tạng Như lai - Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là con thứ ba của Vua Võ Tránh Niệm tên là: Vương Chúng Thái Tử, Ngài được phụ vương khuyên bảo, nên Ngài cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai cùng tăng chúng suốt trong 3 tháng liền.
Thời ấy có quan đại thần là Bảo Hải, thấy Thái Tử có tâm đạo như vậy bèn khuyên: “ Nay Điện hạ đã có lòng làm phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì tất cả chúng sinh mà cầu đặng các món trí huệ và đem công đức đó hồi hướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi phước báu nhỏ nhen”.

1. Khi ấy Vương Chúng Thái Tử nghe lời khuyên như vậy, mới đến bẩm với Đức Bảo Tạng Như Lai: “ Bạch Đức Thế Tôn công đức tôi cúng dường Phật, Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hương về Đạo vô thượng Bồ đế, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát, đặng hoá độ chúng sinh chờ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.
2. Tôi nguyện hoá độ hết thảy mọi loài chúng sinh ở các thế giới trong 10 phương đều phát tâm cầu đạo Vô thượng chánh giác, giữ gìn tâm bồ đề cho bền chắc, và khuyến hoá theo môn lục độ ( Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).
3. Tôi nguyện hoá độ vô số chúng sinh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi, và trong khi thuyết pháp làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.
4. Tôi nguyện trong khi tu Bồ tát đạo, làm đặng vô lượng Phật và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.
5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sinh như vậy sanh về cõi tôi, khi ấy tôi mới thành đạo.
6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyện hết thảy cõi Phật đều hiệp chúng lại thành một thế giới của tôi. Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất vàng bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xà cừ, xích chây và mã não mà xây đắp cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu lý tất cả. Trong cõi ấy không có các món đất cát bụi bặm, chông gai dơ dáy và không có những cảm xúc thô ác, xấu xa cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà ấy. Hốt thảy chúng sinh đều hoá sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác và hằng tu tập các pháp thiền định vui đẹp tự nhiên, chớ không cầu phải ăn uống những đồ vật chất.

7. Trong cõi tôi không có người tiểu thừa, thanh văn và duyên giác. Thảy đều là các bậc Bồ tát căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hơn giận, ngu si và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

8. Trong khi chúng sinh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ Khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

9. Chúng sinh ở cõi tôi muốn ăn thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta nên dùng những đồ nay, nguyện đem bố thí trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ tát, thanh văn duyên giác, sau nữa thì chúng sinh nghèo hèn và các loài ngạ quỉ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng ta thì nên tu pháp thiền định, hướng sự vui vẻ đẹp tức là món ăn





ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:06:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
Tu?n Nguy?n  
#15 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Em đã đọc về 5 quyển sách của Thầy trao tặng. Quả thật là một điều may mắn với nhiều người khi muốn tìm hiểu pháp tu mà không có tài liệu. Mặc dù có nhiều nghĩa lý em chưa thâm nhập được, nhưng cũng mong rằng một ngày nào đó hiểu đươc, ngộ nhập được những điều mà thầy chia sẻ.

Hoan hỷ công đức vô lượng của thầy, một ngày nào đó em mong sẽ nhận được sách về Bộ mật tông này.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
ThanhHung  
#16 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
10. Mọi người suy nghĩ như vậy liền đặng pháp tam muội, họi là “ Bất khả tư nghì hạnh” có sức thần thông dạo đi tự tại không có gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp thế giới mà cúng dường chư Phật, Bồ tát bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

11. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có 8 món chướng nạn và các sự khổ não và cũng không có người phá hư giới luật.

12. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu lạ lùng và không cần phải dùng đếnb ánh sáng của mặt trời và mặt trăng các vị Bồ tát tự nhiên cung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hoa không nóng quá cũng không lạnh quá.

13. Nếu các vị Bồ tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác thì trước hết ở cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu suất sau mới giáng sinh đến cõi ấy.

14. Tôi nguyện hoá độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiên lên trên hư không mà nhập diệt.

15. Trong lúc tôi nhập diệt, thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp màu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

16. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm, những châu báu những hình trạng, những xứ sở và những hạnh nguyện của chư Phật, thì tôi cầu đặng thành tựu tất cả.

17. Tôi nguyện các vị đăng giác Bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ thành Phật, chỗ ở thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu các vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hoá độ chúng sanh, thì tuỳ theo ý nguyện.

18. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm màu. Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả

19. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên toà kim cang ở dưới cây Bồ đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

20. Khi thành Phật rồi, tôi biến hoá ra các vị hoá phật và các vị Bồ tát nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hoá độ chúng sinh, giảng dạy các pháp nhiệm màu và khiến cho hết thảy, nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

21. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn cho đến khi thành đạo cũng không quên.

22. Tôi nguyện chúng sinh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hư thiếu món gì nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm hoặc ngồi, hoặc đứng hoặc đi thì lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần đợi tôi giải quyết nữa.

23. Tôi nguyện khi tôi thành phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

24. Trong lúc tôi thành Phật có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu đắp y cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

Đức Bảo Tạng như lai nghe mấy lời nguyện rồi liền thọ ký cho Vương Chúng Thái Tử rằng: Hay thay! Hay thay ngươi là người đại trượng phu, trí huệ sáng suốt tỏ biết mọi lẽ phát nguyện rất lớn rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu mới làm đặng mọi sự như vậy, bởi người vì hết thảy chúng sinh mà phát nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế. Nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi, trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau ngươi sẽ thành Phật hiệu là “Phổ Hiền Như lai” ở thế giới rất đẹp đẽ tên là: “Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi”, thuộc về bên Phương Nam.Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao đều thoả mãn.

Này Văn Thù Sư Lợi, từ rày sắp về sau trải hằng sa kiếp người tu Bồ tát đạo, trồng các căn lành và tâm trí thanh tịnh, người hằng vì chúng sinh mà giáo hoá cho chúng đều dẹp trừ được các món tâm bịnh. Vậy nên chúng nó đều xưng ngươi là một ông thầy thuốc hay có món thuốc thần để chữa lành được bệnh phiền não.

Vương Chúng Thái Tử thưa rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật 10 phương đều thọ ký cho tôi nữa”

Vương Chúng Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp màu nhiện, và có các thứ hoa tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa.

Các vị Bồ tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: “ Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế”.

Các đức Phật nói rằng: “ Nay chư Phật ở 10 phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy”

Vương Chúng Thái Tử thấy vậy lòng vui mừng liền đảnh lễ Phật rồi nghe thuyết pháp.

Trên đây là hạnh nguyện của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ngài đầy đủ đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực, đại trí tuệ, Ngài luôn bên người trì chú, tâm chú Ngài đi đến đâu, người nào thọ trì là Ngài có ngay nơi đó, Ngài rất đại bo. Chúng ta nương theo những lời đại nguyện đó, cầu nguyện lực đó để thọ trì pháp bảo Đà La Ni, tôi tin tưởng chắc chắn một điều là năng lực Đà La Ni tâm chú của Ngài sẽ hộ niệm, tác pháp tạo năng lực trí tuệ giúp ta tiến tu đến bến bờ giác.

Hộ thân chân ngôn sẽ giúp chúng ta bảo vệ được thân tâm, tâm chú của Ngài thị hiện luôn luôn theo bản nguyện của Ngài, theo bản nguyện ấy thì năng lực tiềm tàng trong mật chú kia sẽ là trí tuệ giải thoát của chư như lai, ba đời quá khứ hiện tại vị lai.

Qua bài viết này rất mong quí đạo tâm hãy hướng tâm của mình bằng sự chân thật thanh tịnh thọ trì, hộ thân chân ngôn chuyên tâm trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Úm Xỉ Lâm. Niệm như vậy sẽ đem đến lợi ích cho quí bạn rất nhiều, với tâm niệm của người tu, với tâm niệm của một người thọ trì như trên mà không có kết quả tôi nguyện sẽ đoạ địa ngục vì tôi danh vọng ngữ ( Phải được quán đảnh trao pháp, phải chuyên tu 2 thần chú trên)

Hôm nay đệ tử viết lên ý niệm này cầu 10 phương chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh chúng, Đức Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát chứng minh cho lòng thành đệ tử.
Nguyện hồi hướng công đức tu học, công đức hoằng hoá Mật chú về với quả Vô thượng chánh giác. Nguyện hồi hướng công đức này về với tất cả chúng sinh và đệ tử trọn thành phật đạo




ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:07:17(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#17 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Kế đến tụng 108 biến Lục Tự Đại Minh Chân ngôn


Lục tự đại minh chân ngôn là tâm chú vi diệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài là một vị cổ phật đã đắc quả Phật từ vô lượng kiếp thời quá khứ, nhưng vì hạnh nguyện đại từ, đại bi mà Ngài hoá hiện ra vô lượng, vô biên chân thân ở khắp 10 phương, làm đủ mọi hạnh nguyện đại bi. Ở đây, nói đến Thiền tông cùng Mật tông Ngài đã thị hiện thân tướng chân thần cùng vô lượng pháp môn để đi sâu vào phương pháp Hiển Mật viên thông xin nói qua nội dung chi tiết tu mà Ngài đã chỉ dạy cho chúng ta.

Quán tự tại Bồ tát ngay nơi danh tự của Ngài cũng đã thể hiện nên một pháp tu vô lượng giải thoát. Quán tự tại tức nhìn soi xem cảm nhận chính nơi tâm của mình, nhìn thấy rõ đương thể, cảnh sắc, thọ, tưởng, hành thức. Thấy thân tâm ấy ngay nơi đó tức không. Ngay nơi thân biết thân ấy do duyên hợp, không chấp không bỏ tự tại tới lui tức không. Ngay nơi tâm ấy cũng do nhiều yếu tố chi tiết nội dung khác nhau mà cấu tạo giả hợp điên đảo sai biệt, không chấp không bỏ tự tại tới lui tức không đồng với như lai. Nó đến không có đến, nó lui không có lui, ngay nơi đó quán thấy như vậy tất “ Như” thường thấy biết. Như vậy tất “ Lai” đến lui không chấp không bỏ dừng cũng không. Ngay nơi cái không đó cũng như cho nên gọi “ Quán tự tại”. Cho nên từ ngay nơi đó Bồ tát quán sát tất cả các pháp tự do tự tại, tất cả cái biết đó, công đức nó trải dài rộng hoà nhập cùng chúng sinh, giúp đỡ hoá giải nghiệp lực khiến chúng sinh xa lìa bể khổ. Ngài còn được cái mỹ danh là một bậc Bồ tát có uy lực xem xét và bảo hộ chúng sinh một cách tự tại, nên Ngài được gọi là Quán tự tại Bồ tát.Vị Bồ tát này rất nhiều danh hiệu. Ở đây chỉ lược qua vài danh hiệu của Ngài để chỉ lên pháp tu Hiển Mật viên thông.
Ngài cũng có tến là Quán Thế Âm Bồ tát. Do Ngài có công hạnh tu nhị căn viên thông, tâm của Ngài thông hết 10 phương Thế giới , nghe được tất cả tiếng kêu cứu của muôn loài chúng sinh để kịp thời cứu độ. Công hạnh này được gọi tên là Quán Thế Âm Bồ tát.

Trong kinh Lăng Nghiêm có ghi lại rằng: Về vô số kiếp xa xưa có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Âm Như Lai. Tôi đến trước Đức Phật mà phát tâm Bồ đề rộng lớn. Đức Phật dạy tôi ba pháp Văn – Tư – Tu. Có nghĩa là nghe lởi giảng dạy “Văn”, suy nghĩ “ Tư” kỹ lưỡng về đạo lý và theo đó thực hành “ Tu” để vào tam ma đề, tức là nơi vắng vẻ rốt ráo. Đức Phật khen tôi chứng được pháp môn viên thông, liền ngay trong đại hội thọ ký cho tôi và ban hiệu là Quán thế âm. Vị Bồ tát này có một danh hiệu cũng rất quan trọng trong pháp tu của chúng ta. Ngài vì hành trì pháp quán; Chân quán, Thanh tịnh quán, Quảng đạt trí huệ quán, Bi quán, Từ quán. Những phương pháp quán này của Ngài nếu chúng ta đi vào phương pháp quán này để trì niệm Lục tự đại minh chân ngôn Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, thì chúng ta sẽ chứng ngộ ngay thật tướng của chân ngôn.

Chân quán. Đã chân rồi thì làm sao quán, ngay nơi đó ai quán ai tu, hoàn toàn không có ai tu ngay nơi đó cả. Vì tất cả đều sụp xuống khi quán soi sự vật, vạn pháp đều giả hợp không thật tướng. Ngay nơi tâm đó cũng không chấp nhận, ngã pháp đều không thì không còn dính ta người chúng sinh thọ giả nơi đó, mới gọi là chân quán. Cho nên, nếu tu phép quán này, người hành giả trước nhất phải biết thân tâm, sắc, thọ, tưởnh, hành, thức đều thấy rõ sự giả hợp của nó. Khi thấy như vậy rồi ngay nơi đó đừng chấp dính hay buông bỏ cái gì cả. Như như Úm Ma Ni Pát Mê Hùm. Trong lúc đó biết của mình không nằm trong thân cũng không ngoài thân, luôn biết Úm Ma Ni Pát Mê Hùm mọi nơi trên dưới, xa gần. Cái biết đó càng lúc càng chuyên sâu vào sự vi tế cho đến lúc những hạt biết nhỏ li ti đầy khắp mọi nơi. Sự niệm biết Úm Ma Ni Pát Mê Hùm nó cô đọng lại ngay nơi những hạt đó, làm cho những hạt đó mỗt mỗi đều phát ánh sáng đủ màu. Ngay nơi đây cái công năng đó, cái “biết nghe” nhĩ căn viên thông của Đức Quán Thế Âm Bồ tát, Ngài đang thể hiện hạnh nguyện đại từ, đại bi bằng tâm chú Úm Ma Ni Pát Mê Hùm đó để dẫn ta vào định. Khi những hạt đó phát ra ánh sáng đầy khắp mọi nơi, một niệm của hành giả thành rất nhiều niệm, khiến cho hành giả vào sự thanh tịnh ( Thanh tịnh quán), vô lượng rất nhiều những hạt đủ màu đó phát quang. Sự phát quang ánh sáng đó là Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, trong sự kiện đó mà chúng ta nghe biết những hạt nguyên tử sắc màu đó đầy đủ Úm Ma Ni Pát Mê Hùm là trí huệ, sự biết sáng suốt rõ ràng đầy khắp mọi nơi là Quảng đại trí tuệ quán.

Sự tu quán đó đầy khắp mọi nơi mọi chốn để thể hiện công năng Mật chú Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, tức công năng tâm đại từ đại bi của đức Quán Thế Âm Bồ tát. Đó là phép quán đại từ đại bi.Chúng ta tu Úm Ma Ni Pát Mê Hùm được như vậy, tức là đồng được tâm lực, bản nguyện đại từ đại bi, trí huệ sáng suốt rộng lớn thanh tịnh của đức Quán âm Bồ tát.

Thuở quá khứ xa xưa, ngay nơi thời đức Phật Quan âm ra đời, đức Ngài cũng đã từng tu pháp Chân quán thanh tịnh quán, Quảng đại trí tuệ quán, Bi quán, Từ quán mà thể hiện rõ ánh sáng thanh tịnh vô cấu nhiễm tức là ánh sáng trí huệ, hay phá tất cả sự u ám phiền não đau khổ vô minh mà hàng phục được bản tâm. Từ được thành tựu trí huệ đó, trí quang minh đó mà soi khắp các cõi để cứu khổ cho chúng sinh muôn loài. Đó là diệu dụng lợi tha. Cho nên Ngài được gọi là Quang âm Như lai, Quan âm Bồ tát. Quang là ánh sáng – Âm là âm thanh, tiếng. Do công hạnh trên mà Ngài Quán âm thanh, tầm thanh cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.

Công hạnh tâm hạnh của Ngài là như thế không thể nghĩ bàn. Cho nên tâm chú của Ngài Úm Ma Ni Pát Mê Hùm rất vi diệu, cao tột. Cho nên kinh nói: Nếu người tụng chú này, ngay nơi đó có vô lượng chư Phật, Bồ tát, Thiên long Bát bộ nhóm hội, đầy đủ vô lượng tam muội pháp môn, và nếu tụng trì thì 7 đời dòng họ được giải thoát, các trùng trong bụng sẽ được Bồ tát vị. Khi chúng ta quán soi nghe thấy từng hạt ánh sáng li ti xoay chuyển niệm thể hiện lên Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, thì những hạt đó ở khắp mọi nơi cùng khắp trên dưới 10 phương, nghe thấy như vậy thì tất cả chúng sanh cũng được lợi ích cả. Cho nên nói trùng trong bụng cũng đạt Bồ tát vị là vậy. Tất cả những hạt đó có vô lượng hạt, thì mỗi cái biết ấy ở chính ngay những hạt đó thể hiện Úm Ma Ni Pát Mê Hùm. Thể hiện như vậy, nhưng không có hình danh sắc tướng gì cả. Vì tất cả đều đồng ngay nơi cái biết. Như vậy cái biết đó là tâm dụng của chư Phật, chư Bồ tát. Cho nên có vô lượng chư Phật, chư Bồ tát. Ngay đây với chi tiết này, xin mượn tạm những ngôn ngữ để giảng giải, mà mượn ngôn ngữ, thì cũng chỉ ở một phần nào đó. Khi người hành giả chân thật biết ngay đó ( Quán chân thật).

Kinh nói: Hàng ngày người trì niệm Lục tự đại minh chân ngôn được đầy đủ công đức, sáu pháp Ba la mật. Ở đây, nếu người hành giả sơ cơ mới bước vào sự tu học, trì niệm cứ một mạch bỏ tất cả xuống tức đừng chấp dính vào một loại ý thức, trí thức, một pháp môn nào cả, chuyên tâm trì niệm Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, tai người đó nghe từng âm thanh rõ, lần lượt nghe được phía trước có tiếng niệm Úm Ma Ni Pát Mê Hùm, phía sau nhẫn đến tren dưới, trái phải đều nghe Úm Ma Ni Pát Mê Hùm. Trì niệm nghe như vậy người hành giả không có ý giữ giới, nhưng hàng ngày trì niệm nghe như vậy cho đến ngay nơi thân tâm mình cũng không có nhớ nghĩ. Vì tiếng niệm khắp mọi nơi, nơi nào cũng có cái biết lần lượt niệm xấu, niệm thiện đến đều nghe Úm Ma Ni Pát Mê Hùm. Niệm nghe biết như vậy, thì thân tâm không còn nữa, thì không giữ giới cũng như giữ giới. Tức sự giữ giới rộng lớn, trì giới Ba la mật. Trì niệm nghe như vậy cùng khắp không dính nơi đâu, thì không còn thọ cảm, tưởng. Chỉ ngay nơi đó còn có sự liên tục nổi lên do cái dụng của hành thức. Như vậy không có nơi đến, không có lui, không có ở giữa thì đâu chờ, đâu đợi, được mất. Thì ngay nơi đó là sự nhẫn nhục rộng lớn Ba la mật. Tất cả những hạt niệm đầy khắp mọi nơi không dinh mắc, dừng trụ ở một nơi nào cả, thì thiền định Ba la mật, sự tỉnh giác thanh tịnh đầy khắp, không vướng mắc. Cứ niệm trì nghe thấy như vậy, mà không có người, ngã để thọ nhận sự niệm trì đó, thì tinh tấn rộng lớn Ba la mật. Cho nên nói trì Lục tự đại minh hàng ngày được 6 Ba la mật là vậy.

Khi người hành giả trở về cái chân đó, thì tất cả nguồn pháp đều nằm ngay nơi ấy. Cho nên biện tài lý luận tuỳ cơ duyên mà thể hiện không ngăn ngại. Người hành giả chuyên trì niệm hàng ngày, hàng giờ thì khẩu nghiệp đều thanh tịnh, thì ngay nơi thân thể người đó cũng sẽ thanh tịnh. Hơi thở ra cũng mang đầy uy lực đại từ đại bi của đức Quán thế âm. Cảm xúc, ý niệm suy nghĩ về người, vật cũng thể hiện nên uy lực niệm, màu nhiệm của Lục tự tâm chú Đức Quán thế âm. Tất cả các pháp đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực nhiệm màu linh diệu đều nằm trong tâm chú Lục tự đại minh chân ngôn.

Lâu nay tất cả giáo pháp, phương pháp tu Mật của Nepal, Tây tạng, Ấn độ đều phải qua hành pháp Lục tự đại minh chân ngôn, là chính.

Lục tự đại minh chân ngôn có đầy đủ uy lực vi diệu đưa con người đến bờ giải thoát. Mong rằng quí đạo tâm nên tỉnh giác hướng tu Lục tự đại minh để được những hành phúc cho bản thân gia đình, cũng là cho chúng sinh. Lục tự đại minh chân ngôn năng lực huyền diệu, dùng sự trì niệm tu học đó để gặt hái xây dựng hạnh phúc, sức khoẻ, sự nghiệp tài lộc đều được kết quả tốt đẹp




ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:09:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#18 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
"Khi nói xong Lục Tự Ðại Minh này, có Thất Thập Thất Cu Chi Phật đồng thời xuất hiện và đồng thanh nói “CHUẨN ÐỀ CHÚ”. Vậy, nên biết Lục Tự Ðại Minh cùng Chuẩn Ðề Chơn ngôn lần lượt nương vào nhau. (Rộng như Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương kinh nói.) Nhiên hậu kiết ấn Chuẩn Ðề tại Tim.

Chuẩn Ðề Chơn ngôn cùng Nhứt tự luân chú, một thời đồng tụng 108 biến xong rồi xả ấn trên đỉnh đầu. (Hoặc không muốn tụng Ðại Luân Chú, chỉ trì Chuẩn Ðề Chơn ngôn cũng được.)



Ngay nơi đoạn kinh văn này nói lên công đức công năng của Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mật chú này chỉ có chín chữ, chín âm thôi. Nhưng rất vi diệu, năng lực vô biên.
Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni kinh nói rằng: “ Nếu có Bồ tát tại gia hay xuất gia tu hạnh chân ngôn tụng trì Đà la ni này mãn 90 vạn biến, thì 10 tội ác, 4 tội nặng, 5 tội vô gián đã gây tạo ra trong vô lượng kiếp thảy đều tiêu diệt, nơi sinh ra thường gặp chư Phật, Bồ tát, tái bảo dư dã thường được xuất gia.

Nếu là Bồ tát tại gia trí trì giới hạnh bền chắc chẳng thoái lui, tụng Đà la ni này sinh vào cõi trời hoặc ở nhân gian thường làm Quốc vương, chẳng bị đoạ vào các nẻo ác gần gũi Thánh hiền, chư Thiên yêu kính ủng hộ gia trì, nếu kinh doanh các việc ở đời thì không có tai hoạnh, nghi dung đoan chính, lời nói oai vệ, tâm không lo lắng buồn phiền.

Nếu là Bồ tát xuất gia giữ gìn đầy đủ các giới cấm 3 thời tụng niệm, y theo giáo pháp tu hành. Đời này mong cầu tất địa xuất thế gian thì định, tuệ hiện tiền chứng Ba la mật tròn đầy, mau chóng chứng vô thượng chánh đẳng Bồ đề”.

Phương pháp tu học theo Phật chú Chuẩn đề rất đơn giản, nhưng đầy hiệu nghiệm. Mọi tầng lớp trong xã hội đều tu học được. Đức Phật bảo rằng : “ Nếu có những chúng sanh còn trong vòng ngũ dục trì tụng pháp của ta vẫn thành tựu”. Cho nên Mật chú Chuẩn đề rất phù hợp trong đời sống. Đàn pháp chỉ có 1 Kính đàn, kính đàn này có đầy đủ công năng như một đàn pháp Mạn đà la. Khi người hành giả thường trì niệm sẽ thấy sự vi diệu của Kính đàn thật linh nghiệm. Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề cùng chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh chúng, chư Thiên thường thể hiện chỉ dạy mọi điều giúp cho người hành giả tu học. Pháp tu Mật chú Chuẩn đề rất vi diệu, nhưng tại vì người hành giả trì niệm hành trì chưa đúng mức số biến quá ít. Mỗi người hành giả nên trì niệm ít nhất là 1080 biến. Hành trì số biến qui định như vậy trở lên, quí vị sẽ thực chứng thấy được điều huyền diệu trong Mật chú Chuẩn đề. Khi tu Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nên tu kết hợp với Lục Tự Đại Minh chân ngôn Úm Ma Ni Pát Mê Hum. Vì trong Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà la ni kinh ghi chép rằng: “ Đức Phật vì thương xót chúng sinh kém phước, nhiều nghiệp ác ở đời vị lai liền nhập vào Chuẩn đề Tam ma địa nói Đà la ni mà Thất Câu Chi ( 7 trăm triệu) Phật đời quá khứ đã nói trong quyển 4 “ Phật thuyết Đại thừa trang nghiêm Bảo vương kinh” nói do đó mà đức Thế Tôn tuyên nói Lục Tự Đại Minh chú có 77 Câu Chi Như Lai cùng đến tuyên nói Đà la ni này. Trong kinh cũng nói: “ Ngay sau đó có 77 Câu Chi Như Lại Ứng chính đẳng giác đều đến tập hội, các Chư Như Lai ấy đều nói Đà la ni này. Vì nhân duyên trên, nên khi chúng ta tu trì Mật chú Chuẩn đề đều phải trì niệm Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Hai Mật chú này liên kết với nhau.

Trong một cuộc đời, nếu chúng ta gặp được tu trì theo Mật chú Chuẩn đề là một điều thật có phước báu, nhiều đời nhiều kiếp ta đã tạo công đức vô lượng. Đức Phật bảo rằng: “ Có những chúng sinh trong vô lượng kiếp chưa nghe được âm thanh của Mật chú”. Âm thanh mà chưa nghe được chứ nói chi đến thọ trì đọc tụng tu hành. Ý niệm đó cho ta thấy rằng, ngay đây trong giờ phút hiện tại này chúng ta đã được thọ nhận tu học, và ngay trong buổi quán đảnh điểm đạo đó, mỗi hành giả chúng ta đều được thấy ấn chứng rõ rệt, đều được chư vị Hộ pháp tác động vào bằng nhiều hình thức khác nhau. Có lúc thì cảm thấy có lực đẩy phía sau rõ ràng thực tế hoặc thấy cơ thể chuyển động do lực tác động đến tâm thức chuyến biến khí huyết thần kinh khiến cơ thể chuyển động, múa quyền hay những loại động tác khác... Người thì thấy linh ảnh Phật, Bồ tát, Hộ pháp, rất nhiều chi tiết xảy ra khi thọ nhận Mật chú Chuẩn đề, những chi tiết đó được thể hiện ra để chứng minh rằng trong cuộc sống hiện tại của mình xung quanh trong ngoài thiên biến vạn hoá. Nhưng mỗi điều sai biệt nhau ở ngay Phật tánh chân tâm, phật tánh chân tâm đó ở mỗi cá nhân chúng sinh đều có sẵn không sai biệt. Cho nên đức Phật bảo rằng: “ Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, ai cũng có thể thành phật, chỉ do tại nơi sự tỉnh ngộ, tỉnh giác biết ngay nơi mình có Phật tánh ấy mà từ đó hướng theo lời dạy của chư Phật mà tu trì, thì sẽ đạt thành sở nguyện của mình. Mật chú Chuẩn đề còn gọi là Phật Mẫu Chuẩn đề chân chú. Ngay nơi cái tâm chú đó đã thể hiện lên hình thành vô số vô biên Đức Phật, quả vị của Phật mà từ một chúng sinh thọ trì tu học đạt thành Phật. Một chuyện khó, lớn như vậy mà đạt thành thì những chuyện hạnh phúc, cứu khổ, danh vọng, tiền tài, sự nghiệp, trí huệ, sức khoẻ...Những cái đó đối với Mật chú Chuẩn đề thì quá ư là bình thường. Ngay nơi bản thân của tôi ngày xưa bệnh tật đau khổ, nghèo đói. Có lẽ là nghèo nhất tỉnh, nhưng đến với Mật chú Chuẩn đề ngay tại hôm nay sức khoẻ cũng tốt, tiền tại danh vọng cũng đủ để tiếp nối cuộc sông này, gia đình cũng đầy sự hạnh phúc. Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn sau khi nhận tu trì theo Mật chú Chuẩn đề, nó thay đổi khi tôi trì niệm vào mắc tre khô. Nó đã chết khô rồi, nhưng khi tôi gia trì Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vào, thì một sức sống thần kỳ. nó đã cải tạo sự chết ấy thành sự sống trở thành một bụi tre. Nói thật, khi tác pháp tác động voà mắt tre đó, lòng tôi cũng chưa mấy gì tin lắm, nhưng với thân thể bệnh tật, người tôi sắp chết, tôi mới nguyện rằng: Nếu như lời kinh đức Phật nói thần chú này gia trì vào cây khô cũng sinh hoa trái sống lại, thì suốt cuộc đời này bao giờ cũng thọ trì và hoằng hoá Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm và trong vô lượng kiếp nữa lời nguyện ấy đã đem lại sự thật bụi tre đã thành hình và tôi đã trao, chia sẻ Mật chú Chuẩn đề cho rất nhiều người, những người thọ nhận cũng đã đem lại rất nhiều lợi ích cho họ.

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:10:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#19 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
Mật chú Chuẩn đề đem lại trí tuệ công năng vi diệu đưa chúng sinh đến quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Bồ đề tâm ở thế gian hiện tại, luôn đem đến hạnh phúc cho chúng sinh. Cho nên người trì chú hành giả phải kính tin chuyên sâu vào việc hành trì. Mỗi lần, mỗi ngày phải cố tâm hành trì từ 1080 biến lần trở lên. Vì cũng như người đi làm ăn mua bán, hàng ngày làm được 100 ngàn đồng. 100 ngàn đồng này để nuôi sống cho gia đình chưa đủ ăn, thì tiền đâu mua sắm giao thiệp mọi cái. Hàng ngày chúng ta tụng trì vài chục lần hoặc 100 lần đòi được thành quả vị này, quả vị kia thì chuyện đó không bao giờ có. Mà nếu không kiên nhẫn với tâm niệm suy nghĩ ước ao như vậy thì càng ngày sẽ sanh những cảnh giới, quả vị ảo vọng tưởng để đáp ứng cho nhu cầu tham muốn của mình. Nếu là ảo tưởng vọng tưởng thì chỉ một chốc thôi, thời gian ngắn nó sẽ sụp đổ như sương buổi sớm, như bóng câu qua cửa sổ. Sụp đổ ảo tưởng như vậy, thì chỉ đem đến sự đau khổ trầm lân thôi. Nếu chúng ta tu như vậy thì cứu cánh của nó sẽ dẫn đến sự khổ. Nó hoàn toàn đối nghịch với thực tại tu hóc của một người hành giả. Người hành giả chuyên tu kính tin vào Tam bảo, kính tin nơi tâm chú của Chư Phật, thì họ luôn luôn an nhẫn trì niệm trong đi đứng nằm ngồi, coi Mật chú là một món ăn tinh thần. Món ăn bồi bổ cho thể xác, một vị thuốc bổ không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Cho đến một lúc nào đó hoàn toàn họ không còn khởi lên sự ẩn nhẫn cam chịu, sự khó khăn trong hành trì nữa. Mà ở xung quanh họ tiếng nói, tiếng động, chim hót, hoa nở, nụ cười, màu sắc tất cả, tất cả đều nói lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Vạn vật, mỗi chúng sinh đều có phật tánh cả. Thì mỗi chúng sanh ai cũng có, cũng thể hiện được Mật chú Chuẩn đề. Đó là một điều thật sự chân thật. Vì nếu chúng ta sống tĩnh tâm tỉnh giác trong cuộc sống, thì có một lúc nào đó trong cuộc sống của mình trên mọi khía cạnh tâm sinh lý, sự lý sẽ bắt gặp đoá hoa đang nở, đang vui, ngọn núi cánh rừng đang vươn lên nói lên sự hùng vĩ, biển cả đang thì thầm, đang làm thơ, đang hát, rồi nó cũng đang giận dữ, rồi thấy cảnh này vui, cảnh này buồn, con vật, món đồ này đem đến cho ta sự vui buồn đau khổ. Chúng nó đang nói đó, phía trước chúng ta hết sức là vui, sự vui thật là trọn vẹn. Khi chúng ta thấy được cảm nhận được những sự kiện tình tiết, những loại ngôn ngữ, ngôn từ đó. Mà khi chúng ta biết như vậy, thì sự vật và ta những chủng loại đó có khác với ta không? Nó có trong ta không? Câu hỏi này để cho mọi người chúng ta sẽ trả lời nó trong chính tự tâm của mình. Vạn vật duy tâm, vạn pháp duy thức đều ở ngay tâm ấy. Tâm chú đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, vì những âm thanh, những ngôn ngữ từ những hình sắc này, nó cũng đều nằm trong tâm cả. Tâm đức Phật, phật tánh, tâm của chúng sinh, phật tánh của chúng sinh không sai khác. Ngoài tâm bỏ tâm ấy không tìm Phật ở đâu cả. Cho nên chúng ta tu trì phải nhìn thấy, biết chúng ta đang có tự tâm thanh tịnh đó, lấy cái tâm đó tu học. Toàn bộ những chi tiết trên giúp chúng ta thấy được Hiển giáo viên thông rồi, thì ngay trong sự tu học của mình phải kết hợp Hiển Mật để tìm về cứu cánh giải thoát.

Đi vào sự Mật hành, thì mỗi người hành giả luôn luôn lúc nào cũng phải thể hiện được tam mật gia trì. Nghĩa là miệng chúng ta đọc thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm ( khẩu mật), tay ta kiết ấn ( thân mật), ý ta quán tưởng chín chữ phạn hoặc linh phù ( ý mật). Có như vậy, thì thân, khẩu, ý chúng ta mới dần dần thanh tịnh. Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề ngay đây, họ hành trì như vậy sẽ giữ được giới luật. Mặc dù ngay nơi khi họ được quán đảnh, người Thầy chưa truyền giới cho họ, miệng chúng ta thường xuyên niệm chú, cho đến lúc tâm niệm, sự niệm này nó được thể hiện từ trong sâu thẳm ý niệm đó nó tự nổi lên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi tâm niệm đó người hành giả chỉ cần thanh thản nhẹ nhàng khởi tác ý thì tâm thức ấy liền hình thành sự biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Và cũng có lúc người hành giả không tác ý thì tâm niệm ấy vẫn nổi lên ( Vô công dụng đạo). Cái biết ngay đó liền biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả niệm như vậy, thì khẩu nghiệp sẽ thanh tịnh, nói dối, nói thêu dệt, nói 2 lời độc hại đến người sẽ không có nơi đó. Người hành giả liền giữ ngay được giới tâm giới khẩu nghiệp. Khi tâm niệm đã khởi lên, từ trong đáy lòng sâu thẳm thì tay liền chuyển động kết ấn, kiết rất nhiều ấn khác nhau, bàn tay cứ xoay chuyển động liên tục “ Kiết liên hoa ấn). Khi tay và tâm niệm hợp nhất như vậy, thì người hành giả không còn muốn trộm cướp, sát sanh, hại vật, hại người, hoặc động dụng đánh đập người vật. Sẽ giữ được tội sát sanh, trộm cắp và khi người hành trì người hành giả ý duyên theo âm thanh của câu chú, ý biết câu chú thì ý sẽ thanh tịnh, đã thanh tịnh thì không còn tà đạo, tà dâm tư tưởng không loạn động, ý niệm không mâu thuẫn hai người vật.

Người hành giả thực hiện Tam mật gia trì như vậy, thì sẽ giữ được giới như thế, tâm an thanh tịnh tức được định lực, mà đã định tĩnh trong từng thời, từng lúc thì sẽ nhìn thấy động dụng điên đảo chuyển xoay của tâm thức, của vạn pháp. Tức là ngay nơi đó sẽ đạt được huệ tâm. Chỉ có 9 chữ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn đề Ta Bà Ha. ( Bộ lâm) nhưng sẽ đưa con người chúng ta đến sự an lạc giải thoát từ thân đến tâm.

Khi tu chúng ta thực hiện Nghi quĩ hành trì Mật chú Chuẩn đề theo từng thứ tự chi tiết trong những nghi quĩ sau đây – ( Mặc dù thực hiện nghi quĩ nhưng trong hoàn cảnh tu của hành giả có những duyên pháp tuỳ theo từng người, chúng ta có thể giảm bớt những chi tiết cô đọng lại, gọn hơn cũng được. Vì nghi quĩ có những chi tiết nội dung cho người tu mà công việc bận rộn nhiều, hoặc Nghi quĩ cho người có đầy đủ thời gian thoải mái không hạn chế bởi công việc. Chúng ta có thể lựa chọn, nhưng cốt lõi của nó phải thực hiện theo Tam mật gia trì như trên).

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM.

Sửa bởi quản trị viên 14/07/2014 lúc 03:10:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 14-07-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 15-06-2020(UTC) ngày
phaolon  
#20 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
phaolon

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
NAM MÔ THẤT CU CHI PHẬT MẪU CHUẪN ĐỀ
ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA BỘ LÂM

cảm ơn bài pháp của thầy hoan hỉ hoan hỉ
nammo công đức lâm bồ tát ma ha tát
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.