Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Rửa bát cũng cần phải tu học Nói đến tu học là nói đến những nghi thức thọ trì, đọc tụng theo một khuân mẫu nào đó từ giới điều của giáo hội, từ nhà chùa, hay từ một vị Thầy nào đó. Hầu như lý thuyết này ai cũng biết ai cũng thuộc nằm lòng, thậm chí nhiều khi nhiều người Phật tử, hành giả tự thấy mình hay, mình giỏi vì mình đã thực hiện được đúng những giáo điều từ những vị Thầy đưa ra. Hoặc cho rằng tu học là những hình thức, nghi thức, những chân ngôn, những bí mật , một điều gì đó rất cao siêu , thần thông chứ không bình thường tầm thường ngay trong đời sống. Chính vì thế rất nhiều người phật tử, hành giả mới biết chút ít gì đó về Thiền tông, về mật tông, về tịnh tông , hay chút ít gì đó gọi là ấn chứng trong tu học là thể hiện ngay ra những điều đó với mọi người để tự hào với chính mình, vỗ về cho chính mình ra dáng tôi đang là người tu về những điều siêu việt, khác thường, giáo lý của Đức Phật. Họ tự tô vẽ chính mình thành những trò hề mà không hề hay biết.
Nói đâu chi xa xôi, tôi đây cũng từng mang những tâm ý như vậy để đến với sự tu học. Vì khi chập chững mới bước chân vào con đường tu học tôi như một tờ giấy trắng, gặp đọc, nghe, nhìn thấy những chuyện tầm phào thấy người ta tung hô thì tự cho rằng đó là những chuyện hay, người giỏi. Nghe những điều này điều kia từ những vị Thầy đưa ra bảo rằng tất cả sự sống của mình phước duyên đều do bề trên ban cho, bề trên vui thì mình hưởng lộc, bề trên giận thì mình chịu phạt. Sự sống vạn vật trên thế gian, từ người, đến thóc, lúa, gạo do một thế lực siêu nhiên tạo ra. Lúc đó dù chưa hiểu chưa biết gì , nhưng thấy có cả những đám đông, phong trào rất nhiều các thành phần tung hô, hô hào quỳ lạy cho những điều đó là hay là đúng, thì mình cũng theo trường phái đám đông cũng hô hào cho khí thế, theo cho đúng với tâm lý bày đàn. Nhưng sau này thật phước duyên tôi được đọc những giáo lý của Thầy Thanh Từ, Thầy Nhất Hạnh, những bài pháp thoại của ngài Kamapa 17, nhất là Thầy tôi cư sĩ Thanh Hùng …. nói về lý giải thoát của Đức Phật. Thấy những tư tưởng giải thoát, không chịu phụ thuộc, lệ thuộc vào ai. Phước duyên do chính mình kiến tạo, chứ không phải do một thế lưc nào kiến tạo ra mình. Những tư tưởng này nó đi ngược lại với những sự ràng buộc mà hệ phái khác đưa vào những tư tưởng non nớt của người hành giả, phật tử mà không hề hay biết. Tôi là con chim non chưa đủ lông cánh để bay, nhưng rất may tôi đã được gặp sớm những luồng tư tưởng đó để đưa tôi trở lại sự quán sát thấy rõ chân tướng của tà kiến mà quay về con đường chân chánh, không bị lầm đường cho sự tu học của mình. Tôi ham cầu đạo cầu sự tu học, nhưng nếu gặp Thầy tà, bạn không tốt thì tôi có tu kiểu gì, tu như thế nào, thì những phương pháp đó không đưa tôi đi tới đâu, tôi muôn kiếp cũng không thoát được cái vòng kim cô ma quái của luân hồi sinh tử, của ma Vương giăng bẫy đưa đệ tử mình vào phật pháp để phá hoại giáo lý của Ngài .
Nói riêng chỉ ngay như tu học trì niệm thần chú Chuẩn đề này chúng tôi đều nghĩ rằng, hàng ngày trì niệm đọc tụng thực hiện theo nghi thức của Thầy đưa ra là đang thực hiện tu học rồi. Như ngồi thiền, quan sát hơi thở ra vào, kết hợp trì niệm , rồi quán tưởng theo phương pháp của Thầy, đi đứng nằm ngồi đều nhớ nghĩ đến thần chú. Nếu thực hiện được như lời thầy nói là đang tu, đang thể hiện đúng là người tu. Nên hành giả nào cũng giáng thực hiện đúng như những lời Thầy nói. Nhưng sau đó Thầy dội những gáo nước lạnh vào tâm thức chúng tôi mà bảo rằng. Các em đang thực hiện những phương cách đi ngược lại những gì tôi nói, đi ngược lại những điều tôi chỉ dạy. các em đâu có tu học gì, các em đang dùng những hình thức đó để tính toán cho mình và khoe bản thân mình với thiên hạ.
Chúng tôi ai nấy đều ngỡ ngàng. Chúng tôi đều cố gắng thực hiện theo như lời Thầy hướng dẫn . Giờ thầy nói chúng tôi tu học không đúng là sao?
Hoang mang, tôi hoang mang. Như vậy thế nào mới là tu. Lời thầy nói là như thế, nhưng ý thầy không phải thế. Tôi ngu muội chưa lãnh hội được thâm ý của Thầy. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tỉnh biết trong sự sống, trong từng giác niệm. Nhìn lại tôi chưa tỉnh biết được giác niệm sống của mình. Đúng rồi. Tôi đang cố lấy hình ảnh của Thầy, lấy lời thầy, lấy câu chú thầy trao truyền để vận vào mình như một cái máy, mà không phải tự mình thọ nhận những điều đó. Vậy rõ ràng tôi như cái máy được cài đặt hệ thống ý thức tự đưa ra, đạo diễn cho mình giống với ai đó, mong mình giống với ai đó mà không thực sự đi vào tâm thức của mình mà đào xới nó lên cho lộ cái gốc dễ. rõ ràng tôi thực hiện sai ý dạy của Thầy, Thầy mắng chúng tôi ngu dại là đúng.
Với chỉ là một ý niệm nhỏ này mà chúng tôi thực hiện chưa thuần thục, thì sự sống của tôi có vô vàn những ý niệm khác làm sao tỉnh biết được để mà hóa giải nó. Ôi sự tu muôn vàn khó khăn. Thầy từng nói tôi. Em tu học kiểu như vậy thì cả đời cũng chưa biết đạo là gì, chứ đừng nói bước chân vào cửa đạo? Tôi lại tiếp tục ngỡ ngàng, hoang mang?
Hôm tôi rửa bát xong. Thầy hỏi tôi tâm ý em làm sao mà rửa bát không tỉnh thức? Tôi nói: Em có suy nghĩ gì đâu, em rửa bát em vẫn trì niệm mà.
Nếu em tỉnh thức được ngay chỗ đó, tức là rửa bát biết mình đang rửa bát, vặn nước biết mình đang vặn nước, đặt bát xuống biết mình đang đặt bát xuống, thì những âm thanh loảng xoảng của bát đũa va vào nhau không thể to lên vang nhà được như thế. Em đừng nghĩ tu học là những gì cao siêu. Em sống ngay trong đời sống hàng ngày làm được những điều như vậy thì mới là tu học, mới nói lên được sự tu học của mình, và em cũng đừng nghĩ đó là những điều nhỏ nhặt. Để hình thành được tập nghiệp sâu dày tức nó đã được huân tập từ những điều như thế. Ví như: từ ngay cái việc tưởng chừng như vô hại, vô minh đó là em cầm con dao quơ tay chém phạt những nhánh cây, ngọn cỏ ven đường, thì sau này em đủ máu lạnh để cầm dao giết chết một con vật, thậm chí giết người. Ở đây không có gì là nhỏ không có gì là lớn. Phải tỉnh biết thì đời sống của em không bao giờ khổ, đi đâu cũng sống được, đầy tự tại an lạc, làm việc gì cũng không sợ nhân quả.
Những bài học của Thầy cư sĩ Thanh Hùng tôi không thể ngờ được, nó không phải là những điều nằm trong sách vở khuôn mẫu, sáo rỗng, thầy quyền xảo chỉ thẳng vào cái tâm tham, tâm sân, tâm si… cái hướng ngoại tìm cầu của thế gian mà đốn cho đệ tử mất giấc. Sự chỉ dạy của Thầy nó khác với nhiều hệ thống khác. Thầy không xây cho mình một khuân mẫu nào. Thành các lâu đài, của cải, châu báu, một ông Thầy uy nghi, quần áo đẹp thời thượng, thầy không xây cho mình một khuôn mẫu là Thánh hay phàm, dù Thầy có khả năng làm được như vậy . Thầy chỉ là những sự hiện hữu, ẩn tàng của cao thượng nhất và tầm thường nhất. Cho dù ở bất cứ chỗ nào cũng tự tại, an nhiên. Không sợ nhân quả.
cuiyang07 Mật tông hiệu : Liên Hoa Pháp HỷSửa bởi người viết 12/03/2017 lúc 11:10:54(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
9 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|