Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 21/09/2017 lúc 11:28:14(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

UserPostedImage



Ý niệm mật chú





Trong bất cứ phương pháp tu học nào, như Mật tông, Thiền tông, Tịnh tông, Pháp hoa …vv. Người hành giả cũng phải có ý niệm quán sát thân tâm của mình, phải biết sự kết hợp của những chi tiết hình thành nên thân tướng, rồi cũng phải biết những nội dung chi tiết cùng các pháp kết hợp nên những dòng tư tưởng ( tâm hành) trong thân tâm của mình. Những dòng sông mang những hình ảnh âm thầm từ thô đến tế luôn ẩn hiện nơi cái biết của mình. Những dòng sông thọ cảm ( cảm giác), những sự ma sát nóng lạnh, cảm thọ thương ghét, giận hờn si mê từ thô đến tế. Rồi cũng phải biết dòng sông ý thức của mình, những cái biết sự biết, hay biết, cảm thọ biết, ma sát biết, vô ký biết …. Rất nhiều cái biết trong ý thức cùng trong vô thức . Vì tất cả đều nằm trên cái thức biến, phải biết từ thô đến tế.

Ở đây nói người hành giả biết từ thô đến tế là chỉ nói vậy thôi chứ thực tế nơi bản thân của từng cá nhân con người phải hết sức nhiệt tâm, cố tâm quan sát để biết theo từng trình độ tư tưởng. từng tự nghiệp, cộng nghiệp phước báo của từng người.

Qua nhiều bài viết tôi cũng đã từng nói qua những phương pháp quán thân bất tịnh. Đôi khi tôi cũng muốn nói nhiều về những chi tiết nội dung bất tịnh như trên, nhưng tôi thấy chúng ta có nói nhiều đi nữa, nói mãi đôi khi tự bản thân mình cũng thấy không thoải mái mấy trong đó, vì tất cả mọi cái, vạn pháp đều không, vô ngã, vô thường. Như Đức Phật đã nói: Tất cả những hiện tướng thối rữa, thơm tho, thiện ác ở hai mặt này chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng của Đức Phật thôi. Thối hôi nó cũng là sự phối hợp , kết hợp của những nguyên tố phân tử đất, nước, gió, lửa, hư không, thời gian, thức mà tạo thành chúng, không có một tướng nhất định nào cả, chúng luôn luôn chuyển hóa với nhau ( Vô thường – sự kết hợp, hợp thể, chia chẽ với nhau, ma sát với nhau không có một tự thể nào nhất định cả. Cho nên gọi là “ không” chúng không có thực thể nhất định. Cho nên không có ngã là vô ngã. Qua cái nhìn như vậy mà chúng ta ý niệm về , đó cũng là không phải vì tất cả chúng ta còn “ ý niệm” nơi đó. Khi chúng ta đang nhìn thấy phía trước tự nhiên xoay qua phải. Khi xoay qua phải thấy tướng không đó hoặc thấy hình ảnh âm thanh bên phải đó trong giờ phút đó là “ ý niệm” – Ý niệm đó cũng là ngã. Cho nên khi chúng ta nói, suy tư … đều là ngã cả. Cái ngã đó là một sự tổng hợp sắc, thọ, tưởng, hành thức. Ngã = sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong cái ngã đó có năm cái trên gọi là ngũ ấm. Trong từng cái, từng ấm một đều có 5, có đủ 5 ấm .

Ngã = ngũ ấm = sắc, thọ, tưởng, hành, thức

1: Sắc = có đủ : thọ, tưởng hành, thức = ngã = ngũ ấm

2: Thọ = có đủ : thọ, tưởng hành, thức = ngã = ngũ ấm

3: Tưởng = có đủ : thọ, tưởng hành, thức = ngã = ngũ ấm

4: Hành = có đủ : thọ, tưởng hành, thức = ngã = ngũ ấm

5: Thức = có đủ : thọ, tưởng hành, thức = ngã = ngũ ấm


Chúng ta nhìn chung quán sát qua sẽ thấy từng ý niệm cảm thọ, từng cái biết …..đều là ngã là ngũ ấm cả.

Trong cuộc sống hàng ngày ý thức hay vô thức cũng đều là ngã. Trong vô thức cái không gian tối sáng, cái trơ đi của sự không suy nghĩ được, cái nặng, cái nằng nặng nhè nhẹ trơn rít chúng cũng đều là sắc, thọ, tưởng, hành thức cả không thoát ly ra được ngũ ấm. Nhìn như vậy, quán sát như vậy để chúng ta khi hạ thủ công phu có cái thấy của sự toàn diện. Cũng như ở đâu cũng có sự vận động, động chuyển, rung động và ở đâu cũng có sự tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng cái động chuyển đó ở đâu ra, từ đâu chúng hình thành, rồi từ đâu mà chúng ẩn tàng. Nếu ngay nơi đó chúng ta thấy biết như vậy là chúng ta cũng là ngũ ấm cả, là thức, là số luận, là nhất thiết hữu bộ, là kinh bộ luận. Ngay nơi đó phải ưng vô sở trụ như như, không có một vết nào, cũng không có không vết nào. Vì tất cả đã hiện thực có sẵn bao giờ. Nếu đã có sẵn thì cũng chưa một lần hiện thực, chưa có sự đến, không đến sẽ không đi, và cũng chưa một lần sanh, thì cũng chưa một lần diệt, diệt sanh, có không, chẳng có chẳng không, chẳng không không, chẳng có có…Đức Phật Thích Ca và 10 phương ba đời chư Phật cũng y như vậy. Cho nên ngay Phật không có tà, không có chánh, không có hình tướng, cũng không vô ngã. Vì nếu có nơi ấy, tất có tướng sẽ bị sanh trụ dị hoại diệt. Phật không ở nơi ấy, cho nên là Kim Cang , tạm mượn để chỉ chứ thật ra Phật trí không có diệt được, không sanh được…cho nên gọi là Chánh Trí thoát tự bản chất, tinh chất, tinh nguyên của nó đã không có nhị nguyên nơi ấy.

Lý luận trên nền tảng ngôn ngữ, thọ cảm, ý thức tâm thức đều không đến nơi ấy, nói như vậy nếu có người hỏi. Vậy thì sao? Hãy đến hỏi những hạt mưa rơi, hạt mưa từ đâu tới rồi đi về đâu, có thấy đóa hoa đang nở không? Có nghe tiếng suối cùng hoa cỏ vạn vật đang thấy đang nghe với nhau không? Ngày ấy có nghe tiếng nấc của lòng mình vang cả hư vô, nghe hư vô ấm áp vạn niệm, cuốn với ngay nơi ấy ngôn ngữ chân thật đang chào đón, chào đón một người, một vật chưa từng có bao giờ.

Vạn vật đất trời trong đóa hoa ấy.
Tiếng chim, tiếng suối reo
Đóa hoa ấy đang nở.
Em ơi! Tôi đã thấy em rồi.
Thấy đó như chưa một lần thấy,
Vì em bảo rằng: Em chưa một lần đến, chưa một lần đi, chưa một lần hiện hữu, sao bảo rằng thấy em.

Tất cả các pháp không, vô ngã, vô thường nên chưa một lần hiện hữu, chưa một lần mất đi. Người hành giả niệm mật chú Chuẩn đề cũng như các pháp. Khi thọ nhận bằng âm thanh cho đó là mật ngôn, mật âm. Đôi khi từ đó họ chấp chặt vào những điều trên âm thanh mà kéo lê theo tâm thức của mình khiến tâm thức không được uyển chuyển nhẹ nhàng thoải mái. Âm lực của chương cú mật ngôn ấy nó tàng sâu trong vạn pháp và cũng luôn luôn thể hiện ngay trong vạn pháp. Động năng dơ tay, dơ chân, đi, đứng, nằm, ngồi, suy nghĩ ngay nơi đó hãy để ý niệm mật chú mật ngôn ngay đó, từ từ chúng ta sẽ tỉnh giác, tỉnh thức biết mật chú có sẵn trong vạn pháp, chân ngôn đó không bao giờ mất đi chỉ có chúng ta vô minh, do sự chấp chặt, cứng ngắc nhiều đời nhiều kiếp nó đã trở thành những kinh nghiệm giả danh cho chúng ta tự đặt ( riêng nghiệp) cùng nhau đặt hình thành nên ( cộng nghiệp). Như vậy người hành giả tu mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm phải để ý niệm âm thanh , sắc tướng của chương cú đó trên từng ý niệm, vạn pháp khi chúng thể hiện, khi chúng ẩn tàng. Ngọn gió, một âm thanh nào, một cảm xúc, thọ cảm, cái biết nào… chúng ta cũng ý niệm ngay nơi đó chúng trở thành Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.



Cư sĩ: Lê Thanh Hùng

Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 22-09-2017(UTC) ngày, chuctinh trên 24-09-2017(UTC) ngày, Phuc An trên 18-06-2020(UTC) ngày
Thuong76  
#2 Đã gửi : 22/09/2017 lúc 05:51:39(UTC)
Thuong76

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 07-07-2014(UTC)
Bài viết: 9

Cảm ơn: 1330 lần
Được cảm ơn: 433 lần trong 105 bài viết
Đệ tử con thành tâm kính lễ thầy bổn sư Lê thanh hùng.bài viết của thầy là pháp bảo để cho chúng con lương theo tu học.để giúp chúng con luôn tỉnh thức và kính tin vào tam bảo cầu sự tu học cầu giải thoát. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ Lâm.
thanks 1 người cảm ơn Thuong76 cho bài viết.
Phuc An trên 18-06-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.