Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Một buổi chiều trên đỉnh Đạt Ma Trong pháp tu Mật chú Chuẩn đề Thiền Tánh đòi hỏi người hành giả phải thực sự sống trong thiền tánh, trong cuộc sống hằng ngày, từng giờ từng phút người hành giả phải tỉnh thức thấy rõ các pháp trên tinh thần tam pháp ấn ; không – vô ngã – vô thường. Và ngay chỗ đó cũng phải thấy mình không là chủ thể trong sát na hiện tại đó. Người hành giả niệm chú: : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi niệm như vậy, người hành giả phải quán ngay hiện tại đó : “ Ai đang niệm”? ở đâu trong tâm, trong thân mình, ở đâu đến hay có sẵn, hay do nghiệp huân tập. Hãy quán thật rõ ràng những gì đang xảy ra, nhưng không có người quán. Vì tất cả những cái đó đang hiện thực đó không có một tướng nhất định do các duyên, các âm thanh, do các cảm thọ, do tưởng, do thân, do tâm ý thức mà tạo nên niệm đó. Cho nên phải thấy “ như vậy” để biết rằng không có tướng nhất định. Cho nên Đức Phật bảo rằng không, ngay đó không có tướng nhất định thì không có chủ thể nào, không có người A hoặc người B nào đó đang niệm , hoàn toàn không chủ thể vô ngã, và tất cả pháp duyên hợp đó chúng từng niệm cũng không biết nhau. Ngay nơi đó chúng ta thấy có niệm trước sau nối nhau, nhưng thực tế không có cái nào trước và sau cả, đừng chấp dính điều đó. Tất cả chúng đã chen lẫn trùng trùng duyên khởi bao nhiêu đời kiếp rồi cho nên đừng nói rằng chúng có trước sau gì cả. Ngay đây để thấy vô thường một niệm tưởng như vậy, một niệm như vậy khi phát khởi thành âm, thành sắc, thọ, tưởng, hành, thức chúng có hàng ngàn niệm duyên hợp không thể tính đếm được. Người hành giả phải biết như vậy để thể hiện, biểu hiện : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chỉ biết như vậy thôi, ngay nơi đó không bỏ không lấy trong ngoài như như không chấp giữ. Bên trong lòng người hành giả ( mượn danh từ lòng mình để chỉ những sự dấy động cảm xúc, ma sát, động tĩnh ngay trong giờ phút hiện tại đó). Nói đến đây chúng ta sẽ phải xem lại tác phẩm Tuyệt Quán Luận của Bồ Đề Đạt Ma .
“ Lúc ấy, Thầy nhập lý im lặng, duyên môn chợt dấy lên hỏi Thầy nhập lý. Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?. Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an chính là An vậy.”
Đây là tác phẩm mà chính Bồ Đề Đạt Ma tạo nên trong tác phẩm này, Ngài tạo ra nhân vật Nhập lý – là Thầy, còn duyên môn là đệ tử . Hai thầy trò hỏi đáp với nhau để thể hiện biểu hiện chân tánh.
Trong nội dung câu hỏi vừa qua trong tác phẩm duyên môn hỏi Thầy nhập lý cũng giống như khi nhị tổ Huệ Khả cầu xin được phép an tâm. Đức Bồ Đề Đạt Ma không cần phải trả lời dài dòng văn tự ngữ ngôn, Ngài trực giác ngay nơi đó trả lời nhị tổ Huệ Khả: “ Đưa tâm đây ta an”. Câu hỏi bất thình lình , bất chợt làm cho nhị tổ không thể suy nghĩ gì cả. Ngay giờ phút sát na đó trực giác Ngài thấy trong tâm Ngài không có một tướng nào nhất định cả, chúng chỉ thể hiện, biểu hiện rồi ẩn tàng không có một cái gì trong đó cả. Ngay nơi đó Ngài liền trả lời với Ngài Đạt Ma là “ Con đem không được” Vì ngay nơi đó không có ai chủ thể ở đó, không có một pháp nào nhất định cả, chúng do nhiều duyên, nhiều chi tiết kết hợp lại . Chúng chỉ là cái bóng cảm xúc, cảm thọ. Ngay nơi đó Ngài tỉnh giác trả lời là không nắm bắt được vì tất cả là duyên hợp không tướng trống rỗng do nhiều yếu tố, nhiều duyên, nhiều pháp hợp lại mà hình thành chứ thật tế đâu có tướng nhất định. Rõ ràng là anh A, anh B, con Tám, bà Tư trong đó liền đó Đức Bồ Đề Đạt Ma trả lời một câu thật chất, thật xứng với pháp như trong lòng, trong tâm Ngài: “ Ta đã an tâm cho ông rồi”. Một câu trả lời chỉ không có hành động, không có ý thức, hoàn toàn không có một ý niệm văn tự ngữ ngôn tại đó, cũng như gió thổi, diều đứt dây. Ngài đã thể hiện, biểu hiện tâm không cho nhị tổ trong giờ phút chín mùi nhất. Ngay đó nhị tổ Huệ Khả như thùng sơn lủng đáy: xưa nay vạn pháp vẫn vậy, như vậy liền vào địa vị của Nhị tổ suốt 9 năm diện bích của Bồ Đề Đạt Ma chỉ là thùng sơn lủng đáy.
Không ta không người. Không pháp cũng không không. Mây trôi, hoa nổi, Sương rơi tích tắc bên hiên. Vạn pháp xưa nay cũng vậy. Phật pháp cũng vậy. Chưa từng có đến, Chưa từng có đi, Chẳng cần lập tâm, Cũng chẳng gượng an, Chính là an . Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum. Tiếng ấy như suối reo, Tiếng nấc của hoàng hôn, Chim kêu, vượn hú, Lá rơi, đóa hoa khoe màu, Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum.
Người hành giả tu theo Thiền tánh Mật chú Chuẩn Đề ngay nơi tâm, ngay nơi sự sống bao giờ cũng tỉnh thức thấy thật rõ sự sống quanh mình, thấy chân thật sự sống ngay hơi thở của mình, biết rõ hơi thở dài, ngắn, biết hơi thở trpng những niệm tưởng giận hờn si mê, tĩnh lặng, động dụng. Thực hiện mật chú như những lời ca tiếng hát phát xuất từ trong vạn vật, vạn hữu. Thấy những động dụng cùng tĩnh lặng khi vạn pháp biểu hiện, ẩn tàng thấy như vậy để có âm lượng, cung bậc cảm xúc thể hiện Mật chú Chuẩn đề đề hành pháp độ sanh, để thể hiện năng lực mật chú trong vạn pháp. Bất cứ nơi đâu có động dụng là có sự rung động tàng chứa âm lượng vi thể của Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm . Âm dụng, âm lực đó là năng lực của Đà la ni Mật chú Chuẩn đề : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum. Khi hành giả chứng ngộ vô ngã, vô thường, không tức ngay nơi đó không có ta người, không chủ thể, không nhất định. Thì vạn pháp đến đều là Mật chú, cho đến không còn mật chú nữa cũng là mật chú, vì mật chú là tâm của chư Phật, tâm chư Phật có khắp mọi nơi mọi chốn, cho đến không có nơi, không có chốn. Vì chư Phật cũng không có, tâm chú cũng không, tâm chúng sinh cũng không.
Hỏi: Tất cả chúng sinh thật có tâm chăng?. Đáp: Nếu chúng sinh thật có tâm tức là điên đảo, chỉ vì trong không tâm lập có tâm bèn sanh vọng tưởng. Như thật, như thật. Có khi một buổi chiều tà, Để cho nắng tắt bên thềm. Sông sâu cá lội, Tiều phu đốn củi, Chợ tàn. Ánh đèn vàng hiu hắt trong đêm Giọt sương - từng giọt rơi trên lá, Cốc, tạch, tạch ….một tấm lòng…. Để gió cuốn bay đi. Đi về đâu ai hỏi? Từ đâu tới? Để gió cuốn bay đi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum.
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu : Thích Chính Trí Mật tông hiệu : Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 19/01/2018 lúc 09:27:11(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|